Chủ nhật 29/12/2024 05:49

Trồng lúa xanh bán tín chỉ carbon, vì sao Đắk Lắk muốn tham gia?

Diện tích trồng lúa của Đắk Lắk đủ lớn, việc tiêu thoát nước rất tốt nên được lựa chọn trồng lúa xanh để bán tín chỉ carbon trước rồi mới tới ĐBSCL.

Tại cuộc tọa đàm “Giải pháp trọn gói quy trình canh tác lúa xanh, giảm phát thải và tăng năng suất”, do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Lắk phối hợp với Công ty CP Netzero Carbon Việt Nam tổ chức ngày 11/1, các chuyên gia và đại biểu đã cùng trao đổi về những giải pháp để ngành lúa gạo Đắk Lắk có thể phát triển song hành cùng cả ngành lúa gạo Việt Nam.

Toàn cảnh toạ đàm

Theo ông Nguyễn Hoài Dương, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Lắk, bên cạnh thế mạnh về sầu riêng, cà phê, hồ tiêu, bơ… Đắk Lắk còn có diện tích trồng lúa lên đến trên 100.000 ha và năng suất hơn 800.000 tấn/ năm. Tỉnh cũng được đánh giá là một trong những địa phương có diện tích và năng suất lớn nhất khu vực duyên hải miền Trung - Tây nguyên.

Cũng theo ông Nguyễn Hoài Dương, tuy Đắk Lắk không được tham gia vào đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao phát thải thấp của Chính phủ triển khai ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long nhưng tỉnh cũng mong muốn chuyển đổi nền sản xuất lúa nước của tỉnh nhà theo hướng hiện đại là xanh và phát thải thấp, tạo thêm giá trị gia tăng từ việc bán tín chỉ carbon. Qua đó giúp ngành lúa gạo tỉnh Đắk Lắk có thể phát triển song hành cùng cả ngành lúa gạo Việt Nam, vươn xa trên đường đến chất lượng và giá trị.

Về việc phát triển lúa xanh để bán tín chỉ carbon, tại tọa đàm các chuyên gia đến từ Thái Lan và Việt Nam chỉ ra rằng: Để giảm phát thải khí nhà kính cần phải chuyển đổi mô hình sản xuất lúa từ ngập nước thường xuyên từ hơn 100 ngày/ vụ sang kĩ thuật ướt - khô xen kẽ. Bên cạnh đó là xử lý rơm rạ sau thu hoạch và tuyệt đối không được đốt. Ngoài ra phải sử dụng các chế phẩm sinh học, hạn chế đến 30% lượng phân bón và thuốc trừ sâu để cây lúa sạch hơn nhưng vẫn đảm bảo năng suất, chất lượng.

Cụ thể, ông Trần Minh Tiến, Giám đốc Công ty Cổ phần Netzero Carbon Việt Nam - cho biết: Để đo lường lượng khí nhà kính giảm được từ mô hình trồng lúa này doanh nghiệp sử dụng công nghệ viễn thám bằng vệ tinh quỹ đạo thấp. Đây là công nghệ do Công ty Spiro Carbon của Mỹ thực hiện.

“Theo kết đo đạt thời gian qua ở Thái Lan, mô hình sản xuất lúa kiểu mới giúp giảm lượng phát thải kính nhà kính từ 3 - 3,2 tấn CO2td (1 tấn CO2td được xem là 1 tín chỉ carbon). Netzero Carbon Việt Nam là thành viên của Công ty Netzero Carbon Thái Lan, chúng tôi cam kết thu mua và bao tiêu lượng phát thải này cho người nông dân với giá 20 USD/ tấn CO2 td- ông Tiến nói.

Cũng theo ông Tiến, sau khi lúa được thu hoạch, khoảng 15 - 30 ngày sau, báo cáo giảm phát thải sẽ được đưa ra. Dựa trên đó, công ty sẽ thu mua và trả tiền cho người nông dân. Về việc hợp tác, người nông dân có thể làm trực tiếp với công ty hoặc thông qua hợp tác xã, ngành khuyến nông…

Đáng chú ý, ông Tiến khẳng định: Chỉ cần ra báo cáo giảm phát thải công ty sẽ mua ngay mà không cần có đơn vị thứ 3 cấp tín chỉ bởi khâu này sẽ làm phát sinh chi phí rất lớn.

Liên quan tới báo cáo giảm phát thải được thực hiện bởi Netzero Carbon Việt Nam, ông Tiến cho biết, báo cáo này được xây dựng dựa trên các hướng dẫn, tiêu chuẩn và quy định của Liên hiệp quốc. “Báo cáo này chúng tôi đang bán rất tốt cho các doanh nghiệp đặc biệt ở Trung Đông. Trước khi bắt đầu với cây lúa, chúng tôi đang thu mua tín chỉ ở Việt Nam và các nước Đông Nam Á trong lĩnh vực năng lượng tái tạo”, ông Tiến nói thêm.

Ngoài ra, ông Tiến cũng nêu lý do doanh nghiệp chọn Đắk Lắk phát triển lúa xanh bán tín chỉ carbon. Theo đó, về mặt tự nhiên, diện tích trồng lúa của tỉnh đủ lớn, việc tiêu thoát nước rất tốt, trong khi đó ở Đồng bằng sông Cửu Long có mùa mưa kéo dài, ảnh hưởng đến việc đo đếm trong những ngày nằm trong chu kỳ rút nước, ruộng khô. Chính vì vậy công ty muốn bắt đầu ở nơi có điều kiện thuận lợi trước, sau đó mới tiếp tục phát triển ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Mục tiêu là sẽ xây dựng mô hình trên diện tích 500.000 ha.

Mai Ca
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Đắk Lắk

Tin cùng chuyên mục

Sản phẩm OCOP 3 miền quy tụ tại Bà Rịa – Vũng Tàu

Sở Công Thương Gia Lai tổ chức Hội nghị công chức viên chức

Nhiều hạn chế trong việc phát triển sản phẩm OCOP Quảng Bình

Sóc Trăng: Phát triển ngành tôm theo hướng sản xuất sạch

Thanh Hóa: Nhiều kết quả nổi bật về thông tin, truyền thông

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cấm lợi dụng tinh giản bộ máy để bố trí người thân

Đồng Nai: Ông Võ Văn Phi làm Bí thư huyện Long Thành

Sở Công Thương Gia Lai tổ chức hội nghị tổng kết Đảng

Thái Bình: Công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ

Ông Trần Anh Chung được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Công Thương Thanh Hóa

Khai mạc liên hoan ẩm thực Quảng Ninh năm 2024 - Điểm đến hội tụ tinh hoa ẩm thực

Thông tin về việc sắp xếp bộ máy hành chính mới tại tỉnh Quảng Bình

Thành phố Hải Phòng công nhận Khu du lịch Đồ Sơn là Khu du lịch cấp tỉnh

Hà Nội quan tâm ứng phó sự cố trong lĩnh vực hoá chất

Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa xin nghỉ hưu trước tuổi

Nam Định quy định mức chi cho công tác khuyến công

Quảng Nam: Tinh giản 107 biên chế trong đợt I năm 2025

Cần Thơ: Chủ động phòng, chống hạn hán xâm nhập mặn trong mùa khô 2024-2025

Thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế di sản thành phố Hạ Long

Diễn tập ứng phó sự cố hóa chất độc Thành phố Hà Nội năm 2024