Thứ ba 19/11/2024 14:22

Vì sao TP. Hồ Chí Minh kiến nghị thành lập khu công nghiệp y dược 330 ha?

Khu công nghiệp chuyên ngành y dược sẽ đặt tại Lê Minh Xuân 2, huyện Bình Chánh. Khi thành lập khu sẽ là trung tâm nghiên cứu phát triển và đổi mới về y dược.

Ngày 16/10, Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh có tờ trình gửi Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh về việc kiến nghị đưa khu công nghiệp y - dược tại Thành phố vào danh mục các dự án trọng điểm kêu gọi đầu tư.

Theo dự thảo của Sở Y tế về "Đề án phát triển công nghiệp dược trên địa bàn Thành phố đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045", Thành phố có nhiều lợi thế phát triển công nghiệp dược là trung tâm có nguồn nhân lực lớn nhất cả nước với nhiều trường đại học.

Là nơi tập trung các bệnh viện có quy mô lớn, nhiều chuyên khoa đầu ngành, tuyến điều trị cuối của nhiều địa phương khác nên nhu cầu về thuốc phòng, chữa bệnh rất lớn, đặc biệt là thuốc chuyên khoa đặc trị, các thuốc điều trị tiểu đường, tim mạch, ung bướu...

TP. Hồ Chí Minh kiến nghị thành lập khu công nghiệp y dược 330 ha tại Bình Chánh. Ảnh minh họa

Ngoài ra, về thị trường tiêu thụ khá dồi dào, đặc biệt thuốc chuyên khoa đặc trị khi có 133 bệnh viện, 1.202 doanh nghiệp buôn bán và 6.529 nhà thuốc.

Tuy vậy, trang thiết bị y tế lưu hành trên thị trường trong nước hiện nay, có đến 90% là dựa vào nguồn nhập khẩu.

Bên cạnh đó, đa số nhà máy dược phẩm ở TP. Hồ Chí Minh đều sản xuất các mặt hàng generic (thuốc phiên bản), thông thường mang tính trùng lắp; nhiều nhà máy sản xuất cùng một hoạt chất và nguyên liệu chủ yếu nhập từ Ấn Độ, Trung Quốc.

Trước nhu cầu ngày càng lớn so với thực tế còn khiêm tốn cả về số lượng, chất lượng, việc thành lập khu công nghiệp y – dược có vai trò quan trọng trong việc đáp ứng yêu cầu về thuốc và trang thiết bị y tế hiện nay.

Sở Y tế cho biết khu công nghiệp chuyên ngành y - dược sẽ đặt tại Lê Minh Xuân 2 (diện tích 338 ha), xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh. Khi thành lập khu có chức năng là trung tâm nghiên cứu phát triển và đổi mới sáng tạo về y dược. Đồng thời, tập trung các phân khúc kỹ thuật cao: công nghệ sinh học, các thuốc chuyên khoa đặc trị, sản phẩm thuốc công nghệ cao (thuốc điều trị ung thư, các chế phẩm huyết tương…), các sản phẩm y sinh, sản phẩm phục vụ xét nghiệm, chẩn đoán, điều trị, chăm sóc sức khỏe.

Dự thảo “Đề án phát triển công nghiệp dược trên địa bàn thành phố đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" do Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh xây dựng lộ trình thực hiện xây dựng khu công nghiệp dược tại TP. Hồ Chí Minh với 3 giai đoạn từ năm 2022 - 2045.

Cụ thể, từ năm 2022 - 2025, Thành phố xây dựng, ban hành chính sách cơ chế về quỹ đất, nguồn tài chính, xác định các loại hình sản phẩm

Từ năm 2025 - 2030, Thành phố triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp dược, từng bước đưa vào hoạt động thực tế. Đồng thời, ban hành chính sách thu hút doanh nghiệp.

Từ năm 2030 - 2045, đưa khu công nghiệp dược hoạt động theo nguyên tắc: đảm bảo tính kết nối - liên kết mở giữa các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghệ. Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng kết cấu hạ tầng.

Hà Linh
Bài viết cùng chủ đề: Công nghiệp dược

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp tỉnh Thái Bình ủng hộ 4,3 tỷ đồng hỗ trợ người nghèo xóa nhà tạm, nhà dột nát

Thanh Hóa chung tay xây dựng nhà ‘Đại đoàn kết’ cho hộ nghèo

Quảng Ninh nỗ lực tăng thu ngân sách nội địa, tạo nguồn lực cho phát triển

Quảng Ninh: Liên kết hợp tác xã, thúc đẩy kinh tế tập thể

PC Bạc Liêu: Nhiều hoạt động ý nghĩa nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành điện lực

Hà Giang: Tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại

Tân Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An là ai?

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Tỉnh Quảng Ninh công bố loạt gói kích cầu du lịch dịp cuối năm 2024

Thái Bình: Sắp diễn ra Hội chợ nông nghiệp quốc tế Đồng bằng Bắc Bộ 2024

Lào Cai công khai kết quả Bộ chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp

Vĩnh Phúc: Ưu tiên thu hút dự án công nghệ cao vào khu công nghiệp

TP. Hạ Long: Phát triển và đổi mới giáo dục trong thời đại kỷ nguyên số

Nam Định phân hạng và công nhận lại 24 sản phẩm OCOP cấp tỉnh

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Bộ chỉ số DDCI năm 2024 của TP. Hồ Chí Minh có gì mới?

Bạc Liêu: Hướng tới mô hình nông nghiệp xanh, hiệu quả và bền vững

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Quảng Ninh chuyển mình mạnh mẽ với công nghiệp chế biến, chế tạo

Sơn La đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp xanh và bền vững