Thứ sáu 08/11/2024 01:40

Tuyên Quang: Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo

Thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo, tạo sinh kế bền vững cho người dân, tỉnh Tuyên Quang xây dựng Chương trình Xúc tiến đầu tư 2023 với 5 nội dung quan trọng

Tập trung vào 5 nội dung quan trọng

Căn cứ Nghị quyết số 24/2021/QH15 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025; Quyết định số 90/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025… Đồng thời bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, văn bản hướng dẫn của Trung ương, nghị quyết, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tỉnh Tuyên Quang xây dựng Chương trình Xúc tiến đầu tư năm 2023 theo hướng, tiếp tục huy động mọi nguồn lực đầu tư trong nước và nước ngoài theo hướng lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư, chọn lọc, lựa chọn lĩnh vực ưu tiên khuyến khích đầu tư nhằm nâng cao chất lượng dòng vốn đầu tư, tăng cường hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư.

Tuyên Quang tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông, tạo thuận lợi thu hút đầu tư

Cụ thể, Chương trình Xúc tiến đầu tư năm 2023 của tỉnh Tuyên Quang sẽ tập trung vào 5 nội dung, bao gồm: Một là, tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo thuận lợi cho nhà đầu tư sản xuất kinh doanh; kịp thời giải quyết khó khăn đầu tư trong việc triển khai thực hiện dự án.

Hai là, tập trung thu hút mời gọi nhà đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp, tạo quỹ đất sạch để thu hút dự án sản xuất kinh doanh; lựa chọn, thu hút đầu tư theo hướng chọn lọc các dự án có chất lượng, tiết kiệm tài nguyên, năng lượng, sử dụng công nghệ hiện đại, công nghệ cao, thân thiện với môi trường phù hợp với định hướng quy hoạch phát triển chung của tỉnh.

Ba là, quan tâm thu hút các dự án có quy mô lớn và vừa, sản phẩm cạnh tranh, tham gia chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu, có giá trị gia tăng cao; ưu tiên thu hút các dự án cung cấp nước sạch sinh hoạt, dự án thu gom xử lý nước thải, rác thải đô thị, rác thải trong khu công nghiệp; dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; khuyến khích gắn phát triển chăn nuôi với công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

Bốn là, ưu tiên thu hút nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực có thế mạnh, lĩnh vực có nhiều dư địa để phát triển như: Sản xuất nông, lâm nghiệp hàng hóa, tập trung vào các sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc sản bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng, giá trị gia tăng cao gắn với xây dựng nông thôn mới; phát huy tiềm năng, đẩy mạnh phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh; phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị động lực và hạ tầng công nghệ, thông tin đồng bộ, theo hướng hiện đại.

Năm là, thu hút nhà đầu tư vào các khu du lịch trọng điểm, phát triển các dịch vụ lưu trú, khu vui chơi giải trí, khu nghỉ dưỡng cao cấp, khu du lịch sinh thái, khu du lịch quốc gia đặc biệt Tân Trào, khu du lịch sinh thái Na Hang, khu du lịch suối khoáng Mỹ Lâm…

Ưu tiên thu hút các đối tác có tiềm năng

Mục tiêu Chương trình xúc tiến /chu-de/quy-dau-tu.topic năm 2023 của tỉnh Tuyên Quang là tập trung vào các đối tác có năng lực tài chính lớn, có kinh nghiệm: Các tập đoàn, tổng công ty; các công ty có hệ thống kinh doanh trên cả nước; các doanh nghiệp đến từ các nền kinh tế phát triển, như: Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore... Đối tác trọng tâm theo quốc gia, vùng lãnh thổ: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và các nhà đầu tư đến từ các nước có nền kinh tế phát triển, các nước sở hữu công nghệ thuộc nhóm G7 bao gồm: Mỹ, Canada, Pháp, Đức, Ý, Anh; các nước có nền kinh tế mới nổi như: Ấn Độ, Nga, Brazil... Phấn đấu trong năm 2023, thu hút vốn đầu tư ngoài ngân sách đạt 10.000 tỷ đồng, tăng trên 20% so với năm 2022.

Tuyên Quang tập trung thu hút nhà đầu tư vào các khu du lịch trọng điểm, phát triển các dịch vụ lưu trú, khu vui chơi giải trí, khu nghỉ dưỡng cao cấp, khu du lịch sinh thái

Để tạo thuận lợi cho hoạt động thu hút đầu tư, Tuyên Quang sẽ xây dựng kế hoạch công tác xúc tiến đầu tư theo ngành, lĩnh vực, tập trung vào những sản phẩm nằm trong chuỗi giá trị hàng hóa có lợi thế, có tiềm năng đầu tư thành vùng hàng hóa tập trung của tỉnh như: Chuỗi giá trị cây công nghiệp cam, chè, mía, dược liệu, cây lâm nghiệp. Các sản phẩm du lịch lịch sử sinh thái, nghỉ dưỡng, tâm linh, các dự án công nghiệp chế biến sâu, dự án phát triển hạ tầng kỹ thuật...

Tăng cường tính liên kết, kết nối với các địa phương lân cận, đặc biệt với các tỉnh, thành phố trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và Vùng Đồng bằng sông Hồng để phát triển kinh tế - xã hội theo hướng đổi mới, sáng tạo, có tính lan tỏa và giá trị gia tăng lớn.

Để thực hiện mục tiêu trên, tỉnh Tuyên Quang cũng sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành liên quan để kịp thời cập nhật các xu hướng đầu tư trên toàn thế giới, các định hướng của trung ương; phối hợp với các đại diện xúc tiến đầu tư tại các nước để nắm bắt các định hướng chính sách của nước sở tại và các tập đoàn lớn. Nghiên cứu về tình hình dịch chuyển dòng vốn đầu tư FDI. Tiếp tục thực hiện các chương trình hợp tác đầu tư và ngoại giao kinh tế để tìm kiếm cơ hội hợp tác, quảng bá nhằm xúc tiến đầu tư tại chỗ, thu hút mở rộng các nguồn vốn và quy mô dự án của nhà đầu tư.

Thực hiện thỏa thuận hợp tác giữa tỉnh Tuyên Quang với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) về tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp. Tiếp tục thực hiện Đề án thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2025, trong đó tập trung thực hiện cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh để thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

Cùng với đó, gắn kết hoạt động xúc tiến đầu tư với các hoạt động xúc tiến thương mại, xúc tiến du lịch và các hoạt động đối ngoại của tỉnh, các chương trình văn hóa qua đó quảng bá hình ảnh tốt đẹp về đất và con người Tuyên Quang nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Đảm bảo kinh phí cho hoạt động xúc tiến đầu tư gắn với xúc tiến thương mại và du lịch.

Tham dự các sự kiện hội nghị, hội thảo, hội chợ… liên quan đến đầu tư trong nước và quốc tế hoặc tổ chức các chương trình kết nối đầu tư tại nước ngoài. Tiếp cận, làm việc với các nhà đầu tư, doanh nghiệp, tổ chức quốc tế để giới thiệu, quảng bá, kêu gọi xúc tiến đầu tư bằng hình thức làm việc trực tiếp, trực tuyến, gửi thư mời, tài liệu, quà tặng…

Nguyễn Hòa
Bài viết cùng chủ đề: xóa đói giảm nghèo

Tin cùng chuyên mục

Xây dựng Quảng Ninh thành trung tâm nhân lực hàng đầu phía Bắc

Đa dạng hình thức kinh doanh ‘thời vụ’ trong tuần lễ hoa dã quỳ ở Gia Lai

Quảng Ninh xuất hiện nhiều 'hạt nhân' tiên phong trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc

Bến Tre: Tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng gần 12% so cùng kỳ

Cà Mau: Phê duyệt kế hoạch quản lý khu bảo tồn biển gần 279 tỷ đồng

Cần Thơ: Chấn chỉnh các hoạt động giao dịch, mua bán nhà ở xã hội

Đà Nẵng: Người dân thấp thỏm, lo lắng sống dưới chân đập Hố Dư

Phê duyệt kết quả thẩm định tác động môi trường dự án cao tốc CT.08 đoạn qua Thái Bình, Nam Định

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chi tiết lịch cắt điện từ ngày 7/11 đến ngày 9/11

Bắc Ninh: Số doanh nghiệp thành lập mới và ‘hồi sinh’ tăng mạnh

Lạng Sơn: Quy định hạn mức đất giao cho tổ chức tôn giáo

Sơn La có tân Giám đốc Công an tỉnh

Nam Định: Chứng nhận đăng ký đầu tư mới và điều chỉnh tăng vốn cho 29 dự án FDI

Hải Phòng điều động và bổ nhiệm nhiều giám đốc tại các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Y tế

Đường Trường Sơn Đông đoạn qua tỉnh Kon Tum sạt lở gây ách tắc giao thông

Quảng Nam: Truy trách nhiệm lãnh đạo huyện, xã nếu để phát sinh tàu cá '3 không'

Chuyển đổi số nâng cao chất lượng dạy và học ở Quảng Ninh

Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn Nguyễn Ngọc Lương làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai

TP. Hồ Chí Minh: Nhiều doanh nghiệp xin xử lý container hàng tồn đọng tại cảng Cát Lái

Quảng Ninh: Sẵn sàng cho Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số cấp tỉnh lần thứ IV, năm 2024