Thứ tư 27/11/2024 19:25

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương: Phú Yên còn nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế biển

Hôm nay 11/6, Đoàn Giám sát Ban Kinh tế Trung ương đã làm việc với Tỉnh uỷ Phú Yên về việc thực hiện Nghị quyết số 36 về chiến lược phát triển kinh tế biển.

Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết số 36- NQ/TW về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, ông Phạm Đại Dương - Bí thư Tỉnh uỷ Phú Yên cho biết, qua gần 04 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 36, tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Phú Yên có nhiều chuyển biến tích cực đặc biệt là vùng ven biển và các ngành kinh tế biển, kinh tế gắn liền với biển. Phú Yên đã ban hành kịp thời các văn bản chỉ đạo, các chương trình hành động và kế hoạch thực hiện nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế biển. Tập trung rà soát, thống nhất, tích hợp toàn bộ quy hoạch ngành vào quy hoạch tỉnh, trong đó chú ý về quy hoạch các địa phương ven biển, định hướng liên kết phát triển kinh tế liên vùng, liên tỉnh. Từng bước củng cố và hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hiện đại hóa các ngành kinh tế biển quan trọng đột phá như: ngành thủy sản, du lịch, vận tải biển, năng lượng,… đặc biệt là Khu kinh tế trọng điểm Nam Phú Yên.

Qua gần 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 36, tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Phú Yên có nhiều chuyển biến tích cực đặc biệt là vùng ven biển và các ngành kinh tế biển, kinh tế gắn liền với biển.

Tuy nhiên, Bí thư Tỉnh uỷ Phú Yên cũng cho biết trong quá trình thực hiện Nghị quyết còn không ít tồn tại, hạn chế. Việc triển khai, thực hiện các văn bản chỉ đạo, chương trình, kế hoạch của tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng. Việc triển khai rà soát, tích hợp quy hoạch tỉnh còn chậm nên khó khăn, vướng mắc trong thu hút đầu tư. Cơ sở dữ liệu về tài nguyên, môi trường biển đảo chưa đầy đủ, thiếu nhiều thông tin cần thiết để phục vụ cho lập kế hoạch sử dụng không gian biển. Kế hoạch, quản lý, khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, môi trường vùng bờ; các ngành kinh tế biển quan trọng, đột phá, công nghiệp ven biển, khu kinh tế của tỉnh khai thác kém hiệu quả, chưa xứng tầm với tiềm năng hiện có của tỉnh…

Tại buổi làm việc, các thành viên trong Đoàn Giám sát đã tham gia ý kiến, chỉ ra được những hạn chế, khó khăn trong việc tổ chức thực hiện Nghị quyết.

Ông Đặng Hoàng An - Thứ trưởng Bộ Công Thương đặt vấn đề việc Phú Yên nên nghiên cứu đưa lĩnh vực phát triển công nghiệp năng lượng tái tạo lên vị trí quan trọng hơn như hiện nay mới phù hợp với tiềm năng của Phú Yên cũng như xu thế hiện nay. Hay như việc liên kết các tỉnh lân cận, các tỉnh trong vùng; phát triển các khu công nghiệp ven biển còn yếu, quy mô nhỏ nhưng chưa kết nối, liên kết thành chuỗi.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa ra những thuận lợi của Phú Yên trong việc đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản trong những năm qua nhưng lại còn yếu về khâu chế biến nên đề nghị Phú Yên chú ý đẩy mạnh chế biến, nâng cao giá trị.

Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho rằng, so với các tỉnh, thành khác, Phú Yên có nhiều tiềm năng, tài nguyên để phát triển (hệ sinh thái biển) thể hiện đặc trưng của Phú Yên nhưng Phú Yên còn chưa thực sự phát huy được hết...

Ngoài ra, các đại biểu cũng đề cập tới nhiều nội dung như: cơ sở dữ liệu về tài nguyên, môi trường biển đảo chưa đầy đủ, thiếu nhiều thông tin cần thiết để phục vụ cho lập kế hoạch sử dụng không gian biển. Kế hoạch, quản lý, khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, môi trường vùng bờ; các ngành kinh tế biển quan trọng, đột phá, công nghiệp ven biển, khu kinh tế của tỉnh khai thác kém hiệu quả, chưa xứng tầm với tiềm năng hiện có của tỉnh.

Tại buổi làm việc, ông Trần Tuấn Anh - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nhìn nhận Phú Yên là tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung bộ, có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế biển. Ông bày tỏ vui mừng với những kết quả tích cực mà Phú Yên đã đạt được trong việc thực hiện Nghị quyết số 36 về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

“Sau khi đi khảo sát và chứng kiến các hoạt động tại Cảng Vũng Rô; công tác chuẩn đầu tư xây dựng Cảng Bãi Gốc; hoạt động của Khu Công nghiệp Hoà Hiệp; hệ thống giao thông, kết cấu hạ tầng cho thấy, Phú Yên đã rất nỗ lực, tích cực thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Đảng về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biểnđang đi đúng hướng”, ông Trần Tuấn Anh khẳng định.

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương lưu ý tỉnh Phú Yên nên quan tâm một số tiềm năng, lợi thế của Phú Yên về biển, phát triển du lịch, cần phát triển hài hòa giữa phát triển công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ, nhất là dịch vụ du lịch. Phú Yên không chỉ chú ý đến lợi thế tĩnh mà còn lợi thế động, nhất là liên kết phát triển vùng; yêu cầu Phú Yên tiếp tục làm sâu sắc hơn nữa định hướng phát triển kinh tế - xã hội, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể trong thời gian tới; đặt ra những yêu cầu, định hướng phát triển trong bối cảnh phát triển công nghiệp 4.0, bối cảnh trong nước và quốc tế, ông Trần Tuấn Anh nhấn mạnh.

Ngoài ra, công tác đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp, tạo công ăn việc làm cho người dân làm tốt công tác an sinh xã hội; quan tâm hơn đến phát triển giao thông để đáp ứng khả năng tăng công suất của cảng Vũng Rô, cảng Bãi Gốc… từ đó mới dễ thu hút các nhà đầu tư lớn trong nước và quốc tế.

Đoàn giám sát khảo sát khu vực dự kiến đầu tư tại cảng Bãi Gốc, thị xã Đông Hoà, tỉnh Phú Yên

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương đề nghị Đoàn giám sát tổng hợp, chắt lọc, tiếp thu tối đa để phục vụ cho công tác giám sát tình hình thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW về “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, đồng thời nghiên cứu, tham mưu cho Tỉnh những giải pháp tổ chức thực hiện Nghị quyết có hiệu lực, hiệu quả hơn.

Trước đó, Đoàn Giám sát đã đi khảo sát một số điểm: Cảng Vũng Rô, Cảng Bãi Cốc, Khu Công nghiệp Hòa Hiệp 1, thăm và giám sát hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Công ty TNHH Thủy sản Phúc Nguyên, Công ty TNHH MTV Masan.

Hạ Vĩ
Bài viết cùng chủ đề: Ban Kinh tế Trung ương

Tin cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc: Nhiều cơ hội phát triển dịch vụ logistics xanh

Hạ tầng số hiện đại - 'chìa khóa' để Quảng Ninh tăng tốc chuyển đổi số

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở nhiều nơi ở huyện miền núi Bắc Trà My

Thừa Thiên Huế: Công điện hoả tốc ứng phó mưa lũ, học sinh được nghỉ học

Quảng Ninh tăng cường quản lý, khai thác tài nguyên than

Vĩnh Phúc: Tăng trưởng GRDP năm 2024 dự kiến đạt 7,5-7,8%

Quảng Ninh: Doanh nghiệp giảm chi phí, tăng năng suất nhờ tiết kiệm điện

Quảng Ninh ưu tiên phát triển nhà ở xã hội

Vĩnh Phúc: Chuyển đổi xanh là cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh

Nhân sự phía Nam: Điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt 5 tỉnh, thành phố

Phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang đối với ông Ngô Công Thức

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu đẩy nhanh tiến độ nhà ở xã hội, thương mại trên địa bàn

Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tuyên truyền về kinh tế tập thể, hợp tác xã

Thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) sau sắp xếp đơn vị hành chính sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Thừa Thiên Huế: Thuỷ điện Bình Điền giảm lưu lượng vận hành để cứu hộ vụ tai nạn ở cầu Bình Thành

Bắc Ninh tiếp tục kiểm tra tiến độ xử lý ô nhiễm môi trường tại thôn Mẫn Xá

Đài tưởng niệm liệt sĩ ngành bưu điện Quảng Nam – Đà Nẵng đón nhận xếp hạng di tích lịch sử

Quảng Ninh nỗ lực tăng thu ngân sách nội địa, tạo nguồn lực cho phát triển

Quảng Ninh: Liên kết hợp tác xã, thúc đẩy kinh tế tập thể

Hà Giang: Tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại