Thứ năm 21/11/2024 21:00

Vì sao khai thác đồng sẽ là trọng tâm của nền kinh tế thế giới trong tương lai?

Đồng được dự báo sẽ quyết định trật tự kinh tế toàn cầu thế kỷ 21 trong bối cảnh nhiều nước đang chạy đua để hoàn thiện quá trình chuyển đổi năng lượng.

Nếu như khai thác dầu mỏ đã quyết định trật tự chính trị và tài chính vào thế kỉ 20, thì khai thác đồng được dự tính sẽ đóng vai trò lớn trong nền kinh tế tương lai. Lý do là vì, việc giảm thải lượng khí thải cacbon và sử dụng năng lượng xanh đang là mục tiêu của các quốc gia cả lớn và nhỏ trên toàn cầu. Tuy vậy, để chuẩn bị hệ thống điện và cơ sở hạ tầng cho chuyển đổi năng lượng này cần một lượng lớn đồng, nhiều hơn mức các công ty hiện nay đang khai thác.

Thực tế, đồng đang đóng vai trò quan trọng vì nó là kim loại dẫn điện tốt, có hiệu quả cao và khó có thể thay thế bằng những kim loại rẻ hơn như nhôm. Đồng có mặt ở trong tất cả các vận dụng sử dụng điện hằng ngày như điều hòa hay vi mạch. Đặc biệt, đồng rất quan trọng trong chuyển đổi năng lượng. Ước tính cần hàng triệu mét dây đồng để xây dựng các nhà máy điện gióđiện mặt trời, nhiều hơn nhiều so với nhà máy nhiệt điện than và khi đốt. Hơn nữa, đồng cũng đóng vai trò lớn trong việc sản xuất xe điện: Một chiếc ô tô điện tiêu tốn khoảng 58 kg đồng, nhiều gấp đôi so với ô tô chạy bằng xăng.

Mỏ đồng Sin Quyền tại Lào Cai. Nguồn ảnh: Phan Trang, VGP.

Theo một nghiên cứu của Tập đoàn S&P Global (Mỹ), để đạt được các mục tiêu phát thải carbon ròng bằng 0, nhu cầu đồng được dự báo sẽ tăng gấp đôi vào năm 2035, lên 50 triệu tấn. Ngay cả với những dự báo khiêm tốn nhất cũng cho rằng nhu cầu về đồng sẽ tăng hơn 30% trong thập kỷ tới, khi các chính phủ và doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư vào quá trình trung hòa cacbon. Tuy vậy, để đảm bảo đáp ứng nguồn cung đồng trong tương lai là một điều khó khăn.

Mặc dù có thể tái chế đồng từ các thiết bị điện tử cũ nhưng lượng đồng từ đó không đủ để đáp ứng nhu cầu gia tăng. Vì vậy, giải pháp duy nhất là khai thác thêm đồng, nhưng ngành ngày cũng gặp rất nhiều khó khăn. Do bị ảnh hưởng bởi yếu tố cung - cầu của nền kinh tế, nhiều công ty khai thác đang thận trọng trong việc tăng cường công suất vì sợ bị ảnh hưởng bởi nhu cầu sụt giảm. Trầm trọng hơn, việc khai thác các mỏ đồng mới đang ngày càng khó khăn và tốn kém hơn do phải chú trọng nguồn lực đào sâu vào lòng đất. Bên cạnh đó, các yếu tố ảnh hưởng môi trường từ việc khai thác đồng cũng đang làm cản trở nguồn đầu tư vào ngành này.

Tờ Bloomberg dự đoán, tình trạng thiếu đồng nếu xảy ra sẽ khiến giá tăng vọt, có nguy cơ gây tổn hại đến tính kinh tế của xe điện và năng lượng tái tạo, đồng thời làm chậm quá trình chuyển đổi năng lượng xanh tại nhiều nước. Tuy nhu cầu tăng sẽ tạo động lực cho các nhà khai thác, nhưng việc phát triển một mỏ đồng mới sẽ tốn rất nhiều công sức, thời gian và tiền bạc. Ngân hàng Goldman Sachs (Mỹ) đã ước tính, ngành khai thác đồng cần chi 150 tỷ USD trong thập kỷ tới nếu muốn giải quyết tình trạng thiếu hụt nguồn cung.

Vì vậy, các chính phủ đang nỗ lực để đảm bảo những nguồn cung đồng trong tương lai. Được biết, hầu hết quặng đồng được khai thác ở Châu Mỹ Latinh và Châu Phi và sau đó được xuất khẩu sang các quốc gia khác để tạo ra đồng nguyên chất. Còn tại Trung Quốc, chính phủ nước này đã cho xây dựng các nhà máy với công suất luyện kim khổng lồ, cũng như đầu tư vào các mỏ nước ngoài để bù đắp cho nguồn dự trữ đồng hẹn hạn của mình. Nhờ vốn đầu tư lớn từ các nước như Trung Quốc, các nước xuất khẩu đồng lớn như Chile, Peru và Congo đang có lợi thế để đưa ra các điều khoản thương mại, qua đó đem lại nhiều lợi ích cho xã hội và môi trường.

Thực trạng ngành khai thác quặng đồng tại Việt Nam

Việt Nam là nước có tiềm năng lớn trong ngành khai thác quặng đồng. Theo báo cáo của Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim, nước ta có khoảng 1.874.382 tấn đồng kim loại, trong đó, cấp trữ lượng là 441.002 tấn, cấp tài nguyên khoảng 983.843 tấn và tài nguyên dự báo khoảng 449.536 tấn.

Hiện tại, quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng đồng Việt Nam đã được phê duyệt trong Quyết định số 910/QĐ-TTg năm 2018 của Chính phủ. Trong đó, nước ta phấn đấu đạt sản lượng chế biến đồng là 47.000 tấn/năm, cũng như hoàn thành hoàn thành 10 dự án đầu tư mới và 05 dự án cải tạo, mở rộng khai thác quặng đồng tại các tỉnh: Lào Cai, Sơn La, Yên Bái, Điện Biên, Cao Bằng, Thái Nguyên vào năm 2025.

Phú Quý (theo Bloomberg)
Bài viết cùng chủ đề: Chuyển đổi năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam làm việc tại Lào về dự án muối mỏ Kali

Nhà máy Alumin Lâm Đồng có nguy cơ dừng hoạt động do thiếu nguyên liệu đầu vào

Chiến lược phát triển ngành thép: Tầm nhìn mới cho ngành công nghiệp trọng điểm

Bộ Công Thương đặt mục tiêu sản xuất hộp số, động cơ cho ô tô tại Việt Nam

Tình hình quản lý, phát triển cụm công nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay ra sao?

Luật Hóa chất (sửa đổi) đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8

Chính thức giảm lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất trong nước từ tháng 9

Giải bài toán giá trị gia tăng cho ngành công nghiệp điện tử

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ kỷ niệm 55 năm Ngày truyền thống ngành Hóa chất Việt Nam

TKV khẳng định vị thế một trong 3 trụ cột năng lượng quốc gia

Tính đúng, đủ để có giá bán điện hợp lý, tạo động lực thu hút đầu tư

Đột phá nào để thu hút đầu tư vào ngành điện?

Đoàn công tác Bộ Công Thương làm việc với Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc

Thông qua đánh giá trữ lượng mỏ than Đồng Rì (Bắc Giang)

5 vướng mắc liên quan đến quy hoạch khoáng sản bô xít

Dự kiến sản lượng cả năm đạt 30 triệu tấn, vì sao ngành thép vẫn lo?

Quảng Ngãi: Hoạt động của Nhà máy đóng tàu Dung Quất đã khởi sắc tích cực

Việt Nam hướng đến vị thế trung tâm công nghiệp tiếp theo của châu Á

Bắc Giang: Vốn đầu tư Khu công nghiệp Yên Lư giai đoạn 1 là 1.543 tỷ đồng

Nghiên cứu thí điểm việc bán điện dư lên lưới điện không quá 10% tổng công suất