Việt Nam - Brazil: Phấn đấu đưa kim ngạch thương mại hai chiều đạt 10 tỷ USD vào năm 2025

Việt Nam - Brazil phấn đấu đưa kim ngạch thương mại hai chiều đạt 10 tỷ USD vào năm 2025, đạt 15-20 tỷ USD vào năm 2030 theo hướng cân bằng hơn.
Quan hệ hợp tác Việt Nam - Brazil phát triển tích cực Thủ tướng gặp cộng đồng người Việt Nam tại Brazil Thủ tướng Phạm Minh Chính tọa đàm với các doanh nghiệp Brazil

Sáng 24/9, theo giờ địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc tọa đàm với các doanh nghiệp Brazil, tại Sao Paulo (Brazil) - trung tâm kinh tế, tài chính lớn nhất Nam Mỹ.

Việt Nam - Brazil: Phấn đấu đưa kim ngạch thương mại hai chiều đạt 10 tỷ USD vào năm 2025
Tọa đàm giữa Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính với các doanh nghiệp Brazil, tại Sao Paulo (Brasil) - trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất Nam Mỹ. Ảnh: VGP

Dư địa hợp tác kinh tế còn lớn

Tại cuộc tọa đàm, đại diện các doanh nghiệp Brazil đã thông tin về các dự án hoạt động tại Việt Nam, đánh giá cao môi trường đầu tư, kinh doanh ngày càng được cải thiện tại Việt Nam; đồng thời tìm hiểu về cơ hội hợp tác đầu tư, kết nối kinh doanh, nêu các kiến nghị với Chính phủ, các bộ ngành hai nước và đề xuất các dự án hợp tác cụ thể với mong muốn tạo ra những giá trị và động lực tăng trưởng mới để thúc đẩy, nâng tầm quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam - Brazil cả về chất và đi vào chiều sâu trong thời gian tới.

Các ý kiến tại cuộc tọa đàm đề nghị đẩy mạnh trao đổi thông tin sâu rộng về chính sách liên quan tới đầu tư của mỗi nước, các lĩnh vực ưu tiên hợp tác (đặc biệt là nông nghiệp); phối hợp triển khai các chương trình hợp tác trong xúc tiến đầu tư, thương mại dưới nhiều hình thức để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hai bên hiểu biết hơn về môi trường, cơ hội đầu tư của mỗi nước.

Đồng thời, các doanh nghiệp đề nghị Chính phủ hai nước khuyến khích và thúc đẩy dòng đầu tư và thương mại hai chiều, trên cơ sở cùng có lợi; tăng cường trao đổi các đoàn doanh nghiệp đi khảo sát tìm hiểu thị trường cơ hội đầu tư và kết nối kinh doanh nhằm nâng tầm quan hệ thương mại, đầu tư tương xứng với tiềm năng, lợi thế của hai nước.

Việt Nam - Brazil: Phấn đấu đưa kim ngạch thương mại hai chiều đạt 10 tỷ USD vào năm 2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn, với không khí quan hệ chính trị tốt đẹp như hiện nay, các doanh nghiệp Brazil sẽ đến Việt Nam đầu tư, sản xuất. Ảnh: VGP

Sau gần 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, đặc biệt là từ khi thiết lập mối quan hệ Đối tác toàn diện năm 2007, mối quan hệ hợp tác Việt Nam - Brazil đã và đang tiếp tục phát triển tích cực trên tất cả các lĩnh vực, quan hệ chính trị ngày càng gắn bó và tin cậy, trong khi quan hệ kinh tế thương mại ngày càng gia tăng.

Việt Nam và Brazil hiện là đối tác thương mại lớn nhất của nhau tại khu vực Đông Nam Á và Nam Mỹ, với kim ngạch thương mại năm 2022 đạt mức kỷ lục khoảng 6,78 tỷ USD, tăng 6,6% so năm 2021, tăng gấp 3 lần trong một thập kỷ qua.

Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ tin tưởng sau chuyến thăm chính thức lần này, quan hệ bạn bè truyền thống Việt Nam - Brazil sẽ phát triển mạnh mẽ hơn, nhất là quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư còn nhiều dư địa phát triển, hai nước có nhiều thế mạnh bổ sung, hỗ trợ, tác động lẫn nhau trên nền tảng chính trị rất tốt.

Brazil có diện tích 8 triệu km2 với hơn 200 triệu dân, trong khi Việt Nam có diện tích nhỏ hơn nhưng cũng có khoảng 100 triệu dân. Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng nằm đối diện nhau ở hai nửa bán cầu, nhưng người dân Việt Nam và Brazil có nhiều nét tương đồng, nhất là sự chân tình, cởi mở, lòng hiếu khách và sự sẻ chia.

Việt Nam - Brazil: Phấn đấu đưa kim ngạch thương mại hai chiều đạt 10 tỷ USD vào năm 2025
Ông Miguel Gularte,CEO Tập đoàn BRF phát biểu tại tọa đàm. Ảnh: VGP

Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đã thông tin tới các doanh nghiệp Brazil về những nét chính về tình hình Việt Nam, những định hướng lớn, những thành tựu cơ bản, trong phát triển kinh tế, xã hội, đối ngoại và hội nhập của Việt Nam.

Chúng ta sẽ tăng cường kết nối các doanh nghiệp và khắc phục khoảng cách về địa lý bằng nhiều giải pháp bằng vận tải hàng không, hàng hải, tìm tiếng nói chung về các mặt hàng có thể bổ sung cho nhau, như Việt Nam có thể nhập khẩu bông, đỗ tương, ngô từ Brazil và xuất khẩu sang Brazil da giày, dệt may, nông sản, hàng điện tử", Thủ tướng phát biểu.

Thúc đẩy đàm phán và ký Hiệp định Thương mại Việt Nam-MERCOSUR

Tại toạ đàm, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cũng cho biết thêm, kim ngạch hai chiều của hai nước đạt 6,8 tỷ USD, vẫn chưa bằng 1% kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với thế giới. Do vậy, dư địa còn rất lớn cho cả hai bên.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đánh giá, Brazil có thể trở thành cầu nối giúp Việt Nam tiếp cận thị trường các nước Mỹ La tinh, cũng như Khối Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR), đồng thời, Việt Nam sẽ trở thành cầu nối giúp Brazil tiếp cận thị trường ASEAN rộng lớn với hơn 650 triệu dân và một thị trường lớn hơn với 800 triệu dân của Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Việt Nam - Brazil: Phấn đấu đưa kim ngạch thương mại hai chiều đạt 10 tỷ USD vào năm 2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính với các doanh nghiệp Brazil tại tọa đàm - Ảnh: VGP

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng nhận định, sau khi Việt Nam và Hoa Kỳ nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện, Việt Nam có cơ hội đón làn sóng đầu tư mới. Do vậy, rất mong các doanh nghiệp Brazil tăng cường cung ứng nguyên vật liệu cho Việt Nam, nhất là các ngành công nghiệp mới, như công nghệ bán dẫn.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên thông tin thêm hiện đang thúc đẩy đàm phán và ký Hiệp định Thương mại Việt Nam-MERCOSUR trong đó có Brazil và ngay trong tháng tới, Bộ Công Thương sẽ tăng cường nhân lực cho Thương vụ Việt Nam tại Brazil.

Kết thúc tọa đàm, khẳng định Việt Nam hoàn toàn ủng hộ việc Brazil mở Văn phòng Phòng Thương mại và Công nghiệp Brazil tại Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các doanh nghiệp Brazil và Việt Nam đẩy mạnh hơn nữa chuyển giao khoa học, công nghệ; tăng cường kết nối để hiểu, chia sẻ và hợp tác, cùng nhau phát triển. Thủ tướng mong muốn, với không khí quan hệ chính trị tốt đẹp như hiện nay, các doanh nghiệp Brazil đến Việt Nam đầu tư, sản xuất, kinh doanh nhiều hơn trên tinh thần hai bên cùng thắng, "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ".

Đánh giá cao thiện chí hợp tác của các doanh nghiệp Brazil, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Việt Nam tích cực cùng Brazil đàm phán các hiệp định thương mại tự do, bảo hộ đầu tư, tránh đánh thuế hai lần... tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hợp tác, phát triển. Do đó, đề nghị các doanh nghiệp hai bên tích cực tham gia và triển khai các cơ chế hợp tác thành những chương trình, dự án cụ thể. Phấn đấu đưa kim ngạch thương mại hai chiều đạt 10 tỷ USD vào năm 2025, đạt 15-20 tỷ USD vào năm 2030 theo hướng cân bằng hơn.

Tham gia Đoàn đại biểu cấp cao cùng Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm Brazil từ ngày 23-26/9/2023 có: Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên; Bộ trưởng Bộ Công an, Đại tướng Tô Lâm; Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc; Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng; Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Hoàng Xuân Chiến; Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Thành; Đại sứ Việt Nam tại Brazil Phạm Thị Kim Hoa.
Bảo Thoa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: thị trường Brazil

Tin cùng chuyên mục

Đại biểu Quốc hội kỳ vọng gì ở tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn?

Đại biểu Quốc hội kỳ vọng gì ở tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn?

Cần thiết sửa đổi Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ

Cần thiết sửa đổi Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ

Ông Lê Quang Mạnh: Có đơn vị tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công dưới 10% kế hoạch vốn

Ông Lê Quang Mạnh: Có đơn vị tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công dưới 10% kế hoạch vốn

Nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ ngành Công Thương

Nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ ngành Công Thương

Tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Quyết tâm cao nhất để xây dựng đất nước phồn vinh

Tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Quyết tâm cao nhất để xây dựng đất nước phồn vinh

Infographic: Tiểu sử tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Infographic: Tiểu sử tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Ông Trần Thanh Mẫn được bầu giữ chức Chủ tịch Quốc hội

Ông Trần Thanh Mẫn được bầu giữ chức Chủ tịch Quốc hội

Chính phủ, các Bộ, ngành đã giải quyết 2.117/2.122 kiến nghị của cử tri

Chính phủ, các Bộ, ngành đã giải quyết 2.117/2.122 kiến nghị của cử tri

Rà soát các điều kiện

Rà soát các điều kiện ''cần và đủ'' để thực hiện chính sách tiền lương mới từ 1/7/2024

Quốc hội bắt đầu tiến hành quy trình bầu Chủ tịch Quốc hội

Quốc hội bắt đầu tiến hành quy trình bầu Chủ tịch Quốc hội

Dự kiến dành khoảng 98 nghìn tỷ đồng để miễn, giảm thuế, phí, lệ phí

Dự kiến dành khoảng 98 nghìn tỷ đồng để miễn, giảm thuế, phí, lệ phí

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Sản xuất công nghiệp phục hồi tích cực

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Sản xuất công nghiệp phục hồi tích cực

Quốc hội xem xét, thảo luận kỹ lưỡng việc quyết định công tác nhân sự

Quốc hội xem xét, thảo luận kỹ lưỡng việc quyết định công tác nhân sự

Đồng chí Đào Duy Tùng - Nhà lãnh đạo tài năng của Đảng

Đồng chí Đào Duy Tùng - Nhà lãnh đạo tài năng của Đảng

Đại biểu Quốc hội dự Kỳ họp thứ 7 vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đại biểu Quốc hội dự Kỳ họp thứ 7 vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Sáng 20/5, khai mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Sáng 20/5, khai mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Hà Nội sáp nhập gần 100 đơn vị hành chính: Cán bộ dôi dư và trường học được sắp xếp thế nào?

Hà Nội sáp nhập gần 100 đơn vị hành chính: Cán bộ dôi dư và trường học được sắp xếp thế nào?

Thủ tướng Chính phủ: Chậm nhất ngày 31/12/2025 phải hoàn thành mở rộng nhà ga T2 sân bay Nội Bài

Thủ tướng Chính phủ: Chậm nhất ngày 31/12/2025 phải hoàn thành mở rộng nhà ga T2 sân bay Nội Bài

Phó Thủ tướng: Ưu tiên phát triển hạ tầng, thu hút đầu tư lớn trong phát triển năng lượng tái tạo

Phó Thủ tướng: Ưu tiên phát triển hạ tầng, thu hút đầu tư lớn trong phát triển năng lượng tái tạo

Nhiều đề xuất thiết thực trong lĩnh vực công nghệ cơ khí chế tạo

Nhiều đề xuất thiết thực trong lĩnh vực công nghệ cơ khí chế tạo

Xem thêm