Việt Nam cần bao nhiêu tiền đầu tư nguồn, lưới điện đến năm 2030?

Dự kiến nguồn vốn để đầu tư, xây dựng các dự án điện đến năm 2030 Việt Nam cần khoảng 113-115 tỷ USD, trong đó khoảng 88% dành cho nguồn, còn lại là lưới điện.
Phê duyệt cơ chế tài chính đầu tư lưới điện truyền tải Đầu tư lưới điện thông minh: Giải pháp cấp bách để phát triển năng lượng tái tạo

Thông tin này được Bộ Công Thương nêu trong tờ trình gửi Chính phủ, đề nghị ban hành kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện lực quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050. Kế hoạch này là cơ sở để đầu tư, xây dựng các dự án nguồn và lưới điện trong Quy hoạch điện VIII.

Như vậy, giai đoạn đến 2030, mỗi năm Việt Nam cần khoảng 11,3-13,5 tỷ USD đầu tư các dự án nguồn và lưới điện. Riêng vốn đến 2025 là trên 57 tỷ USD, trong đó nguồn điện chiếm hơn 84%, và lưới truyền tải 16%. Năm năm sau đó, các dự án nguồn điện cần gần 72 tỷ USD để đầu tư, xây dựng, trong khi truyền tải xấp xỉ 6 tỷ USD.

Một trong số dự án truyền tải điện cấp bách trong Quy hoạch điện VIII cũng đang chờ kế hoạch này được thông qua để có cơ sở triển khai, là đường dây 500kV mạch 3 kéo dài nối từ Quảng Trạch (Quảng Bình) tới Phố Nối (Hưng Yên), với tổng chiều dài 514 km, vốn đầu tư khoảng 1 tỷ USD (23.000 tỷ đồng).

Việt Nam cần bao nhiêu tiền đầu tư nguồn, lưới điện đến năm 2030?
Đến 2030, mỗi năm Việt Nam cần khoảng 11,3-13,5 tỷ USD đầu tư các dự án nguồn và lưới điện. Ảnh Thu Hường

Đầu tháng 7 vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu EVN, EVNNPT gấp rút triển khai đầu tư, vận hành dự án lưới điện này vào tháng 6/2024, rút ngắn khoảng 1 năm so với dự kiến ban đầu của chủ đầu tư. Dự án trên sẽ giúp tăng hơn gấp đôi năng lực truyền tải điện từ Nam ra Bắc (5.000 MW), để tăng cung ứng, giảm thiếu điện cho miền Bắc các năm tới.

Theo tờ trình của Bộ Công Thương, tổng vốn đầu tư các dự án nguồn, lưới điện tại Quy hoạch điện VIII sẽ từ nguồn đầu tư công hoặc vốn khác. Bộ này cho biết các nguồn điện lớn sẽ được phân theo loại hình, vùng miền và giai đoạn dự kiến đưa vào vận hành. Với dự án điện than lớn, rủi ro chậm tiến độ do những khó khăn trong quá trình chuẩn bị đầu tư, Bộ Công Thương cho biết, sẽ làm việc với các chủ đầu tư dự án để làm rõ khả năng tiếp tục triển khai hoặc xem xét chấm dứt.

Cùng với đó, nguồn điện chạy nền - dự án giữ vai trò quan trọng trong đảm bảo an ninh cung cấp điện như nhiệt điện khí LNG nhập khẩu, khí trong nước, thủy điện lớn... Bộ Công Thương cho rằng cần rà soát tiến độ đầu tư xây dựng hàng quý, năm để cập nhật khả năng cung ứng điện quốc gia trong từng năm đến 2030. Đây sẽ là cơ sở để nhà chức trách đề xuất giải pháp nếu có dự án chậm tiến độ.

Các dự án điện gió ngoài khơi sẽ được phân bổ theo vùng. Các địa phương lựa chọn quy mô, vị trí của các dự án nguồn này dựa trên các yếu tố như chi phí sản xuất, khả năng giải tỏa công suất của lưới điện, chi phí truyền tải và hiệu quả tổng thể về kinh tế - xã hội.

Như vậy, các địa phương sẽ tính toán quy mô công suất các dự án điện mặt trời tập trung căn cứ vào tính khả thi, khả năng giải tỏa công suất của lưới điện khu vực; chi phí sản xuất điện quy dẫn, có xét đến chi phí truyền tải điện.

Các dự án điện mặt trời mái nhà sẽ được phân bổ theo tỷ lệ quy mô diện tích đất khu công nghiệp, với công suất phát triển khoảng 2.600 MW năm 2030. Còn nguồn năng lượng tái tạo khác (điện mặt trời tập trung, điện gió) sẽ phân bổ theo vùng, tiểu vùng và địa phương tính toán, đánh giá giới hạn truyền tải giữa các khu vực và chế độ vận hành lưới điện.

Điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu dự kiến bao phủ 50% tòa nhà công sở, nhà dân vào 2030. Thủy điện nhỏ, sinh khối, điện rác sẽ do các tỉnh đề xuất dựa trên tiềm năng địa phương.

Để thực hiện các dự án nguồn và lưới điện truyền tải theo Quy hoạch điện VIII, nhu cầu sử dụng đất khoảng 86.500 ha đến 2030, trong đó giai đoạn 2022-2025 khoảng 46.236 ha và 2026-2030 là 40.202 ha. Nhu cầu diện tích mặt biển cần sử dụng khoảng 111.600 ha đến 2030.

Bộ Công Thương đề xuất Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, Ủy ban Quản lý vốn tại doanh nghiệp đề xuất cơ chế, giải pháp tháo gỡ vướng mắc để thực hiện hiệu quả kế hoạch này.

UBND tỉnh, thành phố rà soát quy hoạch địa phương đảm bảo đồng bộ, thống nhất với kế hoạch thực hiện. Các địa phương lựa chọn chủ đầu tư các dự án phù hợp quy mô công suất từng loại nguồn điện được xác định cho tỉnh trong kế hoạch này. Riêng các dự án khí LNG chưa có chủ đầu tư, địa phương hoàn thành lựa chọn trong quý III và đẩy nhanh việc lập, trình báo cáo nghiên cứu khả thi dự án, hoàn thành trong quý IV năm nay.

Tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, phát biểu trước Quốc hội Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học công nghệ và Môi trường của Quốc Hội Tạ Đình Thi khẳng định: Có 4 thách thức lớn đối với việc triển khai Quy hoạch điện VIII, bao gồm tài chính, công nghệ, quản trị và nhân lực, trong đó thách thức lớn nhất vẫn là nguồn vốn. Ước tính, Việt Nam cần khoảng 86 tỷ USD đến năm 2030 và 370 tỷ USD cho lộ trình chuyển dịch đến năm 2050. Chỉ riêng đối với việc triển khai Quy hoạch điện VIII, trong giai đoạn 2021-2030, tổng vốn đầu tư phát triển nguồn và lưới điện truyền tải khoảng 134,7 tỷ USD. Như vậy, nguồn lực đầu tư rất lớn so với khả năng cân đối của nền kinh tế với mức dự báo phát triển kinh tế thế giới và trong nước thời gian tới.

Do đó Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học công nghệ và Môi trường của Quốc hội Tạ Đình Thi đã kiến nghị với Chính phủ cần sớm nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù thu hút, huy động nguồn vốn đầu tư tư nhân và nước ngoài vào các dự án năng lượng, chú trọng các cơ chế tài chính xanh, tín dụng xanh và các tổ chức tài chính quốc tế, cơ chế tài chính quốc tế JETP trên cơ sở bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia.

Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Quy hoạch điện VIII

Tin cùng chuyên mục

Tuyên Quang: Hoàn thành các công trình điện, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương

Tuyên Quang: Hoàn thành các công trình điện, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương

Xuất xưởng máy biến áp 500kV lớn nhất do Việt Nam sản xuất

Xuất xưởng máy biến áp 500kV lớn nhất do Việt Nam sản xuất

EVNNPT tăng cường khả năng truyền tải điện cho nhiều tỉnh miền Trung - Nam

EVNNPT tăng cường khả năng truyền tải điện cho nhiều tỉnh miền Trung - Nam

Hội nghị Người lao động EVNGENCO2 năm 2024: Phát huy quyền dân chủ của người lao động

Hội nghị Người lao động EVNGENCO2 năm 2024: Phát huy quyền dân chủ của người lao động

Gỡ vướng năng lượng tái tạo: Doanh nghiệp đánh giá cao 6 nhóm giải pháp của Bộ trưởng Bộ Công Thương

Gỡ vướng năng lượng tái tạo: Doanh nghiệp đánh giá cao 6 nhóm giải pháp của Bộ trưởng Bộ Công Thương

Nhà máy Thủy điện Quảng Trị tích nước phục vụ sản xuất kinh doanh và cấp nước hạ du năm 2025

Nhà máy Thủy điện Quảng Trị tích nước phục vụ sản xuất kinh doanh và cấp nước hạ du năm 2025

Hoà lưới thành công tổ máy 2 thuỷ điện Ialy mở rộng vượt tiến độ 18 ngày

Hoà lưới thành công tổ máy 2 thuỷ điện Ialy mở rộng vượt tiến độ 18 ngày

Nhà máy điện Phú Mỹ 2.2 kỷ niệm 20 năm hoạt động

Nhà máy điện Phú Mỹ 2.2 kỷ niệm 20 năm hoạt động

Long An và EVNNPT tìm giải pháp gỡ vướng hàng loạt dự án truyền tải điện

Long An và EVNNPT tìm giải pháp gỡ vướng hàng loạt dự án truyền tải điện

Đánh thức giấc mơ

Đánh thức giấc mơ 'ngủ đông' điện hạt nhân: Bài 5 - Xây dựng nguồn nhân lực tự chủ - cách nào?

Công ty Điện lực Lạng Sơn: Tặng tivi, lắp đèn năng lượng mặt trời trong Tháng tri ân khách hàng

Công ty Điện lực Lạng Sơn: Tặng tivi, lắp đèn năng lượng mặt trời trong Tháng tri ân khách hàng

Yên Bái: Đốc thúc tiến độ khởi công dự án Đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Yên Bái: Đốc thúc tiến độ khởi công dự án Đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Bộ Công Thương và EU làm việc tại Cần Thơ, Trà Vinh về phát triển năng lượng

Bộ Công Thương và EU làm việc tại Cần Thơ, Trà Vinh về phát triển năng lượng

Lễ ký hợp đồng EPC dự án cấp điện từ lưới điện Quốc gia cho huyện Côn Đảo

Lễ ký hợp đồng EPC dự án cấp điện từ lưới điện Quốc gia cho huyện Côn Đảo

Phát triển điện hạt nhân: lựa chọn tất yếu cho an ninh năng lượng

Phát triển điện hạt nhân: lựa chọn tất yếu cho an ninh năng lượng

EVNCPC đảm bảo điện phục vụ sản xuất hàng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

EVNCPC đảm bảo điện phục vụ sản xuất hàng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Công ty Điện lực Hà Giang: Quyết tâm làm sạch hành lang lưới điện

Công ty Điện lực Hà Giang: Quyết tâm làm sạch hành lang lưới điện

Danh mục các văn bản thi hành Luật Điện lực

Danh mục các văn bản thi hành Luật Điện lực

Ký kết thực hiện 4 công trình điện trọng điểm cấp điện ở các đảo tại Kiên Giang

Ký kết thực hiện 4 công trình điện trọng điểm cấp điện ở các đảo tại Kiên Giang

Bà Rịa – Vũng Tàu: Năm 2024, sản lượng điện thương phẩm ước đạt 8,25 tỷ kWh

Bà Rịa – Vũng Tàu: Năm 2024, sản lượng điện thương phẩm ước đạt 8,25 tỷ kWh

Xem thêm