Thứ hai 05/05/2025 23:18

Vật liệu xây dựng 'cháy hàng', Thanh Hóa họp khẩn

Thanh Hóa đang rơi vào một cuộc khủng hoảng khan hiếm vật liệu xây dựng chưa từng có. Từ đất, cát, đến đá tất cả đều 'cháy hàng', tăng giá chóng mặt.

Khan hiếm vật liệu xây dựng

Tỉnh Thanh Hóa đang rơi vào một cuộc khủng hoảng vật liệu xây dựng chưa từng có. Từ đất, cát đến đá, tất cả đều khan hiếm, đội giá chóng mặt khiến các nhà thầu xây dựng “kêu trời” vì "trở tay không kịp". Bên cạnh đó, thực trạng doanh nghiệp vi phạm các quy định về khai thác, kinh doanh khoáng sản trên địa bàn tỉnh cũng đang là vấn đề nhức nhối, thời gian vừa qua cơ quan công an đã liên tục điều tra, khởi tố các vụ án liên quan lĩnh vực này.

Trước tình hình trên, ngày 5/5/2025, UBND tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Hội nghị đánh giá toàn diện về hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Hội nghị này có sự tham gia đầy đủ của lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các ban, sở, ngành cấp tỉnh, các huyện, thị xã, thành phố; lãnh đạo Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh, Hiệp hội Đá Thanh Hóa. Các doanh nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản cũng như các doanh nghiệp, nhà thầu thi công có sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh.

Tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị đánh giá toàn diện về hoạt động khoáng sản trên địa bàn

Theo đánh giá của tỉnh Thanh Hóa, hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh thời gian qua còn nhiều tồn tại, hạn chế, nổi lên ở 3 vấn đề. Đó là, từ đầu năm 2025 đến nay, giá nhiều loại vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh có biến động tăng vọt và chưa tuân thủ theo công bố giá của cơ quan chức năng, tập trung chủ yếu 3 nhóm vật liệu xây dựng là đất san lấp, đá và cát, đặc biệt giá cát đã tăng khoảng 30% so với thời điểm cuối năm 2024.

Một số công trình, dự án đang triển khai thi công nhưng không có nguồn mỏ vật liệu ở khu vực gần dự án, phải mua vật liệu ở xa, chi phí vận chuyển lớn, dẫn đến giá vật liệu tại chân công trình tăng cao, ảnh hưởng đến tiến độ dự án cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Nhiều dự án khai thác, chế biến khoáng sản để xảy ra các sai phạm, như: Khai thác vượt mốc giới, vượt công suất, chưa đúng thiết kế; chưa thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo vệ môi trường; kê khai chưa đúng sản lượng khai thác; bán chưa đúng giá công khai, niêm yết; việc vận chuyển vật liệu gây khói, bụi, ô nhiễm môi trường, hư hỏng đường giao thông. Tình trạng khai thác khoáng sản trái phép diễn ra phức tạp, đặc biệt là cát lòng sông, đất san lấp.

Các đại biểu tham gia hội nghị

Công tác đánh giá, dự báo cung - cầu vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh chưa thường xuyên, chưa chính xác; chưa xây dựng được danh mục các dự án khai thác, chế biến khoáng sản hằng năm để đưa ra đấu giá quyền khai thác, cung cấp vật liệu xây dựng cho các công trình, dự án trên địa bàn tỉnh.

Những tồn tại, hạn chế, vi phạm trong hoạt động khoáng sản nêu trên đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến việc cung cấp vật liệu cho các dự án trên địa bàn tỉnh, một số trường hợp gây dư luận, bức xúc trong nhân dân.

Tại cuộc họp, ông Nguyễn Doãn Anh - Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa nhận định, qua theo dõi thực tế và ý kiến phản hồi từ doanh nghiệp cho thấy vật liệu xây dựng hiện nay trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa tăng cao, ảnh hưởng đến thi công các công trình và hoạt động xây dựng nhà ở của người dân. Đáng lo ngại sẽ làm chậm tiến độ thực hiện dự án, nhất là hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, phát triển đô thị và giao thông đường bộ.

Ông Nguyễn Doãn Anh, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa phát biểu tại hội nghị

Đồng thời sẽ làm ảnh hưởng đến hình ảnh, môi trường đầu tư, thu hút các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh và đặc biệt là ảnh hưởng đến 15.326 hộ gia đình thuộc chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và của Tỉnh ủy, UBND tỉnh.

Bàn giải pháp “hạ nhiệt” giá vật liệu xây dựng

Tại hội nghị này, các nhà thầu xây dựng, doanh nghiệp khoáng sản đã nêu ra các ý kiến, kiến nghị của mình để “hạ nhiệt” giá vật liệu xây dựng. Đại diện các doanh nghiệp kiến nghị cần cập nhật bảng giá vật liệu xây dựng kịp thời, sát với diễn biến thực tế của thị trường, đặc biệt tại những khu vực có biến động cao.

Đồng thời các sở, ngành liên quan cần thiết lập cơ chế phối hợp liên thông trong xử lý thủ tục hành chính cho doanh nghiệp, đặc biệt đối với các lĩnh vực như đầu tư, xây dựng, đất đai, khoáng sản.

Bên cạnh đó các doanh nghiệp cũng đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa cần cân đối trữ lượng các mỏ phải cung cấp, tránh tình trạng thiếu hụt vật liệu xây dựng cung cấp cho các dự án, dẫn đến việc các nhà thầu phải đi mua vật liệu trôi nổi từ các mỏ tự phát, không được cấp phép với giá thành cao, sản phẩm không chuẩn chất lượng, gây xáo trộn và thiệt hại cho doanh nghiệp...

Đại diện nhà thầu xây dựng đưa ra ý kiến, kiến nghị để tháo gỡ tình trạng khan hiếm vật liệu xây dựng

Kết thúc hội nghị, ông Lê Đức Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cho rằng, để bảo đảm nguồn cung vật liệu xây dựng ổn định, liên tục, đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng cho các công trình, dự án trên địa bàn tỉnh trong cả trước mắt và lâu dài. Trong thời gian tới các doanh nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản tiếp tục thực hiện nghiêm việc khai thác khoáng sản theo đúng giấy phép được cấp; chấp hành đầy đủ các quy định về bảo vệ môi trường, an ninh trật tự, an toàn lao động và các quy định của pháp luật có liên quan.

Thực hiện nghiêm việc kê khai giá và bán theo đúng giá niêm yết, không được đầu cơ, tự ý nâng giá, găm hàng, ép giá. Đồng thời, thực hiện nghiêm túc hợp đồng với các doanh nghiệp, nhà thầu sử dụng khoáng sản, cung cấp đủ khối lượng vật liệu theo hợp đồng, đáp ứng kịp thời tiến độ phục vụ thi công dự án, nhất là các dự án lớn, trọng điểm của tỉnh.

Yêu cầu các doanh nghiệp kê khai nộp thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường theo đúng sản lượng khai thác; thực hiện việc báo cáo thống kê, kiểm tra trữ lượng khoáng sản theo quy định; tuyệt đối không được làm thất thoát nguồn tài nguyên khoáng sản.

Ông Lê Đức Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa phát biểu kết luận hội nghị

Đối với công tác quy hoạch, dự báo nhu cầu vật liệu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Xây dựng rà soát, đánh giá chính xác nhu cầu vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh năm 2025 và cả giai đoạn 2026-2030, căn cứ kết quả khảo sát, đánh giá công suất hoạt động của các mỏ khoáng sản trên địa bàn tỉnh hiện nay và quy hoạch khoáng sản của tỉnh để tham mưu, đề xuất danh mục dự án khai thác, chế biến khoáng sản cần tổ chức đấu giá đưa vào khai thác trong thời gian tới, đáp ứng nhu cầu cung cấp vật liệu xây dựng cho các công trình, dự án trên địa bàn tỉnh.

Đối với 557 mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh theo Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 cần tiếp tục kiểm tra, rà soát lại, bảo đảm số liệu trong quy hoạch và thực tế phải ăn khớp, làm cơ sở để thực hiện các bước trình tự, thủ tục đấu giá, cấp phép, khai thác khoáng sản. Đồng thời, tiếp tục rà soát, phát hiện các mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh nếu đủ điều kiện thì thực hiện các thủ tục cập nhật, bổ sung vào Quy hoạch tỉnh theo quy định.

Đối với đất san lấp, cần tiến hành khảo sát, phát hiện các mỏ đất san lấp và xây dựng Kế hoạch sử dụng vật liệu đất san lấp trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, làm cơ sở để định hướng cấp phép khai thác, sử dụng bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm, tránh hiện tượng nhà đầu tư xin cấp phép tràn lan, ảnh hưởng cảnh quan, môi trường, lãng phí nguồn lực.

Đối với công tác cấp phép thăm dò, khai thác, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Đức Giang giao Sở Nông nghiệp và Môi trường rà soát tổng thể các quy trình, thủ tục liên quan công tác cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản; rút ngắn tối đa thời gian làm thủ tục cấp phép thăm dò, khai thác mỏ trên địa bàn tỉnh; để sớm có nguồn vật liệu cung cấp cho các dự án, công trình trọng điểm và các công trình khác có liên quan.

Theo thống kê của tỉnh Thanh Hóa, nhu cầu sử dụng đất san lấp năm 2025 là khoảng 33 triệu m3, nhu cầu giai đoạn 2026-2030 là 151 triệu m3, trong khi đó trữ lượng và công suất không đáp ứng đủ. Dự kiến năm 2025 sẽ còn thiếu khoảng 13 triệu m3, giai đoạn 2026-2030 thiếu khoảng 128 triệu m3.

Bài và ảnh: Quốc Huy
Bài viết cùng chủ đề: Vật liệu xây dựng

Tin cùng chuyên mục

PC Đắk Lắk cấp điện an toàn, đầy đủ dịp lễ 30/4

Lịch cúp điện Tiền Giang từ ngày 5-7/5/2025 mới nhất

Kỳ nghỉ lễ 30/4–1/5: Du lịch Ninh Bình tiếp tục thắng lớn

Bà Rịa-Vũng Tàu: Khánh thành tượng đài Bác Hồ với chiến sĩ Biên phòng

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cứu nạn kịp thời 10 ngư dân bị nạn trên biển

Đoàn công tác Quốc hội tưởng niệm Anh hùng liệt sỹ tại Côn Đảo

Vũng Tàu đón khoảng 233.000 lượt khách tắm biển trong 3 ngày nghỉ lễ

Đảm bảo an toàn thực phẩm - Nâng tầm du lịch xứ Thanh

TP. Hồ Chí Minh gửi lời cảm ơn sau Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

'Barista Teamwork': Khi đam mê cà phê thăng hoa giữa đại ngàn

‘Choáng’ với cảnh đặc kín người tại biển Sầm Sơn kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Gia Lai Coffee Festival 2025: Robusta đặc sản chinh phục du khách

Ngày 1/5, kỷ niệm 50 năm giải phóng một số tỉnh miền Tây

Người dân muôn phương về dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

Thành phố Huế: Hợp long cầu qua cửa biển Thuận An

TP. Hồ Chí Minh đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động

Thành phố Huế: Xét tặng danh hiệu nghệ nhân và bình chọn sản phẩm công nghiệp tiêu biểu

Sơn La: Thống nhất giảm 125 đơn vị hành chính cấp xã

Đồng bào Tây Nguyên hướng về ngày hội thống nhất non sông

Hàm Rồng - Nam Ngạn: Biểu tượng bất khuất của vùng đất anh hùng