Thứ tư 01/01/2025 22:15

Về “thủ phủ” của những triệu phú biến cỏ thành “đô”

Từ cây guột mọc hoang dại đến cây bèo tây, bẹ ngô, mây tre bình dị, dân dã, người dân xã Phú Túc, huyện Phú Xuyên, Hà Nội bằng đôi bàn tay khéo léo, tài hoa của mình đã tạo ra những vật dụng gia đình xinh xắn mang lại giá trị kinh tế cao.

Trải qua hơn 300 năm hình thành và phát triển, đến nay mây tre đan Phú Túc đã có trên 5000 mẫu hàng hóa, chủ yếu từ cây guột và các nguyên liệu khác như bẹ ngô, bèo tây.

Sau khi thu mua về, các loại guột được phân loại, phơi đủ nắng để đạt chất lượng về độ bền và màu sắc
Người thợ lựa chọn nguyên liệu đan có cùng màu sắc, độ dẻo, dai

Các mặt hàng hiện nay chủ yếu được sản xuất theo các mẫu mã đã có. Hầu hết các hộ gia đình trong xã Phú Túc đều có lao động làm nghề, và tạo ra nguồn thu nhập bình quân từ 100.000 - 150.000 đồng/người/ngày cho người đan guột. Hiện nay, các hộ sản xuất chủ yếu làm theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp trong xã, theo hình thức nhận nguyên liệu về làm tại gia đình.

Những người thợ gia công, tạo dáng cho sản phẩm mây tre đan ở đây đều là thợ lành nghề hàng chục năm
Các sản phẩm được đem phơi hoặc sấy khô, nhúng dầu keo tuỳ theo yêu cầu từng loại sản phẩm

Do đặc thù 100% các công đoạn đều làm thủ công, nghề đan guột không yêu cầu cao về thiết bị máy móc công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, với ưu thế nguyên liệu sản xuất từ thiên nhiên, mẫu mã đa dạng, chất lượng tốt, bền, đẹp, giá cả cạnh tranh, những sản phẩm mây tre đan của xã Phú Túc không những rất được thị trường trong nước ưa chuộng mà còn xuất khẩu qua những thị trường khó tính trên thế giới như châu Âu, châu Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc…

Những sản phẩm hoàn thiện được gắn nhãn mác chờ ngày lên đường xuất khẩu

Nghề đan guột đã mang lại cho Phú Túc một diện mạo mới, nâng cao mức sống của người dân trong xã. Điều đó thể hiện rõ trên những con đường làng được “bê tông hoá”, những ngôi nhà cao tầng hiện đại mọc lên san sát. Sự đổi thay đó vẫn luôn song hành cùng những cây guột được phơi đủ nắng chờ ngày hoá thân thành những sản phẩm thủ công xinh xắn làm giàu cho quê hương.

Thu Trang - Nguyễn Mai

Tin cùng chuyên mục

Gia Lai hoá giải khó khăn, tăng thu hút đầu tư phát triển cụm công nghiệp

Nam Định triển khai phương án phát triển cụm công nghiệp

Quảng Bình: Tỷ lệ lấp đầy cụm công nghiệp đạt 73%

Khuyến công Bình Định hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp thiết kế bao bì, xây dựng điểm giới thiệu sản phẩm

Sở Công Thương Bình Định trao đổi kinh nghiệm với ngành công thương Vĩnh Long, Long An, Cần Thơ

Khuyến công Quảng Ngãi dự kiến hỗ trợ cao nhất đến 1 tỷ đồng/doanh nghiệp

Cải tiến mẫu mã để tăng cạnh tranh cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Bình Dương: Nhiều giải pháp phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Bộ Công Thương lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo nghị định về khuyến công

Hội thảo giới thiệu về chương trình chuyển đổi số cho các cơ sở công nghiệp nông thôn

Sắp diễn ra Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất, tiêu dùng bền vững làng nghề Hà Nội

Khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Đà Nẵng: Hỗ trợ hơn 2,26 tỷ đồng cho doanh nghiệp đổi mới máy móc, sản xuất sạch hơn

Lai Châu: Thu hút đầu tư lĩnh vực công nghiệp để phát huy tiềm năng, lợi thế

Sắp diễn ra Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Bến Tre: Hỗ trợ tích cực các cơ sở sản xuất sản phẩm từ quả dừa

Khai mạc Hội chợ Công Thương khu vực phía Bắc – Hòa Bình 2024

Đề xuất gỡ vướng cho nội dung khuyến công hỗ trợ đầu tư máy móc thiết bị

Kiên Giang: Khuyến công quốc gia hỗ trợ phát triển nghề chế biến nước mắm

Phú Yên: Khuyến công địa phương hỗ trợ phát triển sản phẩm thế mạnh