Thứ bảy 16/11/2024 09:17

Việt Nam là một thương hiệu uy tín trong thu hút đầu tư nước ngoài

Đại diện các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đánh giá cao môi trường đầu tư Việt Nam, cam kết sẽ đồng hành cùng Việt Nam trong giai đoạn tới.

Lạc quan về triển vọng tăng trưởng kinh tế và môi trường đầu tư Việt Nam

Tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài diễn ra mới đây, ông John Rockhold - Chủ tịch toàn quốc Hiệp hội Doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam (AmCham) cho biết: Trước những khó khăn trên toàn cầu, những tháng đầu năm 2022 Việt Nam vẫn đạt được kết quả phát triển kinh tế ấn tượng, giúp duy trì các cán cân về đầu tư và các chỉ số. Cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam rất lạc quan về triển vọng tiếp tục tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2022.

Ổn định kinh tế vĩ mô đã làm tăng sức hấp dẫn của môi trường đầu tư Việt Nam

Cũng đánh giá cao về triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam, ông Kim Young Chul - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (KOCHAM) nhận định: Việt Nam là một thị trường mới nổi trên trường quốc tế và đang được thế giới quan tâm, chú ý. Gần đây Moody's nâng xếp hạng tín dụng quốc gia của Việt Nam; các tạp chí kinh tế hàng đầu thế giới cũng đưa ra các nhận định và triển vọng tích cực về kinh tế Việt Nam.

Việt Nam được dự đoán sẽ dễ dàng đạt tăng trưởng kinh tế7% năm nay. Trong bối cảnh toàn thế giới đang đối mặt với nhiều bất ổn như lạm phát, đứt gãy chuỗi cung ứng…, Việt Nam vẫn được đánh giá cao do duy trì được vật giá, tỷ giá ngoại tệ ổn định.

Dưới góc độ doanh nghiệp, ông Tim Evans, CEO HSBC tại Việt Nam cho rằng: Cuộc chiến chống lạm phát toàn cầu vẫn đang tiếp tục với dữ liệu toàn cầu tháng 8 cho thấy, giá hàng hóa chủ chốt bao gồm năng lượng tăng mạnh.

Được dẫn đầu bởi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), các ngân hàng trung ương trên thế giới tiếp tục thực hiện các biện pháp thắt chặt tiền tệ và điều này được cho là sẽ dẫn đến suy thoái từng phần và không đồng đều ở các khu vực khác nhau trên thế giới. Dự kiến GDP của Anh, các nước vùng dùng đồng tiền Euro và kể cả Hoa Kỳ sẽ giảm. Xuất khẩu từ châu Á sang các quốc gia phương Tây đang chậm lại… Tính không ổn định đang tác động đến chi tiêu đầu tư. Tuy nhiên, đây là cơ hội cho Việt Nam.

Việt Nam vẫn tiếp tục là điểm đến hấp dẫn, các khoản đầu tưtrực tiếp nước ngoài mà Việt Nam nhận được là một minh chứng cho thấy, thương hiệu của Việt Nam rất uy tín. Việt Nam đã có thương hiệu trong giai đoạn Covid-19 khi được đánh giá là đất nước chống dịch tốt. Hiện Việt Nam được xếp hạng thứ 2 về tiềm năng phục hồi hậu đại dịch. Đây là thương hiệu Việt Nam, là điểm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài rất lớn.

Nhiều doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cam kết đồng hành cùng Việt Nam

Cam kết đồng hành cùng Việt Nam

Theo ông Nakajima Takeo - Trưởng đại diện Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tại Hà Nội: Sau hơn hai năm xảy ra đại dịch, nền kinh tế toàn cầu vẫn đang gặp phải nhiều thách thức về địa chính trị rất lớn. Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản trên thế giới chỉ tăng trưởng 3% vào năm 2021 và đã giảm xuống còn có 49% trong nửa đầu năm 2022.

Tuy nhiên, trong các đối tác hàng đầu về đầu tư của Nhật Bản, Việt Nam đã tăng trưởng ấn tượng, với mức tăng hơn 59% vào năm 2021 và tăng hơn 45% năm 2022. Kết quả khảo sát của JETRO năm ngoái cho thấy 55% doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam đang có kế hoạch mở rộng hoạt động. Đây là con số cao nhất trong các nước ASEAN.

Một cuộc khảo sát khác của JETRO được thực hiện với hơn 1.700 công ty mẹ của các công ty Nhật Bản cũng thể hiện, Việt Nam xếp thứ hai trong hạng mục câu trả lời "là nơi mà các quốc gia muốn mở rộng đầu tư" bên cạnh Hoa Kỳ.

Ông Rafael Frankel - Giám đốc Meta khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũng đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ và triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong thời gian tới. Đồng thời cho biết, Meta rất vui được hỗ trợ người dân, doanh nghiệp và Chính phủ qua một số sáng kiến quan trọng, bao gồm chiến dịch tiêm vaccine Covid-19 với Bộ Y tế đã tiếp cận 40 triệu người; đào tạo kỹ năng số cho 580.000 học sinh, gần 25.000 giáo viên và 64.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Hiện Meta đang phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông tìm thêm các biện pháp hỗ trợ chiến lược quốc gia về nền kinh tế số, nhằm thúc đẩy quyền công dân số, chính phủ số và xã hội số ở Việt Nam.

"Trong thời gian tới, chúng tôi rất vui mừng giới thiệu thêm nhiều chương trình đổi mới cho cả doanh nghiệp và cộng đồng người dùng dịch vụ của chúng tôi tại Việt Nam. Tôi muốn nói rằng chúng tôi luôn sát cánh cùng Việt Nam, chia sẻ tầm nhìn này với Việt Nam" - ông Rafael Frankel thông tin.

Trước những cam kết gắn bó lâu dài của nhà đầu tư, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng, Việt Nam tạo mọi điều kiện để có môi trường thuận lợi, an toàn, minh bạch cho các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm đầu tư lâu dài tại Việt Nam "với tinh thần bình đẳng, cùng phát triển, cùng có lợi, cùng có trách nhiệm với xã hội, người lao động, bảo vệ môi trường; "không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm"; lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ".

Việt Nam cam kết tạo lập môi trường kinh doanh tốt nhất hướng đến các chuẩn mực của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), đó là: Giữ vững ổn định chính trị xã hội và kinh tế vĩ mô; Tháo gỡ những điểm nghẽn của nền kinh tế về thể chế pháp luật, hạ tầng cơ sở và nguồn nhân lực; phát triển các chuỗi cung ứng, giảm chi phí giao dịch, đặc biệt là chi phí về logistics và chi phí hành chính; xây dựng môi trường - chính sách ổn định, có tính dự báo cao, thực thi minh bạch và trách nhiệm giải trình; hợp tác thân thiện, lắng nghe, tôn trọng ý kiến của nhau, cùng giải quyết các khó khăn, thách thức.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành và địa phương quán triệt nghiêm túc, triển khai hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; tập trung tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, lành mạnh, công bằng, với phương châm "Lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể và là mục tiêu, động lực".
Nguyễn Hòa

Tin cùng chuyên mục

BIDV và KIOTVIET hợp tác triển khai dịch vụ ngân hàng tích hợp

Quý 3/2024, tập đoàn Manulife toàn cầu tiếp tục tăng trưởng ấn tượng

Tập đoàn FPT bắt tay Sun Life Việt Nam hợp tác chuyển đổi số nhằm nâng tầm trải nghiệm Khách hàng

Hội thảo góp ý dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đối với đồ uống có cồn

Khác biệt làm nên sức hút của các dịch vụ ngân hàng số TPBank

Lãi suất tiền gửi dưới 6 tháng tối đa chỉ 5,25%/năm

Trung bình mỗi ngày người dân mang 2.882 tỷ đồng gửi tiết kiệm ngân hàng

Tín dụng tiêu dùng kỳ vọng tăng tốc dịp cuối năm

Cổ phiếu MZG của Công ty Cổ phần Miza chính thức lên sàn UPCoM HNX

Thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam triển vọng tích cực giai đoạn cuối năm 2024

Manulife nâng cấp sản phẩm Sống Khỏe Mỗi Ngày, đáp ứng nhu cầu của khách hàng về bảo hiểm sức khỏe

Tín dụng chính sách: Yếu tố giúp Việt Nam thành hình mẫu của thế giới về giảm nghèo

Doanh nghiệp châu Âu lạc quan về triển vọng đầu tư dài hạn tại Việt Nam

Techcombank tiên phong triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VNeID

Thị trường chứng khoán tuần tới: Nhà đầu tư đang chờ đợi tín hiệu hạ nhiệt của tỷ giá

Trái phiếu doanh nghiệp chậm trả giảm mạnh trong 10 tháng

Nguồn vốn tín dụng chính sách mở rộng cơ hội việc làm cho người dân

Tín dụng tăng 10% song sức hấp thụ vốn vẫn còn yếu

Techcom Capital đóng hơn 114 tỷ đồng thuế năm 2022 – 2023, hoàn tất nộp bổ sung 94,8 triệu đồng

Quản lý thuế đối với sàn thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam: Bộ Tài chính nói gì?