Thứ năm 14/11/2024 16:31

Ủy ban Văn hóa, giáo dục đề nghị Bộ GD-ĐT quy định học bắt buộc với môn lịch sử

Ủy ban Văn hóa, giáo dục của Quốc hội đề nghị Bộ GD-ĐT tiếp thu và quy định lịch sử là môn học bắt buộc ở cấp trung học phổ thông.

Sáng 22/5, Ủy ban Văn hóa, giáo dục của Quốc hộiđã tổ chức phiên họp toàn thể lần thứ 3. Tại phiên họp, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục Nguyễn Thị Mai Hoa đã báo cáo về việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông đối với môn lịch sử bậc THPT.

Theo báo cáo, đa số ý kiến không đồng tình đối với việc đưa môn lịch sử bậc THPT thành môn lựa chọn với một số lý do.

Cụ thể như, lịch sử là môn học đặc biệt quan trọng, giữ vai trò chủ đạo trong việc giáo dục chính trị, tư tưởng đối với thế hệ trẻ; giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc, truyền thống văn hóa, lịch sử; bồi dưỡng năng lực tư duy, hành động, thái độ ứng xử đúng đắn trong đời sống xã hội; từ đó hình thành những phẩm chất của công dân...

Hơn nữa, xét về tâm sinh lý lứa tuổi, học sinh THPT (15 - 17 tuổi) có sự trưởng thành về nhận thức, khả năng tiếp nhận tốt hơn về lịch sử đất nước và lịch sử cách mạng Việt Nam. Đây cũng là lứa tuổi quyết định sự hình thành thế giới quan, hệ thống quan điểm về tự nhiên, về xã hội, về các nguyên tắc và quy tắc ứng xử, định hướng giá trị của con người.

Ở nhiều nước trên thế giới, môn lịch sử trong chương trình THPT luôn là môn học bắt buộc.

Xét về khoa học giáo dục, việc bồi dưỡng kiến thức lịch sử cho học sinh THPT là cần thiết nhằm phát triển con người toàn diện, khơi dậy truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc, niềm tin, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc của con người Việt Nam.

Trong khi, nếu học sinh không lựa chọn môn lịch sử ở cấp THPT (số lượng có thể lên tới 50% học sinh), các em sẽ không được tiếp cận với những kiến thức rất quan trọng, có ý nghĩa giáo dục đối với lứa tuổi này. Cùng với đó, ở nhiều nước trên thế giới, môn lịch sử trong chương trình THPT luôn là môn học bắt buộc.

Với những lý do trên, Ủy ban Văn hóa, giáo dục cho rằng, môn lịch sử có vị trí đặc biệt, có ý nghĩa rất quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông, học sinh cần được trang bị khối lượng kiến thức này. Vì vậy, cần tiếp thu ý kiến của đông đảo cử tri, nhân dân theo hướng quy định môn lịch sử là môn học bắt buộc đối với cấp THPT trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 với khối lượng kiến thức phù hợp. Đồng thời thiết kế bao gồm khối lượng kiến thức lịch sử (phần bắt buộc) và khối lượng kiến thức định hướng nghề nghiệp (phần lựa chọn).

Ủy ban Văn hóa, giáo dục đề nghị Bộ GD-ĐT tiếp thu và quy định môn học lịch sử bậc THPT trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 là môn học bắt buộc. Đề nghị Bộ GD-ĐT tăng cường công tác tuyên truyền về chương trình giáo dục phổ thông 2018 nói chung, chương trình môn lịch sử nói riêng để tăng thêm sự đồng thuận, ủng hộ của xã hội trong việc triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018, đồng thời truyền cảm hứng cho học sinh yêu thích môn lịch sử.

Đưa ra ý kiến thảo luận, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương) bày tỏ nhất trí kiến nghị trong báo cáo về việc quy định môn lịch sử là môn học bắt buộc. Theo bà Nga, qua tiếp xúc cử tri, lấy ý kiến của giáo viên đều đồng tình nên để môn lịch sử là bắt buộc.

Bà Nga cũng nêu một kiến nghị về việc qua nghiên cứu thấy hiện nay học sinh phổ thông không mặn mà với môn lịch sử, qua nhiều kỳ thi điểm rất kém và phỏng vấn một số em nói không thích môn lịch sử.

"Nguyên nhân của việc này không hẳn do bộ môn này không hấp dẫn mà do chương trình nặng về kiến thức hàn lâm, ôm đồm và cách trình bày khá tẻ nhạt. Bên cạnh đó, hiện nay dạy học và thi môn lịch sử vẫn theo phương pháp cũ là cứ ghi nhớ sự kiện, con số khiến học sinh không hứng thú" - bà Nga cho hay.

Do đó, bà Nga đề nghị cần thay đổi cách đánh giá và cần có tư duy tiếp cận mới mẻ, khuyến khích các em có sự nhìn nhận, đánh giá chứ không phải chỉ thụ động tiếp thu.

Đại biểu Hà Ánh Phượng (Thái Nguyên) cũng bày tỏ đồng tình với việc nên quy định môn lịch sử là môn học bắt buộc trong chương trình THPT. Bà Phượng cũng dẫn chứng nhiều nước trên thế giới, trong đó có Nhật Bản, Nam Phi... cũng đã quy định môn học này là môn học bắt buộc.

Góp ý thêm, Bà Nguyễn Thị Kim Thúy, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội lại cho rằng, hiện toàn bộ kiến thức cơ bản, cốt lõi về lịch sử Việt Nam và thế giới đã được dạy học bắt buộc ở cấp học THCS. Nếu Lịch sử thành môn bắt buộc ở cấp THPT thì phải sửa cả chương trình môn học này.

Theo đó, bà Thúy đặt vấn đề, bên cạnh việc lắng nghe dư luận, chúng ta phải xem Bộ GD-ĐT ban hành chương trình đó là đúng hay sai. Nếu đúng thì chúng ta phải kiên quyết bảo vệ, nếu sai thì phải trình các cấp có thẩm quyền xem xét, sửa đổi. Và nếu sai thì cơ quan nào phải chịu trách nhiệm. Nếu sửa thì trong bối cảnh này có phù hợp hay không, khi chỉ còn 3 tháng nữa là năm học mới bắt đầu, hay lại là "đẽo cày giữa đường”. Đó là những vấn đề chúng ta phải xem xét thật kỹ.

Cho ý kiến tại phiên họp, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết, sẽ tiếp thu tất cả các ý kiến của đại biểu và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Đỗ Nga
Bài viết cùng chủ đề: Văn hoá

Tin cùng chuyên mục

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình dự Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế số và Xã hội số

Chủ tịch Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì họp về kế hoạch cung cấp điện năm 2025

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội XIV của Đảng

Phấn đấu đến năm 2030 có 100% các Cục, Tổng cục thuộc ngành Công Thương có tổ chức pháp chế

Đề xuất mới về nhận chuyển quyền sử dụng đất cho dự án nhà ở thương mại

Đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam tạo động lực phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại phường Quán Thánh

Trình Quốc hội việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Cảng hàng không quốc tế Long Thành

Thủ tướng: Phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi

Bộ trưởng Bộ Công an trả lời, làm rõ vấn đề tin giả trên mạng xã hội

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Kinh tế - xã hội tiếp tục xu hướng tích cực, vượt trội

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sửa đổi Luật Điện lực nhằm tạo đột phá về thể chế

Thượng tá Bùi Xuân Bình giữ chức vụ Chính ủy, Bí thư Đảng ủy Vùng 4 Hải quân

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nói gì về xử lý quảng cáo sai sự thật?

Đề xuất sửa Luật Báo chí sẽ xây dựng cơ chế đặc thù về kinh tế báo chí

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Phóng viên bị bắt là 'con sâu làm rầu nồi canh'

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Cuộc vận động giúp thị trường trong nước là "bệ đỡ" vững chắc cho tăng trưởng

Bộ trưởng Bộ Y tế nói về giải pháp quản lý tình trạng mua bán thuốc không cần kê đơn

Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump