Thứ sáu 25/04/2025 10:46

Ủy ban Châu Âu cắt giảm dự báo tăng trưởng của khu vực đồng euro

Nhìn chung, theo ước tính, khu vực đồng euro sẽ tăng trưởng 2,1% trong năm nay, thấp hơn 2,3% tổng GDP đã dự báo tăng được công bố hồi tháng 5. Hơn nữa, trong năm tới, tăng trưởng của khối sẽ tiếp tục chậm lại đến 2%, ở mức không thay đổi so với dự báo trước đó.

Trước bối cảnh căng thẳng thương mại với Mỹ và giá dầu tăng, Ủy ban Châu Âu vừa đưa ra quyết định cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế của khu vực đồng euro trong năm nay.

Theo đó, cơ quan này cho rằng, nguyên nhân chính của việc sửa đổi, điều chỉnh là xung đột thương mại ngày càng gia tăng với Hoa Kỳ và giá dầu đang tăng cao, dẫn đến đẩy lạm phát của khối EU lên mức cao hơn.

Trong khi suy thoái của nền kinh tế khu vực đồng euro được thiết lập để ảnh hưởng đến tất cả các nền kinh tế lớn của khối, thì dường như Italia gặp khó khăn hơn. Ủy ban Châu Âu ước tính, hai nền kinh tế lớn nhất của khu vực này là Đức và Pháp dự kiến sẽ suy giảm tăng trưởng trong năm nay và năm sau. Sự tăng trưởng GDP của Đức sẽ giảm xuống 1,9% trong năm nay và năm 2019 so với mức dự kiến trước đó là 2,3% năm 2018 và 2,1% năm 2019. Nền kinh tế Pháp sẽ tăng trưởng 1,7% năm nay và năm tiếp theo. Điều này cho thấy, có ít hơn 2% so với dự báo trước của năm 2018 và cũng chậm hơn so với mức tăng trưởng 1,8% của năm 2019. Tuy nhiên, Italia được ghi nhận có tốc độ tăng trưởng thấp nhất châu Âu và sẽ ngang với Anh trong số tất cả các nước EU. Chủ tịch Ủy ban Châu Âu cho biết, Italia dự kiến chỉ tăng trưởng 1,3% trong năm nay, thấp hơn mức 1,5% ước tính hồi tháng 5 mà một trong những nguyên nhân là “lo ngại về các chính sách kinh tế đang nổi lên” - khi Chính phủ mới của Italia đưa ra những thông điệp mơ hồ về các kế hoạch chi tiêu trong tương lai. Chỉ có nước Anh được dự báo có mức tăng trưởng chậm chạp như Italia trong số 28 nước của Liên minh Châu Âu. Ủy ban Châu Âu cho biết thêm, Anh sẽ tăng trưởng 1,3% trong năm nay, thấp hơn mức 1,5% của ước tính trước đây. Tỷ lệ lạm phát của Anh cũng được dự báo sẽ tăng lên thêm 2,6% năm nay, so với ước tính trước đó là 2,5%.

Trong một tuyên bố đưa ra, Phó Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Valdis Dombrovskis nhận định: “Sự giảm sút tăng trưởng GDP kể từ tháng 5 chứng minh rằng, môi trường bên ngoài không thuận lợi, chẳng hạn như căng thẳng thương mại gia tăng với Hoa Kỳ, có thể làm giảm lòng tin và thu hẹp tăng trưởng kinh tế”. Cao ủy Kinh tế EU Pierre Moscovici cũng chỉ ra: “Việc giá dầu tăng cũng đã góp phần làm suy giảm tăng trưởng và dự kiến sẽ đẩy lạm phát của khu vực đồng euro lên tới 1,7% trong năm nay và năm tiếp theo”. Điều này đã được ước tính trước đó là lạm phát 1,5% năm 2018 và 1,6% năm 2019.

Tuyết Minh

Tin cùng chuyên mục

Tin thuế quan 24/4: Thị trường chứng khoán châu Á tăng vọt sau tín hiệu lạc quan từ Mỹ

Chiến sự Nga-Ukraine tối 23/4: Nga chiếm ưu thế tại Toretsk; Ukraine tháo chạy ở Kursk

Hoa Kỳ nâng cấp radar mới cho hệ thống tên lửa Patriot

Lạm phát hạ nhiệt, Mexico tiếp tục cắt giảm lãi suất?

Tin thuế quan 23/4: Doanh nghiệp quốc tế linh hoạt, đón đầu cơ hội từ Hoa Kỳ

Chiến sự Nga-Ukraine tối 22/4: Nga siết chặt vòng vây tại Pokrovsk

Tin thuế quan 22/4: Thị trường hàng hóa khởi sắc nhờ chính sách thương mại linh hoạt

Chiến sự Nga-Ukraine tối 21/4: Nga đánh vũ bão vào Toretsk

Hoa Kỳ phát triển tàu ngầm không người lái lặn xa tới 1000 hải lý

Lưới điện thông minh: Xu thế hay bắt buộc?

Tin thuế quan 21/4: Doanh nghiệp thế giới chủ động, linh hoạt để tối ưu xuất nhập khẩu

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 21/4: Lính Ukraine tháo chạy ở Toretsk

Mạng xã hội 'lột mặt nạ' hàng giả như thế nào?

Chiến sự Nga-Ukraine tối 20/4: Nga bất ngờ ngừng bắn 30 giờ, Kiev tổn thất nặng ở Zaporizhia

Nga nhận thêm máy bay 'Thú mỏ vịt', Đức lo ngại về tên lửa hành trình Taurus

Chiến sự Nga-Ukraine tối 19/4: Đặc nhiệm Ukraine tháo chạy ở Zaporizhia

Nga tạo ra 'vũ khí' vô hiệu hóa tác chiến điện tử

Pháp luật các nước qui định thế nào với y, bác sĩ 'bán hàng’ - Việt Nam có buông lỏng?

Tin thuế quan 19/4: Hoa Kỳ và Italy lạc quan về khả năng đạt thỏa thuận trước hạn

Báo chí giúp doanh nghiệp tiếp cận FTA nhiều nhất