Thứ sáu 29/11/2024 07:50

Tương lai bất định của Tổ chức Các nước xuất khẩu Dầu mỏ

Tại cuộc họp cấp bộ trưởng vào tháng 6, các nhà lãnh đạo Tổ chức Các nước xuất khẩu Dầu mỏ đã quyết định gia hạn cắt giảm sản lượng tự nguyện đến năm 2024.

Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đã quyết định điều chỉnh hạn ngạch của những thành viên khi khó đạt được mức sản lượng đã thỏa thuận trước đó.

Trong khi đó, OPEC đã đề xuất tiếp nhận Guyana với tư cách thành viên nhưng Guyana từ chối, nói rằng họ muốn tập trung vào tăng trưởng sản xuất. Brazil cũng đã phản đối việc trở thành một thành viên của nhóm.

Về phần mình, Indonesia đã rời OPEC vào giữa những năm 2000 khi nước này trở thành nước nhập khẩu dầu ròng nhưng sau đó lại gia nhập nhóm.

Thông tin báo cáo cho biết, UAE đang cân nhắc rời khỏi nhóm. UAE đã nhanh chóng phủ nhận báo cáo, nhưng khả năng còn bỏ ngỏ, đặc biệt là khi báo cáo được đưa ra trong thời điểm căng thẳng chính trị gia tăng giữa UAE và đối tác lớn hơn của OPEC là Ả rập Xê út.

Tại cuộc họp OPEC + vừa qua, Ả Rập Xê Út đã công bố tự nguyện cắt giảm sản lượng 1 triệu thùng/ngày trong khi UAE được phép tăng sản lượng của chính mình thêm 200.000 thùng/ngày. Tuy nhiên, đây có thể không phải là phần quan trọng nhất của tin tức được đưa ra từ cuộc họp đó.

Một yếu tố khác của thỏa thuận có thể có ý nghĩa cao hơn - việc điều chỉnh các đường cơ sở và hạn ngạch sản xuất. Với sự điều chỉnh, OPEC thừa nhận rằng một số thành viên, chẳng hạn như Iraq, Nigeria và Angola đơn giản là không có năng lực sản xuất để sản xuất nhiều như hạn ngạch ban đầu của họ yêu cầu.

Vì vậy, những hạn ngạch này đã được điều chỉnh cho phù hợp, phản ánh những khó khăn của các thành viên OPEC này trong việc thu hút vốn nước ngoài, nguồn vốn mà họ phụ thuộc vào để phát triển nguồn tài nguyên hydrocarbon của mình. Đồng thời, việc cắt giảm tự nguyện của Ả-rập Xê-út diễn ra trong bối cảnh kế hoạch tăng công suất sản xuất dự phòng lên 13 triệu thùng mỗi ngày trong trung hạn và các kế hoạch khá giống nhau ở UAE.

Nói cách khác, một số thành viên OPEC có thể đang gặp khó khăn để thậm chí duy trì sản xuất, nhưng những thành viên khác đang tăng công suất dự phòng vì họ có đủ khả năng để làm điều đó. Điều này có thể làm gia tăng khoảng cách giữa các thành viên vùng Vịnh (bao gồm Iraq - và các thành viên châu Phi như Nigeria và Angola). Chắc chắn là các thành viên vùng Vịnh đã chiếm thế thượng phong trong OPEC.

Việc điều chỉnh hạn ngạch sẽ chỉ làm tăng ảnh hưởng của họ và giảm ảnh hưởng của các thành viên châu Phi. Đã có những suy đoán liệu các thành viên châu Phi này có thể không quyết định đi theo con đường của Indonesia hay không. Nigeria đã hơn một lần phàn nàn về hạn ngạch, ngay cả khi nước này không đạt được hạn ngạch.

UAE cũng vậy, một thành viên vùng Vịnh - một thành viên của nhóm chiếm ưu thế trong OPEC. Hiện tại, tư cách thành viên của OPEC và quyền quyết định giá thế giới đã giữ nhóm này lại với nhau, nhưng điều gì sẽ xảy ra khi giá thế giới ngừng phản ứng?

Các nhà kinh doanh dầu dường như không quan tâm đến cung và cầu dầu. Điều họ quan tâm là các báo cáo và dự đoán về GDP cũng như dữ liệu mới nhất về hoạt động của nhà máy ở Trung Quốc và Mỹ. Kết quả là, giá bị kẹt quanh mức 70-75 USD một thùng, và ngay cả tin tức rằng Ả Rập Xê Út sẽ gia hạn cắt giảm tự nguyện và Nga sẽ cắt giảm xuất khẩu cũng không giúp đẩy giá lên cao hơn.

Tình trạng này hẳn là nguyên nhân gây thất vọng trong nhóm, cũng như kỳ vọng của các nhà phân tích rằng những đợt cắt giảm này, theo Eurasia Group, sẽ làm thay đổi rất ít tâm lý bi quan trong một thị trường đang bi quan về triển vọng tăng trưởng nhu cầu dầu trong nửa cuối năm. Quốc gia Nam Mỹ đã trở thành một điểm nóng dầu mỏ chỉ trong vài năm đã từ chối tham gia nhóm với lý do họ muốn tối đa hóa lợi nhuận mà họ có thể khai thác từ các nguồn tài nguyên của mình.

Duy Hưng (tổng hợp)
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường dầu mỏ

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 28/11: Lính Ukraine đầu hàng ở Kursk; Kiev dội ATACMS vào sân bay Nga

Sắp diễn ra tọa đàm 'Những kết quả từ FTAP: Địa phương, doanh nghiệp nhận được những lợi ích gì?'

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 27/11: Nga bắt giữ chỉ huy Ukraine ở Kursk; UAV Ukraine tấn công kho dầu Nga ở Kaluga

FTA Index - động lực để Hải Phòng tăng thu hút đầu tư chất lượng cao

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 26/11/2024: Nga sẵn sàng tấn công tên lửa các căn cứ Mỹ và phương Tây?

Ông Donald Trump nêu lý do tăng thuế nhập khẩu từ Trung Quốc, phản ứng phía Bắc Kinh ra sao?

Kỳ vọng bộ chỉ số FTA Index sẽ gỡ khó kịp thời cho doanh nghiệp

Tận dụng Hiệp định CPTPP, dệt may tăng xuất khẩu sang thị trường mới

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 26/11: Nga bắt giữ cựu binh Anh ở Ukraine; Kiev công bố ảnh đầu đạn tên lửa Oreshnik

Việt Nam - Lào - Campuchia tổ chức thành công diễn tập cứu hộ cứu nạn

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 25/11/2024: 200 mục tiêu của tên lửa ATACMS trên lãnh thổ Nga đã được xác định

Bước ngoặt COP29: Đạt thỏa thuận góp 300 tỷ USD để hỗ trợ biến đổi khí hậu cho các nước nghèo hơn

Hệ sinh thái FTA: Giải pháp tốt cho ngành dệt may tận dụng Hiệp định UKVFTA

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 25/11: Lính đánh thuê thiệt mạng ở Kursk; Tên lửa ATACMS tập kích vào Nga

Hiệp định EVFTA - động lực mở đường lớn cho hợp tác thương mại, đầu tư Việt Nam - Bulgaria

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 24/11: NATO họp khẩn, Quốc hội Ukraine hủy họp vì tên lửa ICBM của Nga

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 23/11/2024: Tổng thống Ukraine thay đổi quan điểm về cuộc xung đột với Nga?

Tình báo Ukraine nói tên lửa Oreshnik của Nga bay hơn 13.000km/giờ

Trí tuệ nhân tạo AI được cho thử nghiệm tác chiến không quân

Việt Nam - Ấn Độ nâng cao khả năng phối hợp trong hoạt động gìn giữ hòa bình