Thứ năm 05/12/2024 02:27

Từ việc kỷ luật Thượng toạ Thích Chân Quang: Gìn giữ, hộ trì sự trong sáng của chánh pháp

Việc Thượng toạ Thích Chân Quang, Đại đức Thích Nhuận Đức có thông báo kỷ luật cho thấy sự cần thiết của việc hộ trì sự trong sáng của chánh pháp.

Nói về việc Giáo hội Phật giáo Việt Nam vừa ra thông báo kỷ luật với Thượng toạ Thích Chân Quang, Đại đức Thích Nhuận Đức, theo Hoà thượng Thích Gia Quang, Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng Ban Thông tin - Truyền thông Trung ương Giáo hội cho rằng, việc này là kịp thời, đạt được nhiều mục tiêu. Đó là bảo vệ sự trong sáng của chánh pháp; củng cố tín tâm của người mộ đạo đối với Phật giáo và Giáo hội Phật giáo Việt Nam; đồng thời việc này cũng làm trang nghiêm cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Nói về những đặc tính của chánh pháp có thể kể đến một số đặc tính như tính hiện kiến, tính vô nhiệt, tính ứng thời, tính dẫn đạo, tính cận quán, tính trí giả nội chứng. Còn theo Hoà thượng Thích Nhất Hạnh, chánh pháp có một số đặc tính như thiện thuyết, hiện chứng, vượt thoát thời gian, đến để mà thấy, dẫn đạo đi lên, tự mình có thể giác tri và còn có thể bổ sung thêm một đặc tính nữa là không có phiền não.

Ảnh minh hoạ.

Chánh pháp dù được quan niệm như là phương tiện của người tu hành hay là những điều tạo nên hình ảnh, tín tâm của Giáo hội luôn chứa những yếu tố trong sáng đầy cao cả, đầy trí tuệ, ai cũng có thể tiếp cận, ai cũng có thể tự tu tập. Chánh pháp đều có tính dẫn đường, chỉ lối cho chúng sinh mà không mơ hồ. Không những vậy đó đều là những điều mà Đức Phật đã trải qua, đã ngộ ra để muốn chúng sinh được thực hành, tu tập.

Chỉ cần ngày nào những người con Phật biết sống thực hành theo lời dạy của Đức Phật lấy phát triển trí tuệ từ bi làm thành tựu; lấy cứu giúp chúng sinh làm bổn phận, trau dồi giới hạnh, phát huy định tuệ của mỗi cá nhân người con Phật thì chánh pháp sẽ luôn trường tồn. Đó cũng chính là cách gìn giữ, hộ trì những yếu tố trong sáng của chánh pháp mang tính thiết thực nhất.

Bởi chánh pháp nếu không được gìn giữ, tiếp nối và trao truyền thì ngày càng tổn giảm; không làm cho tỏ rạng chân lý của chánh pháp thì chúng sinh sẽ quay lưng.

Từ việc xử lý kỷ luật Thượng toạ Thích Chân Quang, Đại đức Thích Nhuận Đức, một lãnh đạo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam khẳng định, Giáo hội Phật giáo Việt Nam luôn luôn hướng dẫn, cổ vũ, khuyến tấn và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tăng ni, phật tử và mọi người trong xã hội bày tỏ niềm tin, thực hành giáo pháp, kính ngưỡng, phụng hành lời dạy của Đức Phật, tu tập các pháp môn của đạo Phật theo đúng chánh pháp, giới luật Phật chế, cũng như phải tuân thủ theo pháp luật Nhà nước.

Giáo hội tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; cũng như quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo của tất cả mọi người dân.

Đồng thời, theo Thượng toạ Thích Đức Thiện, Giáo hội có trách nhiệm xử lý các tổ chức, cá nhân có những phát ngôn, thông tin truyền thông có nội dung xuyên tạc, thiếu chính xác, thiếu khách quan liên quan đến Phật giáo và Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Theo đó Giáo hội sẽ tiếp tục làm việc và chấn chỉnh việc thuyết giảng của tăng ni, nhất là trên không gian mạng xã hội.

Mới đây, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã phát động Giải báo chí toàn quốc về Phật giáo "Tuyên truyền lối sống tốt đạo - đẹp đời, Phật giáo Việt Nam đồng hành cùng dân tộc" lần thứ nhất, năm 2024. Thông qua giải báo chí này góp phần tuyên truyền và phổ biến kiến thức về Phật giáo, nâng cao sự hiểu biết và đồng cảm giữa các tôn giáo và các cộng đồng tôn giáo khác nhau. Cộng đồng phật tử và cả xã hội có cơ hội tiếp cận với những thông điệp tích cực, nhân văn và hòa bình của Phật giáo, từ đó lan tỏa những giá trị này đến với mọi tầng lớp trong xã hội. Đó cũng là một phương cách thiết thực để giữ gìn sự trong sáng của chánh pháp Phật giáo cũng như lan toả sự trong sáng đó trong đời sống xã hội.

Quang Lộc
Bài viết cùng chủ đề: Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Lòng tham - mảnh đất nuôi dưỡng cho hình thức lừa đảo Ponzi

Luật Điện lực (sửa đổi): Giải quyết bất cập trong giao dịch mua bán điện

PGS.TS. Ngô Trí Long: Luật Điện lực (sửa đổi) tạo ra khung pháp lý thuận lợi cho phát triển thị trường điện

Những ý kiến tâm huyết của các đại biểu Quốc hội để hoàn thiện Luật Điện lực (sửa đổi)

Chuyện ở huyện Sóc Sơn: Đấu giá đất hay cố tình phá đám?

Gian nan bài toán xử lý chợ tự phát ở Hà Nội

Tinh gọn bộ máy trong kỷ nguyên vươn mình: Thấy gì từ những cuộc cắt giảm lịch sử?

Sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Chính sách cần gắn với thực tiễn

Từ ‘cơn sốt’ vé ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’: Âm nhạc chất lượng sẽ thắng trên ‘sân nhà’

Để ngành công nghiệp ô tô Việt Nam hòa vào 'dòng chảy' cung ứng toàn cầu

'Dẹp loạn' quảng cáo sai sự thật: 'Cuộc chiến' chưa hồi kết trên không gian mạng

Quản lý chợ khu vực miền Trung - Tây Nguyên: Vẫn còn đó những trăn trở

Thành phố Hà Nội sẽ làm gì để chống “mùa” bụi mịn?

Xét tuyển đại học bằng học bạ khó phản ánh năng lực thực chất của học sinh, dễ nảy sinh tiêu cực

Lòng yêu nước 'cháy rực' trên sân trường: Hiệu ứng tích cực từ 'Anh trai vượt ngàn chông gai'

“Cấm” thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng: Có khả thi?

Nhà giáo trong kỷ nguyên số cần biến thách thức thành cơ hội để ngành giáo dục vươn mình

Hàng Việt và giải pháp đối mặt với những ‘gã khổng lồ’ thương mại điện tử

Từ thông điệp chống lãng phí của Tổng Bí thư suy ngẫm về việc xử lý thành công các dự án tồn đọng

Tặng quà nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam: Tôn vinh thực sự hay áp lực hình thức?