Viên ăn ngon và thảo mộc GG quảng cáo sai sự thật
Sức khỏe 16/07/2022 11:15 Theo dõi Congthuong.vn trên
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hạ Khiết Vương quảng cáo sai sự thật Hộp thư ngày 18/6: Sản phẩm Kim Ngân Xoang lừa dối người tiêu dùng bằng quảng cáo sai sự thật trên nền tảng Mạng xã hội |
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), vừa đưa ra cảnh báo sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Viên ăn ngon GG (Gorgeous Gain) và Viên thảo mộc GG quảng cáo vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo.
![]() |
Viên ăn ngon và thảo mộc GG quảng cáo sai sự thật |
Tại địa chỉ https://www.ggvn.vn quảng cáo sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Viên ăn ngon GG và Viên thảo mộc GG không đúng với Giấy xác nhận nội dung quảng cáo đã được cấp, và vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo thực phẩm: Quảng cáo gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh; sử dụng hình ảnh, trang phục, tên của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế, thư cảm ơn, lời cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Viên ăn ngon GG và Viên thảo mộc GG do Công ty TNHH Dược phẩm quốc tế Blue Ocean (Địa chỉ: Thôn Phúc Lâm, Xã Hoàng Ninh, Huyện Việt Yên, Tỉnh Bắc Giang) công bố và chịu trách nhiệm sản phẩm, được sản xuất tại Công ty TNHH Thảo Dược Thanh Hằng (Địa chỉ: Thôn Yên Viên, Xã Vân Hà, Huyện Việt Yên, Tỉnh Bắc Giang).
Trước đó, tại buổi làm việc, ông Nguyễn Đức Sơn - người đại diện theo ủy quyền của Giám đốc Công ty khẳng định Công ty TNHH Dược phẩm quốc tế Blue Ocean không sở hữu, vận hành trang website https://www.ggvn.vn cũng như bất kỳ các website, nền tảng, ứng dụng quảng cáo nào khác.
Cục An toàn thực phẩm đang phối hợp với cơ quan chức năng xác minh, xử lý theo quy định hiện hành.
Trong quá trình xử lý, Cục An toàn thực phẩm đề nghị người tiêu dùng không căn cứ vào các nội dung quảng cáo sai sự thật tại đường link nêu trên để quyết định mua và sử dụng sản phẩm, vì có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, kinh tế.
Tuy nhiên câu hỏi dư luận đặt ra là tại sao tình trạng quảng cáo thuốc, thực phẩm chức năng sai sự thật liên tục diễn ra? Đáng nói hơn, hiện nay một số quảng cáo thuốc, thực phẩm chức năng được thực hiện bài bản, phát trên sóng truyền hình quốc gia, nên dù nói quá tác dụng vẫn được người dân tin tưởng. Một số quảng cáo có nội dung, hình thức thể hiện chưa phù hợp, thậm chí phản cảm.
Vì vậy, việc rà soát, chấn chỉnh hiện tượng này cần thực hiện nghiêm túc, triệt để nhằm bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng, phù hợp với thuần phong mỹ tục, văn hóa của dân tộc.
Để chấn chỉnh tình trạng này, mới đây, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã làm việc với lãnh đạo Bộ Y tế, Ủy ban Xã hội của Quốc hội, các bộ ngành liên quan, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam về vấn đề quảng cáo thuốc, thực phẩm chức năng.
Đại diện Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Cục An toàn thực phẩm đã báo cáo quy trình xây dựng, xét duyệt nội dung các quảng cáo về thuốc, thực phẩm chức năng, cũng như những khó khăn, vướng mắc trong thực tế; đồng thời nhìn nhận thẳng thắn còn những nội dung còn thiếu tế nhị, thậm chí phản cảm, khung giờ phát sóng chưa phù hợp.
Theo đó, những nội dung chuyên môn liên quan đến các loại thuốc, thực phẩm chức năng trong quảng cáo đều phải được cơ quan y tế có thẩm quyền xác nhận trước khi phát hành. Tuy nhiên, hình thức thể hiện, khung giờ phát hành các quảng cáo này thuộc trách nhiệm của các cơ quan truyền thông.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nêu: Vấn đề này đã có nhiều cuộc họp, văn bản chỉ đạo, những việc thực hiện chưa nghiêm. Những vi phạm trong quảng cáo thuốc, thực phẩm chức năng phải được xử lý, chấn chỉnh nghiêm… với tinh thần đặt lợi ích của người dân lên trên hết và phải rõ trách nhiệm của từng ngành (y tế, văn hóa, thông tin và truyền thông), với từng khâu của cả quá trình.
Trước hết, Bộ Y tế chỉ đạo Cục An toàn thực phẩm, Cục Quản lý dược rà soát lại toàn bộ nội dung các quảng cáo thuốc, thực phẩm chức năng đã được Bộ xác nhận để các cơ quan báo chí chấn chỉnh, Bộ Thông tin và Truyền thông căn cứ đối chiếu, xử lý vi phạm.
Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, các cơ quan truyền thông thực hiện phát hành đúng nội dung quảng cáo được xác nhận, trong trường hợp khác cần có sự trao đổi với cơ quan có thẩm quyền của Bộ Y tế, xem xét khung giờ phát sóng phù hợp, đảm bảo nội dung quảng cáo không trái với với thuần phong mỹ tục, văn hóa truyền thống hay gây phản cảm.
Bộ Y tế, những bộ ngành, đơn vị liên quan khẩn trương rà soát lại tất cả các văn bản quy phạm pháp luật về quảng cáo thuốc, thực phẩm chức năng, từ đó kiến nghị, hướng dẫn phù hợp trên tinh thần mỗi khâu, mỗi việc đều có cơ quan chịu trách nhiệm, hướng dẫn rõ ràng; báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền.
Nhiều ý kiến cho rằng, kiểm soát tình trạng này cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành y tế và cơ quan truyền thông để các quảng cáo về thuốc, thực phẩm chức năng đúng công dụng, phù hợp về cách thức thể hiện, khung giờ phát sóng; đồng thời tăng cường thanh tra, kiểm tra, rà soát lại quy định, pháp luật liên quan đến quảng cáo thuốc, thực phẩm chức năng…
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Bộ Y tế thừa nhận thủ tục chuyển tuyến còn tiêu cực, phiền hà cho người dân

Thực phẩm giàu protein giúp giảm cân và đảm bảo sức khỏe

Giá trị dinh dưỡng từ quả đậu bắp

Mù mắt vì nghĩ thuốc nhỏ mắt có thể chữa được đục thủy tinh thể

Râu ngô - vị thuốc tự nhiên tốt cho sức khỏe
Tin cùng chuyên mục

Đốt mỡ nội tạng bằng những thực phẩm tốt cho sức khỏe

Rau diếp cá - công dụng và các bài thuốc trị bệnh hiệu quả

Hà Nội: Hàng loạt công ty dược, nha khoa bị tước giấy phép hoạt động

Thu hồi giấy chứng nhận kinh doanh dược của Công ty Việt Nam Pharusa

Đu đủ xanh - lợi ích không ngờ cho tóc và da

Cách ăn trứng an toàn cho người mắc bệnh gout

Biểu hiện bệnh cúm A và cách phòng tránh

Cách kiểm tra chất lượng không khí và bảo vệ gia đình khỏi ô nhiễm

Phòng ngừa đột quỵ khi tập thể dục buổi sáng vào mùa đông

Lá đu đủ tốt như thế nào và tác dụng của nó đối với sức khỏe?

Đi bộ hay chạy bộ - hoạt động nào tốt hơn?

Khi cho trẻ uống vitamin A, cần lưu ý những gì?

TP. Hồ Chí Minh: Phát hiện Phòng khám Đa khoa Âu Á áp đặt kết quả siêu âm để "vòi" tiền

Hà Nội: Kẹo hình con mắt bán tràn lan, liệu có đảm bảo an toàn thực phẩm?

Tăng cường sức khoẻ cho người Việt thông qua việc chủng ngừa các bệnh liên quan đến phế cầu

Bỏ ăn sáng có tác hại gì?

Công an bác thông tin “kẹo ở cổng trường có ma túy”

Việt Nam sẽ tham gia thử nghiệm vaccine phòng lao mới

Hơn chục nghìn công nhân được chơi bóng đá và khám sức khoẻ miễn phí
