Du lịch OCOP Nghệ An - “Mảnh đất màu mỡ”

Sau gần 4 năm triển khai, Chương trình OCOP (mỗi xã, phường một sản phẩm) phát triển khá mạnh mẽ ở Nghệ An. Từ đây, nhiều mô hình du lịch cộng đồng được hình thành, miền Tây xứ Nghệ bắt đầu tái thiết không gian, mở hướng phát triển du lịch cộng đồng làm OCOP, tạo ra nhiều sản phẩm đặc trưng, hấp dẫn du khách.

Đẩy mạnh du lịch cộng đồng

Nghệ An có tiếng là vùng đất có nhiều sản vật, đa dạng hệ sinh thái, đa dạng văn hóa, làng nghề… Đó là nền tảng, lợi thế, giá trị khác biệt, là cơ hội phát triển nếu khai thác đúng tiềm năng.

Nhiều điểm du lịch cộng đồng ở Nghệ An ngày càng thu hút lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước. Trong đó, phải kể đến bản du lịch cộng đồng bản Nưa, bản Phả, bản Khe Rạn (Con Cuông); bản Hoa Tiến (Quỳ Châu), bản Minh Thái (Tân Kỳ), bản Lau, bản Mác, bản Quang Phúc (Tương Dương), bản Na Xái, Hủa Mường (Quế Phong).

Du lịch OCOP Nghệ An - “Mảnh đất màu mỡ”

Nhà sàn cổ là điểm nhấn cho du lịch cộng đồng ở bản Hủa Mương, xã Hạnh Dịch (huyện Quế Phong)

So với nhiều điểm du lịch khác, du lịch cộng đồng Con Cuông có nhiều lợi thế mà ưu điểm rõ nhất là sự thuần túy, tự nhiên, chưa bị “bê tông hóa”. Ở đây có thác Khe Kèm, sông Giăng, khu rừng Săng Lẻ, khe Nước Mọc, đập Phà Lài là những điểm nghỉ mát hoàn toàn tự nhiên.

Du khách khi đi thăm và ở lại các bản như bản Nưa, Bảo Thành, Thái Hòa, Làng Xiêng của 4 xã: Bồng Khê, Yên Khê, Lục Dạ, Môn Sơn có cảm giác được hòa vào cuộc sống bình dị của đồng bào Thái, được nghe hát dân ca, uống rượu cần và thưởng thức các món ăn đặc sản. Khách du lịch, nhất là khách nước ngoài thích hình thức du lịch có những trải nghiệm thú vị.

Điều đặc biệt hơn nữa, khách đến thăm nhà dân, được xem bà con dệt thổ cẩm, sử dụng những sản phẩm chăn, ga, gối đệm, trang phục Thái được làm từ vải thổ cẩm, cũng như tìm hiểu những nét đẹp bản sắc văn hóa, phong tục tập quán và cuộc sống của người dân địa phương”, bà Vi Thị Nguyệt, Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Con Cuông chia sẻ.

Tại bản Nưa hiện có 3 mô hình homestay do dự án JICA (Nhật Bản) tài trợ từ năm 2011, mỗi cơ sở đều có thể đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho 30 - 40 khách lưu trú qua đêm cùng lúc, rất tiện lợi. Trong số này, homestay của gia đình chị Lô Thị Hoa - Trưởng nhóm Du lịch cộng đồng bản Nưa được thiết kế dạng nhà sàn truyền thống. Nhà được bài trí giản đơn, mỗi vật dụng đều bật lên chất truyền thống của đồng bào Thái. Vườn nhà được gia chủ trồng đủ loại rau xanh, kết hợp một số cây ăn quả. Ngoài ra, công trình vệ sinh, hệ thống nước sinh hoạt… cơ bản được trang bị, xây dựng khang trang, kiên cố.

Chị Hoa hồ hởi, đến bản Nưa du khách được trải nghiệm, hòa mình vào cuộc sống thường ngày của đồng bào Thái. Được cấy lúa, nơm cá dưới khe, thưởng thức những món dân dã (lợn đen, gà thả đồi, rau rừng, rượu cần…) bình dị, mộc mạc thôi nhưng đầy lôi cuốn.

Du lịch OCOP Nghệ An - “Mảnh đất màu mỡ”
Du khách nước ngoài thích thú khi tham quan, du lịch tại bản Hoa Tiến (huyện Quỳ Châu)

Mỗi năm nhóm du lịch cộng đồng bản Nưa đón trên dưới 3.000 lượt khách trong và ngoài nước, con số này góp phần quan trọng giải quyết nhu cầu việc làm cho người dân bản địa. Mức thu nhập bình quân của thành viên trong nhóm du lịch cộng đồng rất khá, dao động quanh mức 4 triệu đồng/người/tháng, ổn định hơn nhiều so với trước kia.

“2 năm trở lại đây do dịch bệnh nên homestay hoàn toàn đóng cửa và chỉ mới mở lại từ ngày 15/3. Hai năm vừa qua, mình và các hộ làm du dịch ở đây chuyển hướng sang đan lát, dệt các sản phẩm thổ cẩm của làng nghề để đợt tới mở cửa có sản phẩm bán cho du khách làm quà mang về…”, chị Hoa vui vẻ nói.

Toàn huyện Con Cuông có 3 làng du lịch cộng đồng được công nhận đạt 3 sao OCOP, gồm Bản Nưa - xã Yên Khê, bản Khe Rạn - xã Bồng Khê cùng ở huyện Con Cuông.

Du lịch nông thôn hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm OCOP

Theo Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Nghệ An, các sản phẩm OCOP mang đặc trưng của từng địa phương cũng tạo nên sức hút cho các điểm du lịch, đồng thời, hoạt động du lịch cũng góp phần tiêu thụ và nâng cao giá trị của sản phẩm OCOP. Đây là quan hệ mang tính tương hỗ, ngay từ khi thực hiện chương trình, Văn phòng điều phối Nông thôn mới Trung ương đã xác định rõ và linh hoạt lồng ghép hiệu quả vào các chương trình du lịch nông thôn.

Du lịch OCOP Nghệ An - “Mảnh đất màu mỡ”
Sản phẩm OCOP hỗ trợ để chương trình du lịch nông thôn thêm hấp dẫn

Tại Nghệ An, mô hình du lịch nông thôn mới tại bản Nưa, bản Phả, bản Khe Rạn (Con Cuông), bản Hoa Tiến (Quỳ Châu), và các mô hình trang trại tại miền Tây xứ Nghệ cho thấy quá trình tham quan, khám phá, trải nghiệm du lịch nông nghiệp sẽ tạo ra hứng thú khi du khách được chứng kiến cuộc sống sinh hoạt người dân nông thôn, văn hóa vùng miền và được hòa mình với thiên nhiên.

Cùng với việc phát triển du lịch, sau gần 4 năm triển khai, đến nay tỉnh Nghệ An đã có 249 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao trở lên, 4 sản phẩm được xếp hạng 4 sao, trong đó có 1 sản phẩm có tiềm năng đạt cấp quốc gia 5 sao và 4 sản phẩm được nâng hạng, đứng thứ ba của cả nước (sau Hà Nội và Quảng Ninh). Nhiều sản phẩm OCOP ở Nghệ An đã được biết đến như: trà lá sen và hoa sen; cam Vinh, dược liệu Pù Mát, tương Sa Nam, trà túi lọc Giảo Cổ Lam, sản phẩm dệt thổ cẩm… được du khách ưa thích.

Ông Nguyễn Đình Hùng - Bí thư huyện uỷ huyện Con Cuông cho hay, Con Cuông đang là điểm du lịch hấp dẫn của miền Tây xứ Nghệ cũng như cả nước, thu hút nhiều du khách trong nước và quốc tế. Chính sách hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh sẽ là điều kiện thuận lợi để địa phương tạo điều kiện hơn nữa cho các sản phẩm OCOP Con Cuông được trở thành sản phẩm hàng hóa nông thôn tiêu biểu có giá trị.

Các sản phẩm OCOP chủ lực của huyện Con Cuông được gắn liền với các sản phẩm du lịch của huyện và của tỉnh. Nhờ đó, trong những năm gần đây, các sản phẩm OCOP của huyện Con Cuông đã góp phần thúc đẩy du lịch của địa phương và của tỉnh. Bên cạnh đó, ngành du lịch của tỉnh cũng góp phần tiêu thụ và thúc đẩy quá trình phát triển các sản phẩm OCOP của Con Cuông. Vì vậy, trong những năm qua, thu nhập của người dân Con Cuông trực tiếp sản xuất ra sản phẩm cũng không ngừng được nâng lên.

Hoàng Trinh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Du lịch

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Mật mía Thạch Thành, hương vị Tết cổ truyền ở xứ Thanh

Mật mía Thạch Thành, hương vị Tết cổ truyền ở xứ Thanh

Tết Nguyên đán đã cận kề, người dân xứ Thanh lại tìm mua những chai mật mía Thạch Thành thơm ngon, đây là hương vị Tết cổ truyền lâu đời tại Thanh Hóa.
Yên Bái: Giá trị xuất khẩu năm 2024 đạt trên 425,5 triệu USD

Yên Bái: Giá trị xuất khẩu năm 2024 đạt trên 425,5 triệu USD

Trong năm 2024, giá trị xuất khẩu của tỉnh Yên Bái ước đạt trên 425,5 triệu USD, đạt 101,3% kế hoạch năm, tăng 21,6% so với cùng kỳ năm 2023.
Bổ nhiệm Thượng tá Nguyễn Trung Hưng giữ chức Trưởng phòng Hậu cần Công an tỉnh Thái Bình

Bổ nhiệm Thượng tá Nguyễn Trung Hưng giữ chức Trưởng phòng Hậu cần Công an tỉnh Thái Bình

Chiều 24/12, Công an tỉnh Thái Bình tổ chức Lễ công bố Quyết định của Giám đốc Công an tỉnh về công tác cán bộ.
Ninh Thuận: Kinh tế-xã hội khởi sắc, sẵn sàng tái khởi động dự án điện hạt nhân

Ninh Thuận: Kinh tế-xã hội khởi sắc, sẵn sàng tái khởi động dự án điện hạt nhân

Chiều 24/12, tại TP Phan Rang - Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức họp báo về tình hình kinh tế - xã hội năm 2024.
Lào Cai: Tăng cường đảm bảo an toàn giao thông dịp nghỉ Tết 2025

Lào Cai: Tăng cường đảm bảo an toàn giao thông dịp nghỉ Tết 2025

UBND tỉnh Lào Cai ban hành văn bản tăng cường công tác đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết dương lịch, Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội Xuân 2025 trên địa bàn.

Tin cùng chuyên mục

Thanh Hóa: Nông dân

Thanh Hóa: Nông dân 'thay áo mới' cho đào phai Quảng Chính

Chuẩn bị đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nông dân xã Quảng Chính (Thanh Hóa) lại tất bật 'thay áo mới' cho những cây đào phai chuẩn bị đón Tết.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Hơn 3.400 tàu cá neo đậu an toàn tránh bão số 10

Bà Rịa - Vũng Tàu: Hơn 3.400 tàu cá neo đậu an toàn tránh bão số 10

Hơn 3.400 tàu cá của Bà Rịa – Vũng Tàu đã vào nơi tránh trú an toàn, 1.818 tàu thuyền còn đang hoạt động trên biển, đã được kết nối, hướng dẫn tránh bão số 10.
Ngành Công Thương Cần Thơ 2024: Dấu ấn từ những con số biết nói

Ngành Công Thương Cần Thơ 2024: Dấu ấn từ những con số biết nói

Trong năm 2024, ngành Công Thương TP. Cần Thơ đã ghi nhận nhiều thành tựu ấn tượng, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của địa phương.
Ngành Công Thương Hải Phòng: Dấu ấn tăng trưởng trong năm nhiều biến động

Ngành Công Thương Hải Phòng: Dấu ấn tăng trưởng trong năm nhiều biến động

Ngành Công Thương Hải Phòng năm 2024 bứt phá với tăng trưởng GRDP cao, xuất siêu ấn tượng, FDI vượt kế hoạch, khẳng định vị thế kinh tế đầu tàu.
Sóc Trăng: Nhiều điểm sáng trong hoạt động của ngành Công Thương năm 2024

Sóc Trăng: Nhiều điểm sáng trong hoạt động của ngành Công Thương năm 2024

Trong năm 2024, ngành Công Thương tỉnh Sóc Trăng đạt nhiều thành tựu nổi bật khi hầu hết các chỉ tiêu quan trọng đều hoàn thành vượt kế hoạch đề ra.
Tuyên Quang: Nâng cao hiệu quả mô hình truyền thanh số

Tuyên Quang: Nâng cao hiệu quả mô hình truyền thanh số

Thời gian qua, Công an tỉnh Tuyên Quang đã phối hợp triển khai hiệu quả mô hình “Truyền thanh số an ninh trật tự đến thôn, bản, tổ dân phố”.
Hòa Bình sẽ xử lý cán bộ buông lỏng quản lý về an toàn thực phẩm

Hòa Bình sẽ xử lý cán bộ buông lỏng quản lý về an toàn thực phẩm

Năm 2025 tỉnh Hòa Bình sẽ kiên quyết xử lý những cán bộ buông lỏng quản lý về an toàn thực phẩm, nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả của cán bộ thực thi công vụ.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận kiến nghị cơ chế đẩy nhanh tiến độ dự án điện hạt nhân

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận kiến nghị cơ chế đẩy nhanh tiến độ dự án điện hạt nhân

Về dự án điện hạt nhân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận kiến nghị Bộ Công Thương sớm tham mưu Chính phủ điều chỉnh đồng bộ quy hoạch tổng thể quốc gia.
Đồng Tháp: 3 địa phương không chuyển đổi cơ cấu cây trồng năm 2025

Đồng Tháp: 3 địa phương không chuyển đổi cơ cấu cây trồng năm 2025

Trong đợt chuyển đổi cơ cấu cây trồng năm 2025, Đồng Tháp ghi nhận có 9/12 địa phương tích cực tham gia, với tổng diện tích chuyển đổi hàng nghìn ha đất.
Cần Thơ: Dự kiến hỗ trợ hơn 5 tỷ đồng cho 114 cán bộ dôi dư do tinh gọn

Cần Thơ: Dự kiến hỗ trợ hơn 5 tỷ đồng cho 114 cán bộ dôi dư do tinh gọn

TP. Cần Thơ dự kiến hỗ trợ 5,35 tỷ đồng cho 114 cán bộ dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trong giai đoạn 2023 - 2025.
Đồng Tháp thu hút đầu tư 66 dự án, tổng vốn hơn 12.000 tỷ đồng

Đồng Tháp thu hút đầu tư 66 dự án, tổng vốn hơn 12.000 tỷ đồng

Đồng Tháp thu hút số vốn đầu tư hơn 12.000 tỷ đồng thông qua 66 dự án, tập trung vào các lĩnh vực như chế biến thủy sản, thức ăn chăn nuôi, gia súc, gia cầm...
Hiệu quả vận hành hồ Thủy điện A Vương trong mùa mưa lũ năm 2024

Hiệu quả vận hành hồ Thủy điện A Vương trong mùa mưa lũ năm 2024

Trong mùa mưa lũ năm 2024, Thủy điện A Vương tham gia các đợt cắt đỉnh lũ hiệu quả, không để nước lũ về làm ngập vùng hạ du.
Gia Lai: Học sinh hào hứng với nhiều trải nghiệm thú vị khi được hoá thân thành chiến sĩ

Gia Lai: Học sinh hào hứng với nhiều trải nghiệm thú vị khi được hoá thân thành chiến sĩ

Không chỉ hóa thân thành những người lính trên thao trường, các em học sinh Gia Lai còn được khám phá nhiều hoạt động lý thú khi tham gia một ngày làm chiến sĩ.
Ngành Công Thương Sơn La đề xuất 5 giải pháp chống lãng phí

Ngành Công Thương Sơn La đề xuất 5 giải pháp chống lãng phí

Nhằm chống lãng phí, khơi thông nguồn lực cho phát triển, Sở Công Thương Sơn La đã đưa ra 5 giải pháp nhằm thực thi hiệu quả.
Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

Ngày 22/12, Hợp tác xã (HTX) Nấm Tam Đảo đã khảo sát, tuyên truyền và có kế hoạch hỗ trợ giống cây dâu tằm nhằm khôi phục nghề cho người dân làng Nủ.
Quảng Bình: Đảm bảo cung ứng nguồn hàng hoá an toàn cho thị trường Tết nguyên đán

Quảng Bình: Đảm bảo cung ứng nguồn hàng hoá an toàn cho thị trường Tết nguyên đán

Các sở, ngành, địa phương tại tỉnh Quảng Bình đã có phương án chuẩn bị đảm bảo nguồn cung và an toàn về chất lượng cho các sản phẩm cung ứng thị trường dịp Tết.
TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Trong giai đoạn từ năm 2022 - 2024, TP. Hải Phòng chi tổng cộng hơn 4.000 tỷ đồng cho chính sách thu nhập tăng thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Thanh Hóa: Triển khai các giải pháp để tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,0% trở lên trong năm 2025

Thanh Hóa: Triển khai các giải pháp để tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,0% trở lên trong năm 2025

Tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu trong năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,0% trở lên. Để đạt được mục tiêu này, Thanh Hóa sẽ triển khai nhiều giải pháp đồng bộ.
Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Ninh Thuận mong muốn góp sức, nguồn lực cùng cả nước đoàn kết, chung sức, quyết tâm xây dựng nhà máy điện hạt nhân, thực hiện khát vọng phát triển đất nước.
Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Những ngày này, nông dân Vĩnh Châu (Sóc Trăng) đang tất bật trồng hành tím để bán dịp Tết với kỳ vọng vụ mùa này sẽ được mùa, được giá.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động