Thứ tư 25/12/2024 23:23

Vì sao Công ty Thủy điện Nậm Hồng bị xử phạt?

Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ra quyết định xử phạt 92,5 triệu đồng đối với Công ty Thủy điện Nậm Hồng vì chậm công bố thông tin.

Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Thủy điện Nậm Hồng vừa bị Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành Quyết định số 381/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.

Công ty Thủy điện Nậm Hồng có hành vi không công bố đối với thông tin phải công bố theo quy định pháp luật.

Nhà máy thủy điện Nậm Hồng (Ảnh: thuydiennamhong.com).

Cụ thể, Công ty không gửi nội dung công bố thông tin cho Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội đối với: Báo cáo tài chính năm 2021; báo cáo tình hình sử dụng nguồn vốn từ phát hành trái phiếu năm 2021 và bán niên năm 2022; tình hình thanh toán lãi, gốc trái phiếu năm 2021 và bán niên năm 2022; báo cáo tài chính bán niên năm 2022.

Ngoài ra, Công ty này gửi nội dung công bố thông tin không đúng thời hạn về kết quả chào bán trái phiếu (mã trái phiếu NHHCH2131001).

Từ những sai phạm trên, Công ty Thủy điện Nậm Hồng bị Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt 92,5 triệu đồng, theo quy định tại điểm a Khoản 4 Điều 42 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ.

Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Công Thương, Công ty Thủy điện Nậm Hồng có địa chỉ trụ sở chính: số 234, ngõ 8, đường Chu Văn Thịnh, tổ 11, phường Chiềng Lề, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La.

Doanh nghiệp này có người đại diện là ông Trương Đình Lam và ông Trương Đình An. Theo tìm hiểu, 2 cá nhân trên còn đồng đứng tên ở doanh nghiệp khác là Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Lam Sơn và Công ty cổ phần Thủy điện Nậm Pia, cùng có địa chỉ tại tỉnh Sơn La.

2 công ty Thủy điện Nậm Hồng và Thuỷ điện Nậm Pia cùng bị xử phạt.

Trước đó, ngày 14/11/2023, Công ty Thủy điện Nậm Pia cũng bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước lập biên bản, xử phạt với số tiền là 85 triệu đồng.

Doanh nghiệp này có những vi phạm như: Không gửi nội dung công bố thông tin cho Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội đối với Báo cáo tài chính năm 2020, năm 2021, bán niên năm 2021, bán niên năm 2022; Báo cáo tình hình sử dụng nguồn vốn từ phát hành trái phiếu bán niên năm 2020, năm 2021, bán niên năm 2021, bán niên năm 2022; tình hình thanh toán lãi, gốc trái phiếu năm 2020, năm 2021, bán niên năm 2021, bán niên năm 2022.

Ngoài ra, Công ty này gửi nội dung công bố thông tin không đúng thời hạn cho Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội về việc hoàn tất mua lại trái phiếu trước hạn đối với mã trái phiếu SNP.BOND.2019).

Phúc Hà
Bài viết cùng chủ đề: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

Tin cùng chuyên mục

Dòng vốn 3.000 tỷ đồng kỳ vọng vực dậy DIC Corp

Đón 'sóng' thoái vốn nhà nước của VNSteel, nhà đầu tư trúng đậm

VNDirect: Thị trường chứng khoán Việt Nam đang ở mức hấp dẫn

Ban hành Thông tư hướng dẫn cơ chế, chính sách về giá dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán

Các quỹ ETF tại Việt Nam ghi nhận rút ròng hơn 1.341 tỷ đồng trong tháng 11/2024

Huy động được 323.006,5 tỷ đồng qua đấu thầu trái phiếu Chính phủ

'Hét' giá cao ngất ngưởng, phi vụ bán vốn Amata Biên Hòa của Sonadezi vắng khách

Lợi nhuận bứt phá của FPT Shop khiến giới phân tích tăng dự phóng thêm 50%

Công ty Du lịch Thành Thành Công ‘hút' 500 tỷ đồng trái phiếu

Cổ phiếu HVN 'cất cánh': Giá trị phản ánh sự chuyển mình của Vietnam Airlines

Cổ phiếu của Quốc Cường Gia Lai tăng trần sau tin bà Nguyễn Thị Như Loan được tại ngoại

Dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024

Chính phủ bổ sung quy định xử lý chứng khoán để bảo đảm thi hành án dân sự

Cổ phiếu MZG của Công ty Cổ phần Miza chính thức lên sàn UPCoM HNX

Thị trường chứng khoán tuần tới: Nhà đầu tư đang chờ đợi tín hiệu hạ nhiệt của tỷ giá

Trái phiếu doanh nghiệp chậm trả giảm mạnh trong 10 tháng

Tháng 10, HNX đã huy động thành công 30.575 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ

Tác động của bầu cử Tổng thống Mỹ đến thị trường chứng khoán Việt Nam ra sao?

Thị trường chứng khoán Việt Nam thêm cơ hội nâng hạng nhờ Thông tư 68

Thị trường chứng khoán giằng co khi áp lực cơ cấu của quỹ ETF Diamond và khối ngoại bán ròng