Thứ bảy 16/11/2024 08:19

Trung Quốc công bố dự thảo mới về cây trồng chỉnh sửa gen

Ngày 24/1, Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc đã công bố các quy định mới hướng dẫn đánh giá an toàn đối với cây trồng chỉnh sửa gen, tiếp tục tạo đà đẩy nhanh triến trình cải tiến giống cây trồng. Các quy định này được đưa ra trong bối cảnh quốc gia này đang thực hiện một loạt chính sách nhằm cải tổ ngành giống cây trồng - vốn đang được xem là một mắt xích yếu trong nỗ lực đảm bảo an ninh lương thực của Trung Quốc.

Chỉnh sửa gen là một công nghệ cải tiến giống cây trồng mới mà theo nhiều nhà khoa học được xem là là ít rủi ro vì nó không thêm bất kỳ gen ngoại lai nào vào cây trồng. Thay vào đó, các nhà khoa học chỉ chỉnh sửa hoặc thay đổi các gen đã có trong cây trồng để cải thiện hoặc thay đổi một số tính trạng, nhằm tạo ra các giống cây có sản lượng tốt hơn hay hàm lượng dinh dưỡng cao hơn.

Dự thảo mới về cây trồng chỉnh sửa gen sẽ đẩy nhanh tiến trình cải tiến giống cây trồng tại Trung Quốc (Nguồn: newsfirst.lk)

Công nghệ này cho phép việc nhân giống và tạo ra các tính trạng mong muốn trên cây trồng diễn ra nhanh, chính xác hơn hơn đồng thời tiết kiệm chi phí hơn so với các biện pháp nhân giống thông thường, và công nghệ biến đổi gen. Nhiều quốc gia đã đưa ra các quy đinh, hướng dẫn đăng ký và phê duyệt cở mở và đơn giản, ví dụ như Hoa Kỳ.

Theo dự thảo lần này của Trung Quốc, những cây trồng chỉnh sửa gen khi đã hoàn thành các thử nghiệm đồng ruộng diện hẹp, thì có thể xin cấp phép công nhận sản xuất luôn mà không cần phải trải qua các cuộc thử nghiệm đồng ruộng diện rộng kéo dài - vốn là một yêu cầu bắt buộc để phê duyệt cây trồng biến đổi gen. Điều này có nghĩa là các giống cây chỉnh sửa gen sẽ chỉ mất 1 tới 2 năm để được phên duyệt, trong khi quy trình này đối với các giống cây biến đổi gen là 6 năm.

Theo ông Han Gengchen - Chủ tịch công ty hạt giống Origin Agritech (SEED.O), điều này thực sự mở ra cánh cửa cho cho các phương pháp chọn tạo giống cây trồng hiện đại. Đó là cơ hội vô hạn để cải thiện cây trồng chính xác hơn và hiệu quả hơn nhiều.

Vào cuối năm 2020, giới lãnh đạo Trung Quốc cho biết quốc gia này cần sử dụng khoa học và công nghệ để "xoay chuyển" cấp bách ngành công nghiệp hạt giống, vốn từ lâu đã phải vật lộn với tình trạng thừa năng lực nhưng ít đổi mới. Theo một báo cáo xuất bản vào tháng 12 năm ngoái của Rabobank, Chính Phủ Trung Quốc hiện đang đầu tư rất lớn vào công nghệ chỉnh sửa gen. Số lượng các sản phẩm cây trồng chính sửa gen theo thị hiếu thị trường từ các viện nghiên cứu tại Trung Quốc nhiều hơn bất cứ quốc gia nào.

Theo một báo cáo khác của Global Times, các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã sử dụng công nghệ chỉnh sửa gen để tạo ra hạt giống rau diếp với giàu hàm lượng vitamin C, các giống lúa chống chịu thuốc trừ cỏ…

Cùng thời điểm, Chính Phủ Trung Quốc cũng vừa chính thức thông qua và công bố các quy định chỉnh sửa liên quan tới đánh giá an toàn và cấp phép canh tác cây trồng biến đổi gen – bản dự thảo được đệ trình lấy ý kiến vào tháng 11 năm ngoái. Đây được xem là động thái mở cửa của chính phủ nước này đối với các giống cây biến đổi gen. Dự kiến trong năm nay, một số các giống ngô biến đổi gen sẽ được phép canh tác.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Trung Quốc

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam đóng góp tích cực tại Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế APEC lần thứ 35

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 15/11/2024: Cựu quan chức NATO nêu 3 nhượng bộ của Nga; ông Zelensky công bố kế hoạch mới

Kalashnikov giao loạt súng bắn tỉa Chukavin mới cho quân đội Nga

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 15/11: Nga diệt tàn quân Ukraine ở Kursk; Ukraine đẩy lùi cuộc tấn công Nga

Toàn cảnh thế giới 14/11: Nga ồ ạt 'không kích' bằng tên lửa, Israel không kích vào Beirut

Ấn Độ tìm kiếm cơ hội mới ở Trung Đông

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay, ngày 14/11/2024: Ukraine bị 'gậy ông, đập lưng ông' ở Kurakhove

Chiến sự Nga-Ukraine 14/11/2024: New York Times cho rằng, Ukraine coi đảm bảo an ninh quan trọng hơn vấn đề lãnh thổ

Chiến sự Nga-Ukraine trưa 14/11: Ukraine ‘sụp đổ’ tại Rovnopol, Nga ồ ạt tiến sâu vào Donbass

Nhóm hỗ trợ Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump lên danh sách 'thanh lọc' Lầu Năm Góc

Chiến sự Nga-Ukraine tối 14/11: Ông Donald Trump có động thái mới về hoà bình; Nga cảnh báo NATO

Bí mật tác chiến điện tử của Nga khiến GPS phương Tây ‘tê liệt’

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 14/11: Donbass vỡ trận 3.000 quân Azov bị đánh bại, Ukraine tiết lộ tổn thất của Moskva

Toàn cảnh thế giới 13/11: Israel 'nã đạn' vào Lebanon, Hezbollah không kích đáp trả

Chiến sự Nga-Ukraine tối 13/11: Tổng thống Zelensky nguy cơ ‘mất quyền lực’; Nga cứng rắn từ chối đàm phán

Xung đột Trung Đông: Liệu thị trường năng lượng thế giới có bị cuốn vào?

Chiến sự Nga - Ukraine: Kiev ‘rung chuyển’ trước cuộc tấn công bằng tên lửa đầu tiên kể từ tháng 8

Biên giới số: Cơ quan Hải quan đón nhận sự đổi mới sáng tạo với các đối tác

Báo Mỹ: Đồng minh của Ukraine 'nhẹ nhõm' với lựa chọn nội các của ông Donald Trump

Người được Tổng thống đắc cử Donald Trump chọn giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng là ai?