Thứ sáu 20/12/2024 12:52

Từ năm 2025, sẽ không còn tình trạng thiếu công bằng trong các phương thức tuyển sinh đại học?

Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các trường đại học hoàn thiện phương thức tuyển sinh từ năm 2025 trở đi, khắc phục triệt để tình trạng thiếu công bằng.

Nâng cao năng lực quản trị đại học

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Công văn số 4606/BGDĐT-GDĐH về việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2024 - 2025 đối với giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm.

Theo đó, thực hiện nhiệm vụ năm học 2024 - 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các đại học, học viện, trường đại học, các trường cao đẳng sư phạm tiếp tục đẩy mạnh triển khai, hoàn thành tốt các nhiệm vụ của ngành theo các chương trình hành động, chương trình công tác trong nhiệm kỳ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, nhất là triển khai thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.

Đồng thời, huy động mọi nguồn lực để nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng đào tạo và nghiên cứu trong toàn hệ thống; chuẩn bị tốt các tiền đề cho giai đoạn phát triển mới của giáo dục đại học, thực hiện đột phá chiến lược về nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực, ngành trọng điểm.

Trên cơ sở đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra các nhiệm vụ trọng tâm, đột phá bao gồm: Hoàn thiện chiến lược phát triển, kiện toàn tổ chức bộ máy, huy động mọi nguồn lực để nâng cao năng lực quản trị đại học, tăng cường các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục, hoàn thiện và phát triển hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong, cải thiện các chỉ số hoạt động của mỗi cơ sở đào tạo, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của chuẩn cơ sở giáo dục đại học.

Các trường đại học, cao đẳng sư phạm phải tạo được bước chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng đào tạo. Ảnh: Hồng Hạnh

Đổi mới mạnh mẽ chương trình và phương thức đào tạo gắn với tăng cường công tác quản lý, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực và năng lực nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo, nhất là trong các lĩnh vực, ngành trọng điểm theo định hướng phát triển của các vùng và địa phương.

Tăng cường ứng dụng công nghệ số, nhất là trí tuệ nhân tạo trong toàn hệ thống giáo dục đại học, gắn với cải cách hành chính, đổi mới phương thức quản lý và quản trị nhà trường, đổi mới phương pháp dạy và học, thi và kiểm tra, đánh giá, tạo tác động tích cực cho đổi mới giáo dục phổ thông.

Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, thu hút, phát triển đội ngũ giảng viên, nhà khoa học trình độ cao, chuyên gia đầu ngành, đặc biệt là trong một số ngành, lĩnh vực trọng điểm, then chốt, công nghệ cao.

Tổ chức triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ, chuẩn bị tốt các đề án, dự án theo các chương trình hành động của Chính phủ thực hiện các nghị quyết của Trung ương và Bộ Chính trị; các chiến lược, quy hoạch, chương trình, đề án do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, nhất là phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ các ngành công nghệ cao của Việt Nam, trong đó tập trung vào các ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, an ninh mạng, công nghệ sinh học và năng lượng xanh.

Hoàn thiện các phương thức tuyển sinh từ 2025

Từ các nhiệm vụ trọng tâm, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các cơ sở đào tạo hoàn thiện chiến lược phát triển, kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực quản trị, đẩy mạnh thực hiện tự chủ đại học theo đúng chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Tăng cường đào tạo, thu hút và phát triển đội ngũ giảng viên, đặc biệt cho các ngành STEM (Science - Khoa học, Technology - Công nghệ, Engineering - Kỹ thuật, Mathematic - Toán học) và những ngành trọng điểm khác; chú trọng công tác bồi dưỡng, nâng cao năng lực cốt lõi cho giảng viên. Trong đó, tận dụng khai thác các nguồn học bổng, tạo điều kiện và thực hiện các biện pháp hỗ trợ cần thiết để có nhiều giảng viên được đi học nâng cao trình độ, nhất là đi học tiến sĩ theo Đề án 89; ưu tiên giảng viên các ngành STEM phục vụ phát triển các lĩnh vực công nghệ cao và các lĩnh vực trọng điểm khác của đất nước.

Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các trường đại học hoàn thiện các phương thức tuyển sinh từ năm 2025 trở đi, khắc phục triệt để tình trạng thiếu công bằng trong xét tuyển. Ảnh: Nghiêm Hương

Hoàn thành công tác tuyển sinh năm 2024 theo đúng quy định; hoàn thiện các phương thức tuyển sinh từ năm 2025 bảo đảm chất lượng và công bằng, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình và phương pháp giáo dục phổ thông.

Trong đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo nhấn mạnh hoàn thiện và công bố kịp thời các phương thức tuyển sinh từ năm 2025 trở đi, khắc phục triệt để vấn đề thiếu công bằng, tin cậy trong các phương thức, tiêu chí xét tuyển; bảo đảm phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, đồng thời có tác động tích cực tới hoạt động dạy và học trong giáo dục phổ thông.

Đổi mới, hiện đại hóa chương trình và phương thức đào tạo, đáp ứng tốt hơn nhu cầu nhân lực chất lượng cao của thị trường lao động và nhu cầu học tập đa dạng của người học trong bối cảnh mới.

Thúc đẩy nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo gắn với đào tạo trình độ cao và nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, chú trọng chất lượng và tác động xã hội. Trong đó, tăng cường công bố khoa học trên các tạp chí uy tín quốc gia và quốc tế, đẩy mạnh đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ gắn với đào tạo, nhất là đào tạo tiến sĩ; quy hoạch hệ thống phòng thí nghiệm, trung tâm nghiên cứu gắn với các nhóm nghiên cứu, các đơn vị chuyên môn đơn ngành và đa ngành.

Bảo đảm trích đủ kinh phí từ nguồn thu học phí cho hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của người học, giảng viên cơ hữu và phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ của cơ sở giáo dục đại học.

Tăng cường kiểm soát liêm chính khoa học trong các hoạt động nghiên cứu, hợp tác nghiên cứu và công bố kết quả nghiên cứu, nhất là các bài báo, báo cáo khoa học; chủ động lồng ghép các nội dung về sở hữu trí tuệ, liêm chính khoa học, kỹ năng khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo vào chương trình đào tạo. Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ việc khai báo dữ liệu về khoa học và công nghệ trên hệ thống cơ sở dữ liệu về giáo dục đại học...

Ngân Thương
Bài viết cùng chủ đề: trường đại học

Tin cùng chuyên mục

Nhân sự 19/12: Quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về tổ chức nhân sự tại Quân chủng Hải quân

Dự báo thời tiết biển hôm nay 20/12/2024: Có mưa dông lốc xoáy, gió giật mạnh trên biển

Dự báo thời tiết hôm nay 20/12/2024: Cả nước nhiều khu vực nắng ấm

Vụ phóng hỏa đốt quán cafe ở Hà Nội: Thông tin mới nhất

Bộ Ngoại giao Việt Nam thông tin về vụ việc công dân Việt bị sát hại tại Singapore

Bàn giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động hỗ trợ đổi mới sáng tạo vùng Đông Nam Bộ

Lâm Đồng: Mức thưởng Tết thấp nhất là 100 nghìn đồng

Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục

Bàn giải pháp giải quyết thách thức trong quản lý sức khỏe hô hấp

Sử dụng công nghệ thanh toán hiện đại trên tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên

Gợi ý những món quà độc đáo tặng người thương dịp Noel

Sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả là vấn đề cấp thiết

Chi trả chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp đầy đủ, kịp thời dịp Tết

Kiến tạo môi trường an toàn, minh bạch: Cơ hội cho doanh nghiệp phát triển bền vững

Vụ phóng hỏa đốt quán café ở Hà Nội: Xác định danh tính 4/11 nạn nhân tử vong

Hà Nội: Hình ảnh mới nhất vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng khiến 11 người tử vong

Phó Thủ tướng yêu cầu dành mọi ưu tiên cứu chữa người bị thương vụ cháy quán cà phê tại Hà Nội

Công ty Thủy điện A Vương trao 70.000 cây quế giống cho người dân lưu vực hồ thủy điện A Vương

Hà Nội: Cháy quán hát ở Phạm Văn Đồng, xe cứu thương chở nhiều nạn nhân rời hiện trường

Nhân sự 18/12: Tỉnh ủy Hà Giang, Cà Mau thực hiện quy trình về công tác cán bộ