Thứ năm 21/11/2024 19:01

Vì sao đầu tư công lớn nhưng không dẫn dắt được đầu tư tư?

Phát biểu thảo luận tại hội trường Quốc hội chiều 4/11, đại biểu băn khoăn, tại sao đầu tư công lớn mà không dẫn dắt được đầu tư tư, đầu tư tư lại thấp đi.

Chiều 4/11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiếp tục tiến hành thảo luận phiên toàn thể tại hội trường về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và nhiều nội dung quan trọng khác.

Đại biểu Trịnh Xuân An - Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai

Đại biểu Trịnh Xuân An - đoàn Đồng Nai cho biết, những tháng còn lại của năm 2024 và năm 2025 là thời gian hết sức quan trọng, là thời gian về đích của cả nhiệm kỳ. Do đó, đại biểu rất tán thành với báo cáo của Chính phủ cũng như những đề xuất của các đại biểu Quốc hội để đóng góp cho việc phát triển kinh tế - xã hội thời gian tiếp theo.

Theo đại biểu, thời gian vừa qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hết sức nỗ lực, quyết tâm và đã thể hiện được một kết quả hết sức khích lệ. Chúng ta hoàn toàn có sự tin tưởng rằng, thời gian tới chúng ta sẽ đạt được những chỉ tiêu nếu như chúng ta đi đúng hướng và những giải pháp được đồng bộ, toàn diện.

Liên quan đến vấn đề nguồn lực, đại biểu cho hay, hiện nay chúng ta đang dành một nguồn lực rất lớn của xã hội, của Nhà nước để đầu tư phát triển hạ tầng, phát triển xã hội. Trong đó, chúng ta dành một nguồn lực đầu tư công có thể nói là rất lớn từ trước đến nay, với việc dành khoảng hơn 800.000 tỷ đồng cho đầu tư về giao thông, sắp tới đây chúng ta sẽ dành một khoản khoảng 60 tỷ USD nữa cho đường sắt cao tốc.

Với nguyên tắc là đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư, nhưng đại biểu đoàn Đồng Nai cho rằng, có một vấn đề chúng ta cần phải giải quyết, đó là tỷ lệ phát triển tăng vốn đầu tư tư chúng ta đang bị càng ngày càng suy giảm đi và giai đoạn hiện nay chỉ đạt khoảng 7%, chỉ bằng một nửa so với giai đoạn trước.

"Nghịch lý ở đây là tại sao đầu tư công chúng ta đưa ra lớn như vậy mà không dẫn dắt được đầu tư tư, đầu tư tư lại thấp đi" - đại biểu băn khoăn, đồng thời đề nghị, cần phải làm rõ được điểm nghẽn này để chúng ta thúc đẩy hơn nữa đầu tư tư vào nền kinh tế.

Theo đại biểu Trịnh Xuân An, chúng ta phải quay lại câu chuyện là phải lấy hệ thống doanh nghiệp làm trụ cột và phải đầu tư cho hệ thống doanh nghiệp, nhất là hệ thống doanh nghiệp tư nhân.

Hiện nay chúng ta có rất nhiều chương trình, đề án nhưng điểm nghẽn chính là thủ tục, doanh nghiệp tư tiền có thể họ không cần, nhưng vấn đề cơ chế chúng ta phải quan tâm thêm.

Đối với những công trình trọng điểm quốc gia, những công trình lớn chúng ta nên mạnh dạn giao cho các doanh nghiệp tư, có sự tham gia của doanh nghiệp tư thì sẽ tăng tỷ trọng đầu tư tư lên đối với toàn xã hội. "Rất nhiều thông tin liên quan đến doanh nghiệp rút, doanh nghiệp gia nhập, nhưng các doanh nghiệp thực chất hoạt động và đóng góp thuế như thế nào đó mới là vấn đề quan trọng" - đại biểu bày tỏ.

Tại phiên họp, đại biểu đoàn Đồng Nai cũng rất đồng tình với việc tăng vốn cho VCB để bảo đảm các chỉ số an toàn cũng như sức mạnh của Ngân hàng thương mại nhà nước này.

Tuy nhiên, đại biểu lưu ý, đằng sau việc chúng ta tăng vốn cho VCB thì chúng ta sẽ ứng xử như thế nào đối với hệ thống ngân hàng thương mại nhà nước, vì hiện nay hệ thống này đang có sự tụt hậu cả về tỷ lệ vốn, chỉ số an toàn vốn so với ngân hàng thương mại tư nhân. Bởi đây là những ngân hàng nhà nước, gặp rất nhiều trở ngại, khó khăn trong quy trình, thủ tục.

Từ những ngân hàng này, đại biểu mở rộng ra đối với doanh nghiệp nhà nước, hiện nay nhiều doanh nghiệp đang là đầu đàn nhưng lại bị vướng rất nhiều về mặt cơ chế, thủ tục. Sắp tới đây chúng tôi mong muốn là chúng ta "cởi trói" để những doanh nghiệp nhà nước có một đường ray tốt để đóng góp vào kỷ nguyên vươn mình cho đất nước sắp tới. Chúng ta muốn vươn mình thì phải có những người khỏe, phải có những doanh nghiệp tốt thì mới làm được câu chuyện như vậy.

Đối với vấn đề lãng phí, đại biểu thông tin, Nghị quyết 78 của Quốc hội năm 2022 đã nêu danh mục 13 dự án trọng điểm để chậm trễ; 19 dự án để hoang hóa; 880 dự án chậm đưa đất đai vào sử dụng...

Đại biểu cho rằng, đây là cơ sở hết sức quan trọng trước khi chúng ta hình thành văn hóa chống lãng phí trong người dân, trong doanh nghiệp, cần phải xử lý những dự án trong danh mục đã được Quốc hội chỉ ra. Điều này vừa có tác dụng cảnh tỉnh, vừa làm gương nhưng cũng vừa cắt đi phần lãng phí mà lâu nay đang tồn tại, những số liệu đã nêu khiến chúng ta rất đau lòng...

Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Quốc hội

Tin cùng chuyên mục

Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo các ông Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Thể

Việt Nam - Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Quốc hội điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ 8, xem xét công tác nhân sự

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tới Thủ đô Phnom Penh, bắt đầu chuyến thăm chính thức Campuchia

Quốc hội chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Phó Thủ tướng Lê Thành Long hội kiến Bí thư Tỉnh ủy, Tỉnh trưởng Chiết Giang, Trung Quốc

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Campuchia

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân bắt đầu thăm chính thức Malaysia

Giá bất động sản phi mã, lao động, công chức khó có thể mua

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân lên đường thăm chính thức Malaysia

Nhiều mỏ cát phục vụ cao tốc vùng Đồng bằng sông Cửu Long không đạt tiêu chuẩn

Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025

Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư tạo xung lực mới cho quan hệ hai nước

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan

Làm đường sắt tốc độ cao, đại biểu đề nghị huy động sức dân

Phó Thủ tướng Lê Thành Long tiếp Chủ tịch Tập đoàn Cảng thông tin Trung Quốc-ASEAN

Nợ công thấp phù hợp để đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc Nam

Ngày Nhà giáo suy ngẫm về lời Tổng Bí thư 'phát động Bình dân học vụ số'

Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng giữ chức Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng