Chủ nhật 22/12/2024 15:34

Tuyên Quang: Chè Shan tuyết Na Hang thành công… nhờ chuyển đổi số

Nhờ chuyển đổi số, chè Shan tuyết của Tuyên Quang đã thực sự “lên ngôi” trở thành sản phẩm hàng hóa có giá trị cao được khách hàng trong, ngoài nước biết đến.

Nâng tầm giá trị chè Việt Nam

Huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang không chỉ là địa danh được biết đến bởi sức cuốn hút kỳ lạ của một vùng sinh thái với những điểm du lịch hấp dẫn, những cánh rừng nguyên sinh… mà còn nổi tiếng với đặc sản chè Shan tuyết cổ thụ đặc biệt thơm ngon. Chè Shan tuyết đã khẳng định được thương hiệu trên thị trường, được xem là một trong những thức uống thơm ngon bậc nhất cả nước, trở thành một trong những cây trồng xóa đói, giảm nghèo chủ lực ở huyện vùng cao Na Hang.

Từ năm 2000, để phát huy tiềm năng, đồng thời thực hiện phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, tỉnh Tuyên Quang đã thực hiện dự án trồng rừng bằng chè Shan tuyết. Đến nay, chè Shan tuyết huyện Na Hang được trồng tập trung ở 3 xã gồm xã Sinh Long, Hồng Thái và Sơn Phú.

Hiện nay, tổng diện tích vùng nguyên liệu chè Shan tuyết trên địa bàn xã là trên 64 ha, trong đó có 29 ha chè cổ thụ hàng trăm năm tuổi, có 35 ha chè trồng trên 25 năm tuổi đang được Hợp tác xã Sơn Trà, xã Hồng Thái, huyện Na Hang liên kết với các hộ dân trên địa bàn bảo vệ chăm sóc và thu hái.

Chè Shan tuyết Tuyên Quang ngày càng khẳng định được giá trị của mình. Ảnh: MH

Ông Đặng Ngọc Phố, Giám đốc Hợp tác xã Sơn Trà, cho biết điều đặc biệt về sản phẩm chè Shan tuyết của Hợp tác xã Sơn Trà là “ba không”, cây chè của địa phương được thiên nhiên ưu ái không có sâu bệnh, cây sinh trưởng tốt; không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; không pha chế, ướp hương liệu.

Ông Tô Viết Hiệp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Na Hang, cho biết, tất cả sản phẩm chè Shan tuyết ở Na Hang đều được trồng ở độ cao từ 800-1.000m so với mặt nước biển, nên chất lượng sản phẩm hội tụ đủ các yếu tố hương thơm, vị đậm. Đặc biệt, toàn bộ các khâu sản xuất từ trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến… đều đảm bảo chất lượng chè sạch. Hương vị và chất lượng của chè Shan tuyết Tuyên Quang có tính khác biệt so với các sản phẩm chè cùng loại trên thị trường hiện có.

Hiện nay, huyện Na Hang cũng khuyến khích người dân đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học vào trong sản xuất, tăng cường quảng bá thương hiệu, tuyên truyền và quản lý việc trồng, chăm sóc, chế biến theo tiêu chuẩn chè sạch.

Chè Shan Tuyết “lên ngôi” nhờ chuyển đổi số

Chuyển đổi số được đánh giá là đòn bẩy quan trọng, tạo ra những cơ hội giúp người dân trên địa bàn tỉnh thoát nghèo.

Nắm bắt xu thế chuyển đổi số, những năm gần đây, nhiều hộ nông dân tỉnh Tuyên Quang từng bước tiếp cận, nắm bắt cơ hội trong việc quảng bá giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm, chè Shan tuyết của huyện Na Hang đã thực sự “lên ngôi” trở thành sản phẩm hàng hóa có giá trị cao, được khách hàng trong và ngoài nước biết đến.

Chè Shan tuyết Na Hang đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý từ tháng 4/2021 trên địa bàn 6 xã của huyện. Bên cạnh đó, dưới tác động của chuyển đổi số, sức quảng bá của chè Shan tuyết Na Hang đã không ngừng vươn xa.

Đến nay, chè Shan tuyết Hà Giang được chế biến thành các dòng sản phẩm như Trà xanh, Hồng trà, Trà đen, Bạch trà và đạt được nhiều giải thưởng tại các cuộc thi trà quốc tế, đạt chứng nhận sản phẩm hữu cơ organic tiêu chuẩn châu Âu, chứng nhận sản phẩm OCOP chất lượng cao. Trà Shan tuyết Hà Giang đã có mặt tại trên 20 quốc gia ở châu Âu, châu Á, châu Mỹ.

Với diện tích hiện có trên 1.286 ha chè Shan tuyết, hầu hết các hợp tác xã sản xuất chè trên địa bàn trong tình trạng khan hàng do nhu cầu của khách tăng. Điều đó cho thấy giá trị kinh tế của cây chè có vị thế đặc biệt đối với đồng bào vùng cao.

Hòa cùng xu thế chuyển đổi số hiện nay, nhiều nông dân trên địa bàn Tuyên Quang đã tích cực ứng dụng công nghệ trong sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ nông sản, góp phần đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm và mức thu nhập.

Ông Nguyễn Văn Tái, thôn Làng Bát, người đã có 10 năm trồng chè chia sẻ, nhờ áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, chè Làng Bát lúc nào cũng bán giá 180 nghìn đồng/kg. Hơn 1 ha chè nhà ông, sau khi trừ chi phí, mỗi năm cũng cho lãi hơn 200 triệu đồng.

Ông Vũ Văn Bẩy, thôn Thọ Bằng gần 4 năm nay chè phát triển tốt, năng suất cao hơn nhờ áp dụng phương pháp tưới ẩm. Ông Bẩy, chia sẻ: “2 ha chè giống LDP1 được áp dụng hệ thống tưới tiên tiến, cây chè đủ độ ẩm chè lên đều, năng suất tăng 20% so với chưa áp dụng tưới ẩm. Gia đình thu 30 tấn chè búp tươi/lứa, thu nhập cả năm được khoảng 120 triệu đồng.

Có hệ thống tưới cấp ẩm gia đình đỡ rất nhiều công tưới, mỗi tuần chỉ cần bật công tắc 1 lần khoảng 2 tiếng là toàn bộ 2 ha chè được tưới như nhau. Trước đây tưới thủ công 1 buổi sáng cả gia đình 4 nhân công tưới cả ngày chưa xong mà cũng không tưới được đều, vừa lãng phí nước, vừa bị rửa trôi phân bón”.

Có thể thấy, việc đẩy mạnh chuyển đổi số là “chìa khóa” để nông nghiệp địa bàn vùng cao tận dụng được những cơ hội tiếp cận khách hàng, vừa hướng tới sự phát triển một cách bền vững; giúp cho những sản vật đặc sản vùng cao đến được với những thị trường lớn, giúp các xã vùng cao phát triển kinh tế.

Nhiều trường hợp người dân trước đó chưa có khái niệm về bán hàng, kinh doanh online nhưng đến nay đã có doanh thu lên đến hàng trăm triệu đồng từ việc đưa đặc sản của quê hương lên nền tảng số. Việc phát triển kinh tế số đã thay đổi hoàn toàn nhận thức, cách làm truyền thống của người dân, hộ gia đình về tiêu thụ sản phẩm trên không gian số, sàn thương mại điện tử, mở rộng không gian tiêu thụ sản phẩm ra toàn quốc và các nước trên thế giới.

Anh Bàn Văn Tranh, Giám đốc Hợp tác xã chè Thượng Nông cho biết, nhờ có thương hiệu cùng với kênh bán hàng qua mạng xã hội thuận lợi nên sản phẩm làm đến đâu tiêu thụ hết đến đó.

Bước sang năm 2024, toàn tỉnh Tuyên Quang hiện có 1.733 tổ công nghệ số ở thôn, tổ dân phố; 138 tổ công nghệ số cấp xã với tổng số trên 10 nghìn thành viên. Đây là cánh tay nối dài của ban chỉ đạo về chuyển đổi số các cấp, đóng vai trò then chốt đưa công nghệ số, kỹ năng số đến với người dân, đưa công nghệ số vào mọi ngõ ngách cuộc sống.

Ông Nguyễn Thị Vĩnh An - Phó Chủ tịch Hội Nông dân Tuyên Quang - cho biết: Đại hội Hội Nông dân tỉnh lần thứ X xác định, hỗ trợ nông dân thực hiện chuyển đổi số trong sản xuất và tiêu thụ nông sản là một trong những khâu đột phá trong nhiệm kỳ 2023 - 2028.

"Một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của huyện về chuyển đổi số đó là xây dựng và chuẩn hóa cơ sở dữ liệu, nền tảng công nghệ để kết nối thương mại điện tử cho các sản phẩm đặc trưng; hỗ trợ các thiết bị giúp người dân truy cập internet như sử dụng máy tính, điện thoại thông minh. Để phát huy hiệu quả chuyển đổi số, cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của bà con về các vấn đề liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin, mạng internet trong đời sống và sản xuất. Bên cạnh đó, công nghệ số cần bám sát vào đời sống bà con thông qua các hoạt động thiết thực", Chủ tịch UBND huyện Na Hang nhấn mạnh.

Cây chè Shan tuyết không chỉ là sinh kế của bà con vùng dân tộc Mông, Dao huyện Na Hang mà còn tạo việc làm thời vụ quan trọng cho người dân trên địa bàn nhờ hái chè. Với việc phát triển kinh tế số đã thay đổi hoàn toàn nhận thức, cách làm truyền thống của người dân, hộ gia đình về tiêu thụ sản phẩm trên không gian số, sàn thương mại điện tử, mở rộng không gian tiêu thụ sản phẩm từ bó hẹp trong địa bàn, trong huyện, trong tỉnh Tuyên Quang ra ngoại tỉnh và toàn quốc.

Đức Lâm
Bài viết cùng chủ đề: Chuyển đổi số

Tin cùng chuyên mục

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng