Thứ ba 13/05/2025 23:29

Ứng dụng VssID-BHXH số có phiên bản tiếng Nhật

Bảo hiểm Xã hội Việt Mam đã thiết kế, xây dựng và ra mắt ứng dụng VssID-BHXH số phiên bản tiếng Nhật để giới thiệu và lan tỏa tới các doanh nghiệp Nhật Bản.

Từ năm 2020, Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam đã đưa vào sử dụng ứng dụng VssID-BHXH số, đây là bước đột phá ứng dụng công nghệ thông tin cung cấp dịch vụ công trong quá trình chuyển đổi số của BHXH Việt Nam theo lộ trình xây dựng Chính phủ số Việt Nam.

VssID là ứng dụng giao dịch điện tử trên nền tảng thiết bị di dộng dành cho cá nhân giúp người dân dễ dàng tra cứu thông tin, tham gia và thụ hưởng chế độ BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) với nhiều tiện ích giúp tiết kiệm thời gian, chi phí cho người dân và doanh nghiệp.

Khai trương ứng dụng VssID-BHXH số phiên bản tiếng Nhật, ngày 24/10. Ảnh: BHXH Việt Nam

Tại Hội nghị Đối thoại giữa BHXH Việt Nam và các doanh nghiệp FDI Nhật Bản về thực hiện chính sách BHXH, BHYT khu vực phía Bắc năm 2023, ngày 24/10, Tổng giám đốc BHXH Việt Nam - ông Nguyễn Thế Mạnh cho biết, BHXH Việt Nam đã thiết kế, xây dựng và ra mắt VssID phiên bản tiếng Nhật với mong muốn giúp các doanh nghiệp Nhật Bản có cơ hội tiếp cận và trải nghiệm các tính năng, tiện ích của ứng dụng VssID, từ đó tạo sự lan tỏa rộng khắp đến các cấp quản lý và người lao động trong các doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

Ngoài việc bổ sung, cập nhật và ngày càng hoàn thiện tính năng đa ngôn ngữ, ứng dụng VssID-BHXH số đã được bổ sung, cập nhật các tính năng mới như: Cung cấp 7 dịch vụ công trực tuyến trên ứng dụng; triển khai việc sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VssID-BHXH số để khám chữa bệnh BHYT thay cho thẻ BHYT; cung cấp thông tin về thời gian đã đóng của các đơn vị sử dụng lao động để người lao động chủ động nắm bắt thông tin, bảo vệ quyền lợi của bản thân; cung cấp tính năng đăng nhập ứng dụng VssID bằng tài khoản định danh điện tử VNeID giúp người lao động thuận tiện hơn trong việc sử dụng ứng dụng.

Tính đến tháng 9/2023 đã có hơn 32 triệu người đăng ký, cài đặt và sử dụng VssID để tra cứu thông tin và thực hiện các giao dịch điện tử với cơ quan BHXH, trong đó có nhiều người lao động Việt Nam đang làm việc tại các doanh nghiệp Nhật Bản. Tôi hy vọng các bạn sẽ hài lòng với sản phẩm số hóa này của BHXH Việt Nam và rất mong sẽ nhận được ý kiến góp ý để tiếp tục hoàn thiện tính năng, tiện ích của VssID nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của người dân và doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp Nhật Bản - ông Nguyễn Thế Mạnh cho hay.

Thống kê của BHXH Việt Nam, hiện ngành này đang phục vụ hơn 2.100 doanh nghiệp FDI Nhật Bản với số thu chiếm hơn 13% trên tổng số thu BHXH khối doanh nghiệp FDI tại Việt Nam, các chuyên gia và người lao động Nhật Bản đang làm việc tại Việt Nam cũng chiếm một tỷ lệ tương đối lớn so với tổng số người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

Bảo Thoa
Bài viết cùng chủ đề: bảo hiểm xã hội số

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội trang nghiêm đón xá lợi Phật về chùa Quán Sứ

Công đoàn Công Thương lan tỏa giá trị nhân văn vì người lao động

Hà Nội: Cháy lớn ở quận Nam Từ Liêm

Hà Nội công bố tỷ lệ 'chọi' vào lớp 10 công lập

Những hiện vật vô giá về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hà Nội - JICA: Thúc đẩy hợp tác hiệu quả trong bối cảnh mới

Để kỳ nghỉ hè thành hành trình trưởng thành của trẻ

Ấm áp 'Bữa cơm công đoàn' kỷ niệm 74 năm Ngày Truyền thống ngành Công Thương

Lai Châu: Lực lượng công an xung kích “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát”

Cổng 57 - cầu nối đưa giải pháp chuyển đổi số vào thực tiễn

Giải phóng Hải Phòng qua ký ức Thiếu tướng Nguyễn Duy Khâm

Công đoàn Công Thương gieo mầm hạnh phúc trong Tháng Công nhân

Bỏ bằng tốt nghiệp trung học cơ sở: Tăng tự chủ, giảm thủ tục

Hải Phòng vươn mình: Từ tiên đoán của Bác Hồ đến ghi nhận của Tổng Bí thư

Quy định về thăng quân hàm khi có quyết định nghỉ hưu

Việt Nam giành 4 huy chương Olympic Hóa học Mendeleev

Thời tiết hôm nay 13/5: Bắc Trung Bộ ngày nắng đêm mưa

Thời tiết biển hôm nay 13/5/2025: Biển Đông gió giật cấp 7

Kỷ luật học sinh đổi chiều: ‘Mềm’ để ‘giữ’

Tinh gọn bộ máy và hoàn thiện thể chế: Hai đột phá nền tảng cho một kỷ nguyên mới