Thứ hai 12/05/2025 18:58

Vì sao bệnh đau dạ dày hay tái phát vào mùa Đông?

Khả năng miễn dịch giảm khi nhiệt độ lạnh, cơ thể dễ mắc các bệnh truyền nhiễm thông thường. Trên đường tiêu hóa, bệnh đau dạ dày có triệu chứng điển hình nhất.

Ẩm thực có mối liên quan như thế nào đến bệnh đau dạ dày?

Nhiều nghiên cứu chỉ ra, sự kích thích của không khí lạnh làm lượng histamin trong máu tăng, dịch chua của dạ dày cũng bài tiết nhiều hơn, dạ dày bị co bóp mạnh khiến người bệnh dễ bị viêm dạ dày.

Người bị đau dạ dày cần tránh xa thức ăn khó tiêu, đồ uống có cồn

Ngoài ra thời tiết mát mẻ khiến mỗi người cảm thấy ăn ngon miệng hơn, từ đó ăn nhiều hơn, tạo gánh nặng cho đường tiêu hóa, là nguyên nhân khiến bệnh dạ dày trở lại.

Thời tiết lạnh cũng khiến nhiều người nghiện thuốc lá có lý do để làm ấm cơ thể bằng một điếu thuốc. Thuốc lá cũng là nguyên nhân khiến gia tăng dịch axit dạ dày gây trào ngược dạ dày - thực quản.

Mùa lạnh là lúc nhiều người thường rất thích tiêu thụ rượu bia, các đồ ăn cay, nóng, hút thuốc lá, dùng chất kích thích... Đây là những tác nhân gây kích ứng mạnh tới dạ dày, làm tăng các triệu chứng của bệnh.

Thêm vào đó, khi thời tiết lạnh khiến cơ thể trì trệ, lãng quên các hoạt động tập luyện thể dục thể thao. Chính điều này làm vòng tuần hoàn kém lưu thông, lưu lượng máu tới hệ tiêu hóa nói chung và dạ dày nói riêng gặp hạn chế. Chức năng co bóp và tiêu thụ thức ăn của dạ dày không còn được đảm bảo và xuất hiện ra các cơn đau dạ dày.

Yếu tố uống ít nước khi trời lạnh cũng là một trong những nguyên nhân. Bởi khi trời lạnh, lượng nước mất do bay hơi giảm. Vì cảm giác khát không còn, mọi người có thói quen ít uống nước. Tuy nhiên, nhu cầu nước trong cơ thể là không đổi. Giảm lượng nước uống vào cũng khiến hoạt động ở dạ dày gặp khó khăn.

Ths.Bs.CKI Đoàn Hoàng Long - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh – chia sẻ: Hiện nay, chưa có đủ bằng chứng khẳng định thức ăn và sức khỏe tâm thần có thể trực tiếp dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày, tá tràng. Stress căng thẳng, cũng như một số loại thực phẩm cay nóng có thể gây kích ứng và làm xấu đi tình trạng của vết loét dạ dày tá tràng, nhưng đây không phải là tác nhân trực tiếp tổn thương dạ dày và gây ra những vết loét.

Tương tự với rượu bia và những loại đồ uống có cồn khác, dù được đặt vào danh sách những thực phẩm có hại cho sức khỏe, nhưng cũng không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Song, người bị viêm loét dạ dày tá tràng, nếu không kiêng hoặc hạn chế rượu bia sẽ khiến các vết loét phát triển mạnh, dẫn đến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, rượu bia tiềm ẩn khả năng làm tăng đáng kể sự tổn thương của dạ dày

Làm thế nào để phòng chống bệnh đau dạ dày tái phát vào mùa Đông?

Các chuyên gia khuyến cáo, cách thức đơn giản nhất để phòng chống đau dạ dày vào mùa thu Đông là hiểu biết nguyên nhân kể trên và tránh mắc phải. Theo đó, mọi người cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng, ăn uống và nhịp độ sinh hoạt trong những ngày trời lạnh không quá khác biệt so với những mùa khác trong năm. Điều này sẽ giúp cho chức năng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn ở dạ dày được ổn định.

Để đảm bảo sức khỏe dạ dày trong mùa thu Đông, mọi người cần lưu ý: Ăn đủ cữ, đúng bữa. Có ăn lượng ít và chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Chọn thực phẩm ấm hoặc tương đối nóng, để có thể giúp kích thích lưu thông máu.

Không dùng thực phẩm sống hay chưa nấu chín. Hạn chế ăn các thức ăn có tính kích thích cao như quá nóng, cay, chua. Không sử dụng quá nhiều rượu bia, thuốc lá hay chất kích thích. Uống đủ nước. Duy trì thói quen vận động cơ thể, tăng sức đề kháng. Xây dựng tinh thần tích cực, suy nghĩ lạc quan. Chủ động dùng các thuốc kháng axit để ngăn chặn tái phát các cơn đau dạ dày.

Đặc biệt với những người có tiền sử mắc bệnh này cần chú ý mặc đủ ấm, ngoài ra cần rèn luyện sức khỏe để tăng khả năng thích nghi với sự thay đổi thời tiết, giảm khả năng phát bệnh.

Đối với ăn uống, cần duy trì chế độ ăn khoa học, không nên ăn quá no, ăn đúng giờ, chia nhỏ bữa ăn, không hút thuốc lá, uống rượu, cà phê.

Loét dạ dày thường biểu hiện ở việc đau dạ dày khi đói, cơn đau sẽ giảm đi khi ăn hoặc uống các thuốc chống axit. Do vậy người đau dạ dày tuyệt đối không để bụng đói, luôn mang theo mình các loại bánh quy, thực phẩm chứa tinh bột để có thể ăn ngay khi cảm thấy đau.
Tâm An
Bài viết cùng chủ đề: Bệnh thường gặp

Tin cùng chuyên mục

Bộ Y tế nói về lỗ hổng chế tài khiến thuốc giả 'nhởn nhơ'

Hành hung nhân viên y tế là không thể chấp nhận

Bộ Y tế thông tin về trách nhiệm với sữa giả, thực phẩm giả

‘Giọt hồng yêu thương' và sự sẻ chia sống có trách nhiệm

Bộ trưởng Bộ Y tế nói gì về vụ bệnh viện bị tố 'đóng đủ tiền mới cấp cứu’?

Bộ Y tế yêu cầu làm rõ vụ 'đóng đủ tiền mới cấp cứu' tại Nam Định

Hỗ trợ kịp thời gần 300 trường hợp say nắng trong Đại lễ Vesak 2025

Số ca cấp cứu do tai nạn liên quan rượu, bia giảm

Bộ Y tế thúc địa phương thanh tra thị trường thực phẩm

Bộ trưởng Bộ Y tế báo cáo gì về việc quản lý mỹ phẩm, thực phẩm chức năng?

TP. Hồ Chí Minh tăng cường xe cấp cứu cho đại lễ 30/4

Bác sĩ SIAM Thailand chăm sóc toàn diện thí sinh tại hai đấu trường nhan sắc

Thành phố Huế: Phát động Tháng hành động an toàn lao động

Hà Nội sắp xếp hệ thống khám chữa bệnh theo 3 cấp

Sự thật giật mình về nước chanh 'chữa bách bệnh' và khuyến cáo của bác sĩ

Khánh thành Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức, quy mô 1.000 giường

Bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn

Bộ Y tế đề nghị xử lý hình sự Tiktoker bán hàng xách tay, trốn thuế

Sau các vụ án chấn động, Bộ Y tế xây khung pháp lý mới cho bán thuốc online

Tên 21 loại thuốc giả vừa bị triệt phá ở Thanh Hóa