Viện Nghiên cứu Cơ khí: “Giải mã” nhiều công nghệ phức tạp trong một số ngành công nghiệp

Từ các công trình thủy điện, nhiệt điện, nhà máy bô xít đến cung cấp thiết bị cho các ngành ô tô, xe máy… đều có dấu ấn của Viện Nghiên cứu Cơ khí (NARIME).
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Xây dựng Viện Nghiên cứu Cơ khí có đủ năng lực vươn tầm khu vực Viện Nghiên cứu Cơ khí: Coi hoạt động khoa học và công nghệ là trọng tâm Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Viện Nghiên cứu Cơ khí

Từ thành công trong chuyển giao công nghệ

Nêu thành công trong chuyển giao công nghệ một số lĩnh vực như thủy điện, TS. Phan Đăng Phong, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cơ khí (NARIME) cho biết, Viện đã tham mưu để Chính phủ, Bộ Công Thương giao cho các doanh nghiệp trong nước thực hiện thiết kế chế tạo thiết bị cơ khí thủy công. Trong đó, NARIME ngoài tham gia chế tạo phải làm chủ được công tác thiết kế.

Viện Nghiên cứu Cơ khí: “Giải mã” nhiều công nghệ phức tạp trong một số ngành công nghiệp
TS. Phan Đăng Phong, Viện trưởng NARIME giới thiệu một số thành quả nghiên cứu của Viện với Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt

Viện đã thuê các chuyên gia của Ukraina sang Việt Nam để thực hiện công tác thiết kế đã cùng các doanh nghiệp cơ khí Việt Nam chế tạo, cung cấp thiết bị cho hơn 30 dự án thủy điện với giá trị hàng chục ngàn tỷ đồng, góp phần đưa thủy điện Sơn La phát điện sớm 3 năm và Lai Châu phát điện sớm 1 năm” - TS. Phan Đăng Phong cho hay, đồng thời nhấn mạnh, do làm chủ được thiết kế và công nghệ chế tạo nên mặc dù một số dự án phải đấu thầu quốc tế, Viện đã cùng các doanh nghiệp Việt thắng thầu để được thực hiện các dự án này.

Về nhiệt điện, được sự hỗ trợ của Chính phủ, Bộ Công Thương và Bộ Khoa học và Công nghệ với cơ chế 1791/QĐ-TTg và Dự án khoa học và công nghệ nhiệt điện, NARIME đã làm chủ trong công tác thiết kế, chế tạo các hạng mục thiết bị phức tạp mà trước đây là đặc quyền của các nhà thầu nước ngoài như lọc bụi tĩnh điện, hệ thống thải tro xỉ, hệ thống vận chuyển than cho các dự án Vũng Áng 1, Thái Bình 1, Sông Hậu 1, Nghi Sơn 2, Vũng Áng 2, trong đó 4 dự án Viện là thầu phụ cho tổng thầu nước ngoài Marubeni, Doosan, Hyundai hai dự án chủ đầu tư là Marubeni, MHI công ty Nhật Bản. Chất lượng dịch vụ và máy móc thiết bị đã đáp ứng yêu cầu khắt khe của các nhà thầu, chủ đầu tư nước ngoài.

Về bô xít, NARIME đã đấu thầu và được Tập đoàn Than và Khoáng sản giao chọn Viện làm tư vấn cho chủ đầu tư trong việc xây dựng hai dự án Tân Rai và Nhân Cơ. Thực hiện dự án, Viện đã thuê trên 10 chuyên gia hàng đầu thế giới trong lĩnh vực này làm việc tại Việt Nam gần chục năm, đến nay, Viện đã làm chủ công nghệ thiết kế nhà máy và có thể đảm đương việc mở rộng cũng như xây dựng các nhà máy bô xít mới.

Về công nghệ tự động hóa, Viện đã thiết kế tích hợp nhiều hệ thống tự động hóa phức tạp cho các nhà máy thủy điện, nhiệt điện, ô tô, xe máy, kho hàng với giá cạnh tranh rất tốt với các nhà thầu nước ngoài, giúp chủ đầu tư giảm đáng kể giá thành đầu tư cũng như sự phụ thuộc vào công ty nước ngoài.

Phát huy hiệu quả cơ chế tự chủ

Là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Công Thương, hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và xây dựng thương hiệu của Viện Nghiên cứu Cơ khí không ngừng được củng cố qua các thời kỳ. Để tạo dựng thương hiệu, Viện tập trung xây dựng năng lực để đưa ra được giải pháp phù hợp cho các dự án; đồng thời, xây dựng ý thức trách nhiệm cao trong toàn thể lãnh đạo và cán bộ Viện; phát huy vị thế là viện Nhà nước, làm tốt công tác tư vấn cho Chính phủ, Bộ, ngành trong phát triển công nghiệp; liên danh, liên kết với các công ty nước ngoài để học hỏi nhận chuyển giao công nghệ.

Viện Nghiên cứu Cơ khí: “Giải mã” nhiều công nghệ phức tạp trong một số ngành công nghiệp
Máy đánh đống phá đống liên hợp (ST/RE) - Hệ thống bốc dỡ than nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1

Trước hết, về xây dựng năng lực, Viện tập trung vào thế mạnh của Viện là có nguồn cán bộ giàu kinh nghiệm trong công tác thiết kế, chế tạo thiết bị trong lĩnh vực cơ khí để tập trung phát triển năng lực về tư vấn, thiết kế, tiếp nhận chuyển giao công nghệ các dây chuyền thiết bị toàn bộ thuôc lĩnh vực công nghiệp như: Xi măng, thủy điện, nhiệt điện, khai thác và chế biến khoáng sản; tự động hóa quá trình sản xuất; năng lượng mới và năng lượng tái tạo.

Hiện thực chủ trương của Đảng và Nhà nước về tăng cường năng lực làm chủ việc quản lý thực hiện dự án và chế tạo trong nước máy móc thiết bị thay thế nhập ngoại, Viện đã làm tốt công tác tham mưu tư vấn cơ chế chính sách cho Chính phủ để đưa ra được cơ chế chính sách cụ thể cho từng lĩnh vực công nghiệp. Trên cơ sở của những cơ chế này, tỷ lệ nội địa hóa, thiết bị máy móc, dịch vụ kỹ thuật trong ngành cơ khí tăng một cách đáng kể trong giai đoạn 2005 cho đến nay.

Viện cũng xác định, tính trách nhiệm là một yếu tố cực kỳ quan trọng tạo ra uy tín của NARIME với Chính phủ, cũng như các bạn hàng trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, Viện cũng là một các đơn vị sự nghiệp công lập sớm thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định số 115/2005/NĐ-CP của Chính phủ.

Đến nay, mức tăng trưởng hàng năm ổn định ít nhất 10%, doanh thu bình quân hàng năm khoảng 1.000 tỷ đồng, đời sống cán bộ viên chức được ổn định, năng lực của các cán bộ làm công tác nghiên cứu khoa học không ngừng được cải thiện.

Từ các thành công trên đã khẳng định hướng đi đúng đắn của Viện trong việc xây dựng chiến lược phát triển Viện gắn liền với quy hoạch phát triển các ngành kinh tế trong nước để tạo ra các sản phẩm truyền thống, lâu dài.

Bởi có như vậy mới tận dụng được nguồn lực hỗ trợ từ ngân sách nhà nước trong nghiên cứu làm chủ công nghệ các hệ thống khó, phức tạp cho các dự án đầu tiên, để tự chủ trong các dự án tiếp theo góp phần từng bước nâng cao năng lực của các doanh nghiệp trong nước, nâng cao vị thế của các nhà khoa học Việt Nam với ý chí tự lực, tự cường trong việc đảm đương các hệ thống có tính chất tương tự trong tương lai.

Theo Tiến sĩ Phan Đăng Phong, thời gian qua, lãnh đạo Chính phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương đã có những chính sách đúng đắn, thiết thực, giúp thúc đẩy hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Chúng tôi hy vọng trong thời gian tới, các chính sách đối với khoa học và công nghệ ngày càng hoàn thiện để Việt Nam ngày càng có nhiều doanh nghiệp khoa học và công nghệ sở hữu các công nghệ nền, có thể tự lực, tự cường trong công tác thiết kế, chế tạo các dây chuyền thiết bị toàn bộ cho các ngành công nghiệp trong nước nói riêng và công nghiệp nước nhà nói chung.

“Chỉ khi đó, ngành cơ khí Việt Nam và nền khoa học và công nghệ nước nhà mới có thể vươn tới tầm châu lục và quốc tế, tạo ra nhiều sản phẩm thiết thực để xây dựng nước Việt Nam hùng cường, cộng đồng các nhà khoa học yên tâm cống hiến cho sự nghiệp khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, tạo động lực cho sự phát triển bền vững trong thời gian tới” - Tiến sĩ Phan Đăng Phong nhấn mạnh.

Viện Nghiên cứu Cơ khí đã đạt được một số thành công trong việc nghiên cứu phát triển các sản phẩm công nghệ cao theo hướng công nghệ 4.0, trọng tâm là các dây chuyền sản xuất tự động, các kho chứa thông minh phù hợp với định hướng phát triển của nền kinh tế số.
Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Viện Nghiên cứu Cơ khí

Tin cùng chuyên mục

Xe Audi Q8 SUV có giá từ bao nhiêu tiền?

Xe Audi Q8 SUV có giá từ bao nhiêu tiền?

Lừa đảo trực tuyến gây thiệt hại 390.000 tỷ đồng, tương đương 3,6% GDP

Lừa đảo trực tuyến gây thiệt hại 390.000 tỷ đồng, tương đương 3,6% GDP

Toàn cảnh “cuộc chiến” chất bán dẫn của các cường quốc

Toàn cảnh “cuộc chiến” chất bán dẫn của các cường quốc

Doanh số bán hàng giảm sâu, các nhà sản xuất ô tô Mỹ lo mất thị trường tỷ dân

Doanh số bán hàng giảm sâu, các nhà sản xuất ô tô Mỹ lo mất thị trường tỷ dân

Thị trường ô tô Việt tháng 4 sụt giảm nhẹ

Thị trường ô tô Việt tháng 4 sụt giảm nhẹ

“Đặc quyền” của chủ xe VF 3: Tự chọn màu sơn, họa tiết theo sở thích

“Đặc quyền” của chủ xe VF 3: Tự chọn màu sơn, họa tiết theo sở thích

Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam khai phá thị trường quốc tế

Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam khai phá thị trường quốc tế

Năm 2026, Việt Nam sẽ có dịch vụ ô tô bay?

Năm 2026, Việt Nam sẽ có dịch vụ ô tô bay?

Động cơ V8 4.0L tăng áp kép - Dấu ấn một thập kỷ thành công của Bentley

Động cơ V8 4.0L tăng áp kép - Dấu ấn một thập kỷ thành công của Bentley

Giảm áp lực giao hàng cho doanh nghiệp dệt may bằng công nghệ

Giảm áp lực giao hàng cho doanh nghiệp dệt may bằng công nghệ

Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch chuyển đổi số năm 2024

Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch chuyển đổi số năm 2024

Tự động hoá hướng đến tăng trưởng kinh tế xanh, bền vững

Tự động hoá hướng đến tăng trưởng kinh tế xanh, bền vững

Chuyển đổi số xanh: Động lực tăng trưởng bền vững

Chuyển đổi số xanh: Động lực tăng trưởng bền vững

Vietnam Motor Show quay trở lại, kỳ vọng đón 200.000 khách tham quan

Vietnam Motor Show quay trở lại, kỳ vọng đón 200.000 khách tham quan

Honda triệu hồi hơn 14.100 xe lỗi bơm nhiên liệu

Honda triệu hồi hơn 14.100 xe lỗi bơm nhiên liệu

Quy định mới về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số

Quy định mới về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt làm việc với UBND tỉnh Gia Lai

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt làm việc với UBND tỉnh Gia Lai

Thanh tra ngành khoa học và công nghệ đã thực hiện thanh tra, kiểm tra 8.066 cơ sở

Thanh tra ngành khoa học và công nghệ đã thực hiện thanh tra, kiểm tra 8.066 cơ sở

Phát triển cung cấp dịch vụ an ninh mạng Việt Nam ra thị trường quốc tế

Phát triển cung cấp dịch vụ an ninh mạng Việt Nam ra thị trường quốc tế

Xe điện thương hiệu Việt ra mắt tại thị trường thứ ba ở Đông Nam Á

Xe điện thương hiệu Việt ra mắt tại thị trường thứ ba ở Đông Nam Á

Xem thêm