Thứ hai 28/04/2025 06:54

Ứng dụng công nghệ mới trong chuyển đổi số

Với sự cố gắng rất lớn của các doanh nghiệp ngành công nghiệp, cùng với nhiều chính sách hỗ trợ phát triển, Việt Nam sẽ sớm có nền sản xuất thông minh trong tương lai gần.

Đại hội XIII của Đảng đã xác định mục tiêu đến năm 2025, Việt Nam là nước phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; đến năm 2030, trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045, trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Đồng thời, xác định rõ yêu cầu “đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên nền tảng của tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo”.

Doanh nghiệp trong nước đã mạnh dạn đầu tư cho sản xuất thông minh

Bên cạnh đó, Nghị quyết 23-NQ/TW ngày 22/3/2018 của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã xác định: “Đẩy nhanh tích hợp công nghệ thông tin và tự động hóa trong sản xuất công nghiệp nhằm tạo ra các quy trình sản xuất thông minh, mô hình nhà máy thông minh, phát triển sản xuất các sản phẩm, thiết bị thông minh. Xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn công nghệ, kỹ thuật sản xuất thông minh”.

Nghị quyết 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) đã xác định nội dung cốt lõi của chính sách chủ động tham gia cuộc CMCN 4.0 của nước ta là thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trên tất cả các ngành, lĩnh vực và thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia để Việt Nam sớm trở thành một trong những trung tâm sản xuất và dịch vụ thông minh.

Thời gian qua, Bộ Công Thương đã có sự vào cuộc nhanh chóng, chủ động tham gia vào CMCN 4.0 thông qua các hoạt động: Tuyên truyền phổ biến thông tin; hoàn thiện thể chế, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp bắt kịp CMCN 4.0 và chuyển đổi số; đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ, nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo; phát triển nguồn nhân lực; hợp tác quốc tế. Đặc biệt, quan tâm đến triển khai các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nhanh nhất những ứng dụng công nghệ mới, hiện đại phục vụ cho quá trình chuyển đổi số và thúc đẩy sản xuất thông minh.

Thực tiễn, đã có một số doanh nghiệp trong nước đã mạnh dạn phát triển sản xuất thông minh với hệ điều hành sản xuất trên nền tảng số hóa, kết nối với các dây chuyền tự động toàn nhà máy với thông tin xuyên suốt chuỗi giá trị, từ đặt hàng cho đến sản xuất như Nhà máy ô tô Thaco Madaz, Tổ hợp sản xuất ô tô Vinfast tại Khu kinh tế Cát Hải, Nhà máy sữa Vinamilk tại Bình Dương…

Ông Đào Trọng Cường - Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương) - cho biết, các doanh nghiệp đã nhìn nhận được những cơ hội cũng như những lợi ích mà cuộc CMCN 4.0 mang lại. Tuy nhiên, để tận dụng được, hay nói cách khác là để trở thành một nhà máy thông minh, một doanh nghiệp số sẽ cần một hành trình dài với quyết tâm của doanh nghiệp cũng như vai trò đòn bẩy, hỗ trợ từ phía nhà nước.

Cũng theo ông Đào Trọng Cường, việc phát triển sản xuất thông minh vừa là cơ hội vừa là thách thức để nước ta đẩy mạnh chuyển dịch từ lắp ráp, gia công sang sản xuất sản phẩm theo hướng “Make in Vietnam” - nghĩa là đổi mới sáng tạo tại Việt Nam, thiết kế tại Việt Nam và sản xuất tại Việt Nam; làm chủ các công nghệ sản xuất tiên tiến, đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển (R&D) trong sản xuất các thiết bị số như điện thoại thông minh, tivi thông minh, máy tính bảng, các thiết bị IoT tại Việt Nam.

Xây dựng mô hình nhà máy thông minh, sản xuất tự động hóa nhờ ứng dụng các giải pháp thiết bị hiện đại, giúp doanh nghiệp tối ưu quá trình sản xuất với độ chính xác cao, giảm chi phí, giá thành, tăng tính cạnh tranh cho hàng hóa.
Nga Nguyễn
Bài viết cùng chủ đề: Công nghệ

Tin cùng chuyên mục

CEO NVIDIA nói gì về công nghệ chip quang tiết kiệm điện?

Sắp có cơ chế đột phá thúc đẩy đổi mới sáng tạo

Phát hiện mới về năng lượng hạt nhân ứng dụng cho hàng hải

Trung Quốc đạt bước tiến về phát triển 'mặt trời nhân tạo'

Nhật Bản đưa vật liệu siêu dẫn vào pin thế hệ mới

Triển lãm CES: Trải nghiệm sạc nhanh điện thoại trong 2 giây

4 doanh nghiệp chiến thắng giải thưởng phát triển bền vững

Siêu máy tính 3.000 USD của NVIDIA gây ấn tượng tại CES

HPT D-DAY 2024: Chia sẻ công nghệ tiên tiến và chuyển đổi số cho doanh nghiệp

2 dự án Khởi nghiệp Quốc gia có cơ hội nhận giải thưởng 100.000 USD

LETCO góp phần hiện thực hoá mục tiêu chiến lược khoa học, công nghệ ngành Công Thương

Ngành phân bón tích cực ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

Nâng cao độ tin cậy trong cung cấp điện cho các ứng dụng quan trọng

Nhu cầu mua sắm dịp cuối năm tăng cao là cơ hội để hacker gia tăng tấn công

Số hóa trong lĩnh vực công nghiệp - bài toán cho các nhà sản xuất

40 năm ra đời APC UPS: Dấu son trên hành trình đổi mới sáng tạo bền vững

Năm 2030, lợi ích từ trí tuệ nhân tạo cho doanh nghiệp đạt 79,3 tỷ USD

Vietnam Martech Day 2024: Hợp nhất công nghệ, hướng tới tương lai

Sau 15 ngày ra mắt chính thức, đã có 3 triệu người sử dụng mạng 5G

Công nghệ in 3D Stratays hướng tới phát triển xanh, bền vững