Vì sao Du lịch cộng đồng ở Nghệ An chưa thành công?

Du lịch cộng đồng ngày càng nhiều du khách tìm đến bởi sự mới lạ, gần gũi với thiên nhiên. Nhưng hiện nay, vẫn đang đi những bước đầu chưa có quy chuẩn.
Du lịch cộng đồng Nghệ An ra với thế giới Du lịch OCOP Nghệ An - “Mảnh đất màu mỡ”

Phát triển du lịch cộng đồng một cách bài bản và bền vững vẫn đang là thách thức với nhiều địa phương ở Nghệ An.

Còn thiếu chuyên nghiệp

Dựa trên nền tảng bản làng các dân tộc còn nguyên sơ, kiến trúc truyền thống độc đáo, gần gũi với thiên nhiên của người bản địa. Tỉnh Nghệ An đã chú ý đến phát triển du lịch cộng đồng và nhiều địa phương đã lựa chọn đây là sản phẩm du lịch đặc trưng.

Theo Sở Du lịch Nghệ An, hiện địa phương này có khá nhiều mô hình du lịch cộng đồng tại các huyện Con Cuông, Tân Kỳ theo hướng phát triển các hình thức du lịch trải nghiệm, phát huy bản sắc văn hóa bản địa. Cùng với đó, nghiên cứu xây dựng một số mô hình du lịch cộng đồng tại huyện Quỳ Châu, Quế Phong, phối hợp với Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) triển khai dự án tại huyện Con Cuông và Tương Dương để từng bước hình thành Quần thể du lịch sinh thái - cộng đồng tuyến quốc lộ 7...

Vì sao Du lịch cộng đồng ở Nghệ An chưa thành công?
Điểm du lịch cộng đồng ở bản Nưa xã Yên Khê huyện Con Cuông

Nhiều năm trở lại đây, mô hình du lịch cộng đồng ở các huyện miền Tây Nghệ An đã được kết nối trong tour tuyến bán phục vụ cho du khách. Thông qua đó, người dân đã bắt đầu được hưởng lợi từ hoạt động du lịch cộng đồng như: Giải quyết việc làm cho lao động nhàn rỗi, tiêu thụ lượng lớn sản phẩm nông, lâm sản, nghề truyền thống...

Mô hình du lịch cộng đồng cùng đã được phát triển tại bản Na xã Yên Khê (huyện Con Cuông) từ năm 2016. Đây cũng được xem là những mô hình du lịch cộng đồng đầu tiên ở Nghệ An và duy trì cho đến hiện nay.

Trong 4 điểm du lịch cộng đồng của Con Cuông, đã có 2 điểm du lịch cộng đồng bản Nưa xã Yên Khê và bản Khe Rạn xã Bồng Khê được Hội đồng và Tổ tư vấn đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP 4 Sao. Từ khi thành lập đến nay, du lịch cộng đồng đã tiếp được 49.178 lượt khách đến tham quan và thưởng thức ẩm thực của dân tộc Thái. Tổng thu nhập từ loại hình du lịch này trên 7 tỷ đồng.

Chị Vy Thị Thành - chủ homestay Nhưỡng Thành (huyện Con Cuông) cho biết: Từ khi gia đình được chọn để làm homestay chúng tôi đã cải tạo lại toàn bộ từ khuôn viên, nơi ở cho du khách và cảnh quan của ngôi nhà. Trong những năm qua, chúng tôi đã đón hàng nghìn lượt khách, tập trung nhiều nhất vào những dịp cao điểm như dịp lễ, Tết…”.

Tại bản Phảy - Thái Minh nằm ở xã Tiên Kỳ (huyện Tân Kỳ) được huyện Tân Kỳ lựa chọn để xây dựng thành điểm du lịch cộng đồng. Đây là bản có 100% đồng bào là dân tộc Thái với nhiều bản sắc văn hóa riêng và vẫn được gìn giữ khá nguyên vẹn.

Xã Tiên Kỳ có 4 hộ gia đình có đủ điều kiện để làm nơi lưu trú du lịch cộng đồng. Hơn 3 năm trước, gia đình ông Vi Văn Xao tiên phong làm du lịch cộng đồng. Gia đình ông đã đầu tư hơn 100 triệu đồng để sửa chữa nâng cấp lại nhà sàn, đầu tư 10 bộ chăn ga gối đệm và xây mới các nhà vệ sinh.

Vì sao Du lịch cộng đồng ở Nghệ An chưa thành công?

Về với bản Phảy, xã Tiên Kỳ du khách còn được trải nghiệm dệt thổ cẩm, xem quy trình làm rượu cần Tiên Đồng

Ông Vi Văn Xao cho biết, “Từ khi được chọn làm điểm du lịch cộng đồng, gia đình chúng tôi rất phấn khởi và đã đầu tư một số kinh phí để phát triển loại hình này. Điều chúng tôi mong muốn là hiện nay phải có liên kết với các công ty hoặc tua lữ hành du lịch để có thể thu hút nhiều du khách đến trải nghiệm…”.

Chia sẻ với phóng viên, ông Nguyễn Văn Thạch - Chủ tịch UBND xã Tiên Kỳ cho biết: Khó nhất vẫn là nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực du lịch còn nhiều hạn chế. Vì thế các vấn đề kinh phí để mời gọi chuyên gia du lịch về hướng dẫn thực hiện các nội dung liên quan và phát triển các điểm dịch vụ du lịch như hang Mó, bản Phẩy - Thái Minh, khu vực dịch vụ theo quy hoạch của tỉnh... đều chưa thực hiện được.

Bên cạnh đó, “Điều kiện để phát triển du lịch ở địa phương còn gặp nhiều khó khăn và các yếu tổ thiết yếu của du lịch gồm: “Thực – trú – hành – lạc - y” chưa được đồng bộ, nhất là về hạ tầng giao thông đến điểm thu hút du lịch. Chúng tôi cũng nhận thấy, hiện phát triển du lịch ở Tiên Kỳ chỉ mới là bước khởi đầu còn để thành một điểm đến hấp dẫn thì cần một thời gian nữa bởi dịch vụ thiết yếu trên địa bàn còn quá khiêm tốn, chưa có sản phẩm đặc trưng. đội ngũ làm du lịch tại các điểm còn thiếu nhiều kiến thức và nghiệp vụ du lịch cộng đồng…”, ông Nguyễn Văn Thạch nhấn mạnh.

Đại diện Sở Du lịch tỉnh Nghệ An cũng cho biết, hiện nay Nghệ An có nhiều điểm du lịch cộng đồng, đã được công nhận và một số điểm du lịch đã được hướng dẫn, hỗ trợ thành lập các tổ chức để quản lý.

Trung bình hàng năm, các điểm du lịch này đón hàng ngàn lượt khách. Nhiều lao động của vùng nông thôn, các thôn bản tham gia vào dịch vụ du lịch tại cộng đồng, góp phần tạo việc làm ổn định cho hàng trăm lao động và chuyển dịch thời gian nông nhàn sang các ngành nghề, dịch vụ phục vụ cho phát triển du lịch.

Tuy nhiên, du lịch cộng đồng ở Nghệ An cũng gặp phải những khó khăn nhất định. Sản phẩm du lịch cộng đồng vẫn mang tính tự phát, chưa được tổ chức bài bản, còn manh mún, chuyển quá nhanh sang dịch vụ du lịch, mà chưa chú trọng đến vấn đề duy trì bền vững. Các điểm du lịch văn hóa cộng đồng và các homestay hoạt động còn nhỏ lẻ, theo hình thức tự phát, thiếu chuyên nghiệp, đầu tư chưa bài bản…

Hỗ trợ để phát triển du lịch bài bản, bền vững

Ở huyện miền núi Con Cuông (Nghệ An), hiện đã có 4 điểm làm du lịch cộng đồng gồm: bản Khe Rạn ở xã Bồng Khê; bản Nưa, bản Pha xã Yên Khê và bản Xiềng ở xã Môn Sơn, được khai thác từ hàng chục năm nay và từng bước trở thành nguồn thu nhập chính của người dân. Ngoài cảnh quan thiên nhiên, giá trị du lịch của Con Cuông còn ở bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Thái đã cư trú ở đây hàng trăm năm. Từ du lịch và nhờ du lịch, nhiều năm nay, thu nhập bình quân của người dân làm du lịch cộng đồng ở Con Cuông đã dần ổn định. Có nhiều gia đình chuyên hoạt động du lịch còn có doanh thu hàng trăm triệu đồng/năm…

Vì sao Du lịch cộng đồng ở Nghệ An chưa thành công?
Một góc bản Phảy - Thái Minh - địa điểm được chọn làm du lịch cộng đồng ở xã Tiên Kỳ

Ông Trần Công Hiền - Phó phòng Văn hóa huyện Con Cuông cho biết: “Chúng tôi mong tỉnh ban hành cơ chế chính sách, các chương trình, đề án, dự án về đầu tư phát triển du lịch đặc biệt là du lịch cộng đồng. Bên cạnh đó, cần hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng người dân làm du lịch như mở các lớp chuyên đề tìm hiểu, giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường; mở các lớp tập huấn nâng cao nhận thức về tài nguyên, môi trường du lịch cho cộng đồng tại các khu, điểm du lịch cộng đồng và hỗ trợ công tác tuyên truyền, xúc tiến quảng bá giới thiệu sản phẩm, quan tâm xây dựng các tour, tuyến để đưa khách về khám phá du lịch Con Cuông…”.

Để phát triển loại hình du lịch cộng đồng, trong những năm gần đây, Nghệ An cũng đã ban hành một số chính sách hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng nhằm giúp người dân ở các huyện miền núi phát triển sinh kế bền vững và tạo cơ sở để các địa phương bảo vệ, phát huy tốt hơn bản sắc văn hóa dân tộc, nét đặc sắc vùng miền. Kinh phí hỗ trợ nhằm giúp các địa phương thực hiện công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch và tập huấn nghiệp vụ. Ngoài ra, hỗ trợ một phần kinh phí cho các gia đình xây dựng nhà vệ sinh, mua sắm trang thiết bị ban đầu (chăn, ga, gối, đệm, máy lọc nước...); hỗ trợ đội văn nghệ của các thôn, bản mua sắm nhạc cụ và trang phục biểu diễn để phục vụ du khách.

Đặc biệt, Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An đã ban hành Nghị quyết số 07/2020/NQ-HĐND về một số chính sách hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 – 2025, với tổng kinh phí khoảng 10,3 tỷ đồng. Vừa qua, địa phương này đã triển khai hỗ trợ cho 4 mô hình tại 4 bản của 4 huyện miền tây Nghệ An với 12 hộ gia đình tham gia. Tổng kinh phí hỗ trợ trong năm 2021 là 1.940 triệu đồng.

Theo Sở Du lịch Nghệ An, từ các mô hình phát triển du lịch cộng đồng tại Nghệ An cũng chỉ ra rằng, trong thực tế, không phải tất cả các điểm đến, các bản du lịch cộng đồng đều được phát triển thành công.

Nhiều điểm du lịch cộng đồng đang trong giai đoạn bắt đầu, cần được hỗ trợ phát triển và cũng có không ít các bản, làng, điểm đến du lịch cộng đồng đã được hỗ trợ khá tốt qua các dự án từ trong và ngoài nước nhưng sau khi kết thúc dự án thì hoạt động du lịch lại không tiếp tục được duy trì tại đây do thiếu nguồn khách, thiếu người lãnh đạo trong cộng đồng, không có sự gắn kết với doanh nghiệp du lịch…

Hoàng Trinh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Du lịch cộng đồng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thanh Hóa: Vì sao Cụm công nghiệp làng nghề Tiến Lộc chậm tiến độ kéo dài?

Thanh Hóa: Vì sao Cụm công nghiệp làng nghề Tiến Lộc chậm tiến độ kéo dài?

Được thành lập từ năm 2019 nhưng đến nay Cụm công nghiệp làng nghề Tiến Lộc (Thanh Hóa) đang chậm tiến độ kéo dài vì vướng mắc trong giải phóng mặt bằng.
Ông Đinh Đức Chính giữ chức vụ Chánh văn phòng Tỉnh ủy Lạng Sơn

Ông Đinh Đức Chính giữ chức vụ Chánh văn phòng Tỉnh ủy Lạng Sơn

Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Hữu Lũng Đinh Đức Chính được điều động, bổ nhiệm chức vụ Chánh Văn phòng Tỉnh ủy Lạng Sơn.
Đồng Nai: Nắng nóng, sản xuất công nghiệp phục hồi khiến lượng điện tiêu thụ tăng cao

Đồng Nai: Nắng nóng, sản xuất công nghiệp phục hồi khiến lượng điện tiêu thụ tăng cao

Tại Đồng Nai, nắng nóng kéo dài khiến lượng tiêu thụ điện cho sinh hoạt trên địa bàn tỉnh liên tục theo đà tăng.
Nam Định: 11 sản phẩm tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực năm 2024

Nam Định: 11 sản phẩm tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực năm 2024

Nam Định đã đăng ký 11 sản phẩm tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực phía Bắc năm 2024.
Ghi nhận xứng đáng những đóng góp, hy sinh của quân và dân Thanh Hóa

Ghi nhận xứng đáng những đóng góp, hy sinh của quân và dân Thanh Hóa

Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, tỉnh Thanh Hóa đã dồn sức người và sức của, chi viện cho các mặt trận, đóng góp vào thắng lợi chung của dân tộc Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Điểm nhấn công nghiệp, thương mại trong bức tranh kinh tế Điện Biên

Điểm nhấn công nghiệp, thương mại trong bức tranh kinh tế Điện Biên

Vượt qua nhiều thách thức, ngành Công Thương Điện Biên đã tạo nhiều dấu ấn đột phá, đóng góp vào sự phát triển kinh tế Điện Biên sau những năm đổi mới.
Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến thương mại mở rộng thị trường xuất khẩu

Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến thương mại mở rộng thị trường xuất khẩu

Để thúc đẩy và hồi phục hoạt động xuất khẩu, ngành Công Thương Bình Dương tiếp tục tập trung các giải pháp trọng tâm, hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường.
Sắp tới vùng Đông Nam Bộ ưu tiên triển khai những dự án trọng điểm nào?

Sắp tới vùng Đông Nam Bộ ưu tiên triển khai những dự án trọng điểm nào?

Trong Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Thủ tướng Chính phủ, các địa phương này sẽ thực hiện nhiều dự án trọng điểm.
Bắc Giang thông qua 15 nghị quyết quan trọng

Bắc Giang thông qua 15 nghị quyết quan trọng

100% đại biểu đã biểu quyết thông qua 15 nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội tại kỳ họp thứ 16, HĐND tỉnh Bắc Giang khóa XIX.
Bắc Kạn: Mở rộng thị trường cho sản phẩm nông sản đặc trưng

Bắc Kạn: Mở rộng thị trường cho sản phẩm nông sản đặc trưng

Xúc tiến thương mại nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm là những giải pháp mà Bắc Kạn thực hiện để mở rộng thị trường cho hàng Việt, nông sản đặc trưng của tỉnh.
Bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đối với ông Đặng Văn Minh

Bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đối với ông Đặng Văn Minh

Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ngãi bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với ông Đặng Văn Minh.
Bắc Ninh công bố các quyết định về công tác cán bộ

Bắc Ninh công bố các quyết định về công tác cán bộ

Ngày 6/5, tỉnh Bắc Ninh đã công bố các quyết định về điều động, bổ nhiệm đối với Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bí thư Huyện ủy Yên Phong.
Thanh Hóa: Người dân "thả ga" mua sắm tại Phiên chợ thực phẩm an toàn năm 2024

Thanh Hóa: Người dân "thả ga" mua sắm tại Phiên chợ thực phẩm an toàn năm 2024

Tại Phiên chợ thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa năm 2024, người dân có thể "thả ga" mua sắm tại hàng chục gian hàng với đa dạng các sản phẩm OCOP được bày bán.
Triển lãm về thành tựu 70 năm xây dựng và phát triển Thủ đô

Triển lãm về thành tựu 70 năm xây dựng và phát triển Thủ đô

UBND TP. Hà Nội dự kiến tổ chức Triển lãm: Những thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của TP. Hà Nội 70 năm xây dựng và phát triển (1954 - 2024).
Nam Định “thúc” chống nắng nóng, xâm nhập mặn trên địa bàn

Nam Định “thúc” chống nắng nóng, xâm nhập mặn trên địa bàn

UBND tỉnh Nam Định đã yêu cầu các đơn vị liên quan trong tỉnh tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.
UBND tỉnh Thái Nguyên gửi thư cảm ơn Báo Công Thương

UBND tỉnh Thái Nguyên gửi thư cảm ơn Báo Công Thương

UBND tỉnh Thái Nguyên đã gửi thư cảm ơn tới Báo Công Thương vì đã góp phần tích cực trong quảng bá về Hội chợ triển lãm "Công Thương - OCOP Thái Nguyên 2024".
Lai Châu: Tặng bằng khen 70 đoàn viên tiêu biểu nhân Tháng Công nhân 2024

Lai Châu: Tặng bằng khen 70 đoàn viên tiêu biểu nhân Tháng Công nhân 2024

Sáng nay (6/5), Liên đoàn Lao động tỉnh Lai Châu tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến nhân Tháng Công nhân năm 2024.
Thanh Hóa: Khai mạc Phiên chợ thực phẩm an toàn năm 2024

Thanh Hóa: Khai mạc Phiên chợ thực phẩm an toàn năm 2024

Sáng ngày 6/5/2024, Sở Công Thương tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức lễ khai mạc “Phiên chợ thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa năm 2024” trên địa bàn huyện Thọ Xuân.
Quảng Bình: Tiến độ dự án đường ven biển chậm vì mặt bằng bị ngắt quãng

Quảng Bình: Tiến độ dự án đường ven biển chậm vì mặt bằng bị ngắt quãng

Dự án Thành phần 1 - Đường ven biển Quảng Bình hiện nay đang gặp một số khó khăn, vướng mắc ảnh hưởng đến tiến độ thi công, đặc biệt là mặt bằng bị ngắt quãng.
Bình Dương: Tạo mọi điều kiện tốt nhất cho người lao động làm việc

Bình Dương: Tạo mọi điều kiện tốt nhất cho người lao động làm việc

Nhằm hướng về đoàn viên, chăm lo tốt cho người lao động, tỉnh Bình Dương tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động.
Thành phố Nam Định được công nhận đô thị loại II

Thành phố Nam Định được công nhận đô thị loại II

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký quyết định công nhận thành phố Nam Định (dự kiến mở rộng địa giới hành chính) là đô thị loại II.
Mô hình kinh tế xanh trong nông nghiệp dưới góc nhìn của Chủ tịch Tập đoàn Hùng Nhơn

Mô hình kinh tế xanh trong nông nghiệp dưới góc nhìn của Chủ tịch Tập đoàn Hùng Nhơn

Chuỗi giá trị về mô hình kinh tế xanh trong nông nghiệp mà Hùng Nhơn xây dựng tại Tây Ninh ước tính có giá trị doanh thu đến 5 tỷ USD vào năm 2030.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Tiểu thương chợ truyền thống đang gồng mình cạnh tranh với chợ cóc

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tiểu thương chợ truyền thống đang gồng mình cạnh tranh với chợ cóc

Các tiểu thương chợ truyền thống đang phải gồng mình để cạnh tranh với tình trạng chợ cóc, bán hàng rong chứ không phải các mô hình tiên tiến khác.
Lạng Sơn: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công

Lạng Sơn: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công

Tỉnh Lạng Sơn tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công, đặc biệt các dự án trọng điểm.
Thái Nguyên: Tăng cường xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP

Thái Nguyên: Tăng cường xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP

Tỉnh Thái Nguyên và các chủ thể sản phẩm OCOP chủ trương mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ra ngoài tỉnh, xuất khẩu bằng nhiều hình thức.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động