Thứ năm 03/04/2025 04:09

Truy xuất nguồn gốc thực phẩm khiến 37 người ngộ độc

Bộ Y tế chỉ đạo điều tra vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại TP. Hồ Chí Minh, yêu cầu truy xuất nguồn gốc, xử lý vi phạm và tăng cường đảm bảo an toàn thực phẩm.

Sáng 31/3, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết đã nhận được thông tin về vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm do ăn bánh mì, khiến 37 người nhập viện, trong đó có 33 học sinh Trường THCS Tân Túc, huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh.

Trước tình hình này, Cục An toàn thực phẩm đã có công văn đề nghị Sở An toàn thực phẩm TP. Hồ Chí Minh chỉ đạo các bệnh viện tập trung điều trị cho bệnh nhân, sẵn sàng hội chẩn với tuyến trên nếu cần.

Các bệnh nhân cấp cứu tại Bệnh viện Quận 11. Ảnh: Phương Lê

Đồng thời, yêu cầu tổ chức điều tra nguyên nhân vụ ngộ độc, truy xuất nguồn gốc thực phẩm nghi ngờ, lấy mẫu xét nghiệm và xử lý nghiêm nếu phát hiện vi phạm. Cơ sở cung cấp thực phẩm nghi ngờ bị tạm đình chỉ để kiểm tra việc tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm, đồng thời công khai kết quả điều tra để cảnh báo cộng đồng.

Cục cũng đề nghị Sở An toàn thực phẩm TP. Hồ Chí Minh tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn các cơ sở kinh doanh thực phẩm thực hiện nghiêm các quy định về vệ sinh, quản lý nguồn gốc nguyên liệu, kiểm thực 3 bước và lưu mẫu thực phẩm.

Ngoài ra, cần đẩy mạnh giáo dục người dân về an toàn thực phẩm, khuyến cáo tránh sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc.

Bên cạnh đó, Cục An toàn thực phẩm yêu cầu Sở thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Bộ Y tế và Chính phủ về phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn năm 2025.

Trước đó, ngày 30/3, BSCKII Trần Chánh Xuân - Giám đốc Bệnh viện Quận 11, TP. Hồ Chí Minh - cho biết, ngày 29/3, bệnh viện đã tiếp nhận 37 trường hợp nghi ngộ độc thực phẩm. Trong đó, có 2 trường hợp là trẻ em phải nhập viện điều trị tại khoa Nhi, 35 ca còn lại được xử trí tại khoa Cấp cứu, kê toa và hướng dẫn theo dõi tại nhà.

Trong số này, 21 ca được thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng như tổng phân tích tế bào máu, men gan (AST, ALT), creatinin, CRP định lượng và điện giải đồ. Tất cả các bệnh nhân được điều trị bằng kháng sinh, bù dịch và giảm triệu chứng.

Hiện, còn một bệnh nhi được theo dõi tại bệnh viện, tuy nhiên, sức khỏe đã ổn định. Các trường hợp còn lại cũng đã được xử trí và hồi phục tốt.

Theo thông tin ban đầu, các bệnh nhân nghi ngộ độc đều ăn bánh mì tại Công viên Văn hóa Đầm Sen (Quận 11) trong lúc đi chơi.

Thảo Nguyên
Bài viết cùng chủ đề: Ngộ độc thực phẩm

Tin cùng chuyên mục

Hòa Bình: Gần 600 người nghèo được khám, cấp thuốc miễn phí

Anti vaccine - cha mẹ đẩy con vào 'vòng tay tử thần'

Virus HPV sẽ khiến 200.000 phụ nữ tử vong, đừng thờ ơ với vaccine

Từ 1/6/2025: Khám bệnh ‘siêu’ nhanh với ứng dụng VssID, VneID

Thúc đẩy triển khai phần mềm xây dựng thực đơn cho mẹ và bé tại Điện Biên

Thái Bình làm gì để khống chế dịch viêm não mô cầu?

Nghệ An chấn chỉnh hoạt động quảng cáo khám, chữa bệnh

Bộ Y tế cấp phép lưu hành thêm 699 loại thuốc

Infographic | Kết quả triển khai tiêm chủng vaccine sởi

Bùng phát bệnh sởi ở Hà Nội: Đã có ca tử vong, nhiều trẻ chưa tiêm vaccine

Infographic | 10 thông điệp phòng, chống bệnh sởi

Thời tiết chuyển mùa, lưu ý gì để bảo vệ sức khỏe?

Bộ Y tế nhận 500.000 liều vaccine phòng sởi để khống chế dịch

Bộ Y tế: 14 đơn vị thay tên, cơ cấu tổ chức

Linh Dược Ngự Y Việt và chiến lược đưa đông dược vươn tầm quốc tế

Cục Quản lý Dược vào cuộc sau khi La Roche-Posay thu hồi ở Mỹ

Thủ tướng chỉ đạo hoàn thành tiêm phòng vaccine sởi trong tháng 3/2025

'Anti vaccine' - trào lưu nguy hiểm khiến bệnh sởi bùng phát

Khi KOLs hóa 'lang băm': Ảnh hưởng sức khỏe từ quảng cáo sai sự thật

Cập nhật tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị ung thư