Việt Nam - Brazil: Bắt tay mở 'đại lộ' thương mại xuyên lục địa

Việt Nam có thể trở thành cầu nối để Brazil tiếp cận thị trường ASEAN, trong khi Brazil là cửa ngõ để Việt Nam tiếp cận vào khối Mercosur.
Việt Nam - Brazil đặt mục tiêu 15 tỷ USD thương mại song phương Brazil công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường Hội kiến Việt Nam - Brazil: Cơ hội tốt cho thịt bò, cá tra và tôm!

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva, trưa 29/3, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Tổng thống Lula da Silva cùng dự Diễn đàn Kinh tế Việt Nam - Brazil.

Diễn đàn do Bộ Tài chính Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán Brazil tại Việt Nam tổ chức. Cùng dự có Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cùng các bộ trưởng, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương của hai nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Hợp tác Việt Nam – Brazil không có giới hạn, không có cản trở - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Hợp tác Việt Nam – Brazil không có giới hạn, không có cản trở - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Bắt tay chiến lược, tạo cú hích thương mại song phương

Phát biểu tại Diễn đàn, Tổng thống Brazil Lula da Silva bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhấn mạnh, ông đến Việt Nam không chỉ với tư cách Tổng thống mà còn là một người bạn thân thiết. Ông đánh giá cao sự phát triển vượt bậc của Việt Nam và coi đây là hình mẫu để nhiều quốc gia học tập.

Tổng thống Lula da Silva khẳng định: Dù Việt Nam và Brazil cách xa về địa lý, hai nước có nhiều điểm tương đồng như dân số lớn, nền văn hóa phong phú, đam mê thể thao và cùng là những cường quốc xuất khẩu cà phê. Trong chuyến thăm, ông đã có các cuộc gặp với lãnh đạo cấp cao Việt Nam và đạt nhiều thỏa thuận quan trọng.

Tổng thống Brazil Lula da Silva cho rằng, Việt Nam và Brazil tuy xa nhau về khoảng cách địa lý nhưng rất gần gũi - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Tổng thống Brazil Lula da Silva cho rằng, Việt Nam và Brazil tuy xa nhau về khoảng cách địa lý nhưng rất gần gũi - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tổng thống Brazil nhấn mạnh, kim ngạch thương mại hai nước gần 8 tỷ USD/năm vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, kêu gọi tận dụng tối đa các hiệp định thương mại để mở rộng hợp tác. Brazil cam kết đầu tư nhà máy chế biến thịt bò tại Việt Nam để thâm nhập thị trường ASEAN và sẵn sàng là cửa ngõ giúp Việt Nam tiếp cận khối Mercosur.

Ngoài ra, Tổng thống Brazil đề xuất đẩy mạnh hợp tác trong hàng không, nhiên liệu sinh học, thể thao và nông nghiệp. Đồng thời kêu gọi doanh nghiệp hai nước kết nối chặt chẽ, nghiên cứu thành lập quỹ chung để thúc đẩy đầu tư, phát triển khoa học - công nghệ, góp phần củng cố quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam - Brazil.

Hợp tác Việt Nam - Brazil "không có giới hạn, không có cản trở"

Về phần mình, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ trân trọng tình cảm nồng ấm của Tổng thống Brazil Lula da Silva và nhân dân Brazil dành cho Việt Nam.

Ông đánh giá cao việc Brazil cùng hơn 70 quốc gia công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam, đồng thời khẳng định Việt Nam ủng hộ một Brazil độc lập, mạnh mẽ và có vai trò quan trọng trên trường quốc tế.

Sau hơn 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, hai nước đã nâng cấp lên Đối tác Chiến lược vào tháng 11/2024. Trong chuyến thăm của Tổng thống Brazil, hai bên đã ký Kế hoạch hành động triển khai khuôn khổ quan hệ mới, nâng cấp Ủy ban liên Chính phủ và cam kết thúc đẩy hợp tác toàn diện.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Brazil Lula da Silva dự Diễn đàn Kinh tế Việt Nam – Brazil - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Brazil Lula da Silva dự Diễn đàn Kinh tế Việt Nam – Brazil - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Hai nước nhất trí tăng cường thương mại theo hướng cân bằng hơn, Brazil sẽ nhập khẩu thêm các sản phẩm chủ lực của Việt Nam như điện tử, nông thủy sản, đồng thời mở cửa thị trường cho cá tra và tôm Việt Nam. Việt Nam cũng cam kết góp phần đảm bảo an ninh lương thực cho Brazil thông qua chương trình 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Thủ tướng nhấn mạnh sự cần thiết của hợp tác đa phương để giải quyết các vấn đề toàn cầu như chống dịch bệnh, đói nghèo và biến đổi khí hậu. Việt Nam sẵn sàng tham gia các sáng kiến của Brazil, đặc biệt là sáng kiến chống đói nghèo.

Người đứng đầu Chính phủ cũng chỉ ra 5 điểm tương đồng quan trọng giữa hai nước: lý tưởng chung, văn hóa gần gũi, kinh tế bổ trợ, tình cảm chân thành và khát vọng phát triển bền vững.

Việt Nam mong muốn mở rộng hợp tác với Brazil trong các lĩnh vực như khoáng sản, cà phê và thể thao. Thủ tướng khẳng định quan hệ Việt Nam - Brazil "không có giới hạn, không có cản trở" và Việt Nam có thể trở thành cầu nối để Brazil tiếp cận thị trường ASEAN, trong khi Brazil là cửa ngõ để Việt Nam vào Mercosur.

Thủ tướng cho biết, Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng GDP ít nhất 8% vào năm 2025, hướng tới mức tăng trưởng hai con số trong những năm tới. Để đạt được điều này, Việt Nam tập trung vào ba đột phá chiến lược: cải cách thể chế, phát triển hạ tầng và nâng cao chất lượng nhân lực.

Chính phủ cam kết cắt giảm 30% thời gian và chi phí thủ tục hành chính trong năm 2025, đồng thời thúc đẩy các lĩnh vực giao thông, năng lượng tái tạo, công nghệ 5G, 6G và khai thác không gian phát triển mới.

Đánh giá cao các Bộ trưởng hai nước đã làm việc cụ thể ngay sau các cuộc gặp cấp cao trong chuyến thăm lần này của Tổng thống Lula da Silva, Thủ tướng mong thời gian tới, hai bên tiếp tục thúc đẩy hợp tác, các doanh nghiệp kết nối nhiều hơn nữa, phát huy tình cảm và các cơ chế hợp tác giữa hai nước.

Các đại biểu dự Diễn đàn Kinh tế Việt Nam – Brazil - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Các đại biểu dự Diễn đàn Kinh tế Việt Nam – Brazil - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

"3 cùng", "3 đảm bảo"

Nhấn mạnh tiềm năng hợp tác kinh tế giữa hai nước, đặc biệt trong các lĩnh vực kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi năng lượng, khoáng sản và nông nghiệp công nghệ cao. Việt Nam mong muốn doanh nghiệp Brazil hỗ trợ tiếp cận tài chính xanh, đầu tư bền vững và tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Thủ tướng đề nghị Chính phủ Brazil thúc đẩy sớm khởi động đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) giữa Việt Nam và khối Mercosur nhằm mở rộng hợp tác thương mại. Đồng thời, hai bên cần tạo hành lang pháp lý thuận lợi hơn cho hợp tác kinh tế, đầu tư thông qua việc ký kết các hiệp định bảo hộ đầu tư, lao động, giáo dục đào tạo và miễn thị thực.

Việt Nam cam kết thực hiện "3 bảo đảm" gồm: bảo đảm khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là một hợp phần quan trọng của nền kinh tế; bảo đảm quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư; bảo đảm ổn định chính trị, an ninh, an toàn.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cam kết "3 cùng": cùng lắng nghe, chia sẻ và đồng hành với doanh nghiệp; cùng hợp tác để phát triển bền vững; cùng tạo ra giá trị, lợi ích chung.

Trên tinh thần "đã nói là làm, đã cam kết phải thực hiện", Thủ tướng kêu gọi doanh nghiệp hai nước mở rộng hợp tác thực chất, phát huy tiềm năng kinh tế bổ trợ lẫn nhau, đầu tư vào các lĩnh vực chiến lược, qua đó góp phần vào sự phát triển bền vững của cả hai nước và khu vực.

Với kim ngạch thương mại song phương đạt gần 8 tỷ USD năm 2024, Brazil luôn giữ vị trí đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latin và Việt Nam là đối tác thương mại hàng đầu của Brazil trong ASEAN.

Hai bên đang hướng đến đạt mục tiêu đưa kim ngạch thương mại song phương lên mức 15 tỷ USD vào năm 2030.

Về đầu tư, tính lũy kế đến tháng 10/2024, Brazil có 7 dự án đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đăng ký 3,85 triệu USD, chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo, bán buôn và bán lẻ, hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ.

Nguyên Thảo
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Việt Nam đạt Top 5 thị trường xuất khẩu của Campuchia

Việt Nam đạt Top 5 thị trường xuất khẩu của Campuchia

Tổng kim ngạch xuất khẩu của Campuchia đạt 9,13 tỷ USD, tăng 14% so với cùng kỳ nhờ các hiệp định thương mại tự do thúc đẩy tăng trưởng.
Chuẩn bị những điều kiện tốt nhất về thị trường cho trái vải

Chuẩn bị những điều kiện tốt nhất về thị trường cho trái vải

Cùng với việc chuẩn bị điều kiện hạ tầng, nhân lực cho việc kiểm dịch thực vật, công tác chuẩn bị thị trường cho trái vải cũng đã sẵn sàng.
Nhập khẩu hồ tiêu tăng mạnh: Chuyên gia nói gì?

Nhập khẩu hồ tiêu tăng mạnh: Chuyên gia nói gì?

Nhập khẩu hồ tiêu tháng 4/2025 của Việt Nam tiếp tục tăng và tiệm cận mức kỷ lục năm 2021 liệu có đáng lo ngại?
Tăng giá trị sản phẩm: Lấy khoa học công nghệ làm nền tảng

Tăng giá trị sản phẩm: Lấy khoa học công nghệ làm nền tảng

Muốn nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng sản phẩm bắt buộc phải đổi mới tư duy và cách làm, phải lấy khoa học công nghệ, chuyển đổi số làm nền tảng
Tăng cảnh báo từ sớm, từ xa cho doanh nghiệp khi Ấn Độ siết phòng vệ

Tăng cảnh báo từ sớm, từ xa cho doanh nghiệp khi Ấn Độ siết phòng vệ

Nhằm bảo vệ hàng hoá xuất khẩu tại thị trường Ấn Độ, việc tăng cường cảnh báo sớm, ứng phó từ xa cần được triển khai mạnh mẽ, đồng bộ.

Tin cùng chuyên mục

Nhiều giải pháp thúc đẩy tiêu dùng trên nền tảng số

Nhiều giải pháp thúc đẩy tiêu dùng trên nền tảng số

Nhiều sàn thương mại điện tử lớn đã triển khai hàng loạt chiến dịch, giải pháp nhằm thúc đẩy tiêu dùng trên nền tảng số trong mùa hè 2025.
Xuất khẩu gạo đạt kỷ lục: Khi hạt giống là chìa khóa

Xuất khẩu gạo đạt kỷ lục: Khi hạt giống là chìa khóa

Năm 2024, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt mức kỷ lục 9,18 triệu tấn với kim ngạch 5,75 tỷ USD. Kết quả này có công từ công tác chọn tạo giống.
Vinachem sẽ ra mắt sàn thương mại điện tử VinachemMart

Vinachem sẽ ra mắt sàn thương mại điện tử VinachemMart

Ngày 10/5 tới đây, tại phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm Hà Nội, Vinachem sẽ ra mắt Sàn thương mại điện tử Vinachemmart và bộ sản phẩm hàng tiêu dùng Vinachem.
Loạt giải pháp giữ vị thế ngành sầu riêng Việt Nam

Loạt giải pháp giữ vị thế ngành sầu riêng Việt Nam

Giữ vững vị thế sầu riêng Việt cần nền tảng pháp lý vững chắc, tiêu chuẩn kỹ thuật đồng bộ và một hệ thống quản lý chủ động, minh bạch.
Cơ hội xuất khẩu quả bưởi khi Australia hoàn tất đánh giá

Cơ hội xuất khẩu quả bưởi khi Australia hoàn tất đánh giá

Australia vừa hoàn tất đánh giá rủi ro cho quả bưởi Việt Nam, mở ra cơ hội lớn cho xuất khẩu sản phẩm bưởi vào thị trường này.
Lý do tổ yến

Lý do tổ yến 'made in Việt Nam' vào Trung Quốc còn khiêm tốn

Hiện có hơn 4 tấn tổ yến tinh chế và hàng triệu sản phẩm tổ yến được xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc, giá trị hơn 4 triệu USD, khiêm tốn so với tiềm năng.
Cảnh báo sớm: ‘Lá chắn’ bảo vệ hàng Việt xuất khẩu

Cảnh báo sớm: ‘Lá chắn’ bảo vệ hàng Việt xuất khẩu

Xu hướng khởi xướng điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng xuất khẩu Việt Nam đang gia tăng, vì thế cảnh báo sớm đang được đẩy mạnh.
Thức tỉnh ‘giấc mơ’ thương hiệu: Câu chuyện đặc biệt từ một gói cà phê

Thức tỉnh ‘giấc mơ’ thương hiệu: Câu chuyện đặc biệt từ một gói cà phê

Xây dựng thành công thương hiệu là điều bất cứ doanh nghiệp nào cũng mong muốn, đặc biệt là ở thị trường nước ngoài.
Giải

Giải 'cơn khát' nhân lực trong thương mại điện tử

Dù thương mại điện tử đang phát triển rất nhanh ở Việt Nam, nhưng nguồn nhân lực phục vụ cho ngành này lại đang thiếu trầm trọng.
VPPE 2025: Thúc đẩy phát triển công nghệ xanh ngành bao bì

VPPE 2025: Thúc đẩy phát triển công nghệ xanh ngành bao bì

Gần 500 thương hiệu quốc tế tham dự VPPE 2025 tại Bình Dương, giới thiệu công nghệ xanh, tìm kiếm đối tác, thúc đẩy phát triển ngành giấy và bao bì Việt Nam.
Hà Giang: Dòng chảy số gỡ

Hà Giang: Dòng chảy số gỡ 'nút thắt' hàng hóa nông sản cho người dân

Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Hầu A Lềnh khẳng định: “Dòng chảy số” sẽ là động lực nâng giá trị nông sản, giúp người dân vượt “điểm nghẽn”.
Dự án Luật Thương mại điện tử do Bộ Công Thương xây dựng được đánh giá cao

Dự án Luật Thương mại điện tử do Bộ Công Thương xây dựng được đánh giá cao

Hồ sơ xây dựng Luật Thương mại điện tử của Bộ Công Thương được Bộ Tư pháp cùng đại diện nhiều bộ, ngành, cơ quan đánh giá cao.
Xúc tiến thương mại: Đa dạng ‘kênh’ mở rộng thị trường

Xúc tiến thương mại: Đa dạng ‘kênh’ mở rộng thị trường

Xúc tiến thương mại với nhiều hoạt động tích cực và hiệu quả đã và đang giúp doanh nghiệp mở rộng, đa dạng thị trường góp phần ổn định xuất khẩu.
Chất lượng tốt, cà phê Robusta Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng

Chất lượng tốt, cà phê Robusta Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng

4 tháng năm 2024, giá cà phê xuất khẩu tăng 67,5% kéo xuất khẩu cà phê tăng 51,1%. Cà phê Robusta Việt Nam ngày càng được thị trường thế giới ưa chuộng.
Hội chợ xúc tiến thương mại cho các hợp tác xã miền Bắc: Kết nối và lan toả

Hội chợ xúc tiến thương mại cho các hợp tác xã miền Bắc: Kết nối và lan toả

Hội chợ Xúc tiến thương mại cho các hợp tác xã miền Bắc 2025 quy tụ 180 gian hàng, kết nối sản phẩm vùng miền với thị trường và thúc đẩy tiêu thụ nông sản.
Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 4 tháng/2025 tăng 15,7% so với cùng kỳ

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 4 tháng/2025 tăng 15,7% so với cùng kỳ

Bốn tháng đầu năm 2025, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 276,89 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước.
Chủ động thích ứng, doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu hàng hóa

Chủ động thích ứng, doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu hàng hóa

Đa dạng hóa thị trường, tận dụng ưu đãi từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA), các doanh nghiệp xuất khẩu chủ động thích ứng với biến động của thị trường.
Hà Nội: Xuất khẩu hàng hóa đạt 6,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025

Hà Nội: Xuất khẩu hàng hóa đạt 6,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025

Theo số liệu từ Chi cục Thống kê Hà Nội, 4 tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn thành phố ước đạt 6,4 tỷ USD, tăng 12,3%.
Thương mại điện tử nội địa cần làm gì để không bị “lép vế”?

Thương mại điện tử nội địa cần làm gì để không bị “lép vế”?

Thương mại điện tử nội địa cần phải có những thay đổi gì để tiếp tục phát triển và tránh 'lép vế' so với thương mại điện tử xuyên biên giới?
Hợp tác Việt Nam - Kazakhstan: Mở lối sang ngành công nghiệp nền tảng, giá trị cao

Hợp tác Việt Nam - Kazakhstan: Mở lối sang ngành công nghiệp nền tảng, giá trị cao

Để nâng kim ngạch thương mại, cùng với lĩnh vực truyền thống, Việt Nam - Kazakhstan cần mở rộng hợp tác sang các ngành công nghiệp nền tảng, có tính đột phá.
Mobile VerionPhiên bản di động