Thứ ba 24/12/2024 09:21

Trong 10 năm, Bộ Tài chính chuyển 71 vụ việc tham nhũng, kinh tế sang cơ quan điều tra

Bộ Tài chính vừa thông báo kết quả về đấu tranh phòng chống, tham nhũng tiêu cực với Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Tại buổi làm việc với Đoàn Kiểm tra số 02 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực do đồng chí Trương Thị Mai - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Phó trưởng Ban Chỉ đạo làm Trưởng đoàn về kết quả kiểm tra công tác phát hiện, chuyển giao, tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố các vụ việc có dấu hiệu tội phạm về tham nhũng, kinh tế, tiêu cực và công tác giám định, định giá tài sản trong giải quyết các vụ án, vụ việc tham nhũng, kinh tế, tiêu cực, Bộ Tài chính đã cho biết: 10 năm qua, Bộ Tài chính đã tham mưu ban hành 27 luật, 32 nghị quyết, 288 nghị định; ban hành, phối hợp ban hành 13 thông tư, thông tư liên tịch. Các cơ quan chức năng của Bộ Tài chính đã tăng cường thanh tra, kiểm tra, phát hiện 71 vụ việc có dấu hiệu tội phạm về tham nhũng, kinh tế, tiêu cực chuyển cơ quan điều tra để điều tra, xử lý; tiếp nhận, giải quyết 191 nguồn tin về tội phạm, đã khởi tố, kiến nghị khởi tố, chuyển cơ quan điều tra xử lý đối với 164 nguồn tin về tội phạm.

Bên cạnh đó, công tác giám định, định giá tài sản trong giải quyết các vụ án, vụ việc tham nhũng, kinh tế, tiêu cực được quan tâm chỉ đạo thực hiện, cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Các cơ quan chức năng của Bộ Tài chính đã tiếp nhận 478 quyết định trưng cầu giám định và yêu cầu định giá tài sản từ các cơ quan tiến hành tố tụng (có 61 quyết định trưng cầu giám định trong các vụ việc, vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo); đã ban hành 333 kết luận giám định, định giá tài sản (có 53 kết luận giám định trong các vụ việc, vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo). Tiến độ, chất lượng các kết luận giám định, định giá cơ bản đảm bảo đáp ứng yêu cầu công tác điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc.

Hàng loạt các bị cáo liên quan đến tham nhũng, tiêu cực, kinh tế phải hầu tòa (ảnh minh họa)

Tuy nhiên, đánh giá về những kết quả đạt được, Đoàn kiểm tra của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống, tham nhũng, tiêu cực còn nêu rõ một số hạn chế, trong đó: Việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác phát hiện, chuyển giao, tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm và giám định, định giá tài sản trong giải quyết các vụ án, vụ việc tham nhũng, kinh tế, tiêu cực của Ban Cán sự Đảng Bộ Tài chính vẫn còn có một số tồn tại, hạn chế. Đồng thời, đồng chí Trương Thị Mai đã có chỉ đạo đối với Bộ Tài chính tiếp tục đẩy mạnh rà soát, xử lý, chuyển cơ quan có thẩm quyền xử lý một số vụ việc cụ thể, nhất là các vụ việc phức tạp, dư luận xã hội quan tâm. Thường xuyên kiểm tra, rà soát công tác phát hiện, chuyển giao, tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm tham nhũng, kinh tế, tiêu cực và giám định, định giá tài sản để khắc phục những tồn tại, hạn chế, sai sót trong công tác này.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng cần tiếp tục rà soát, phát hiện những sơ hở, bất cập, kịp thời sửa đổi, bổ sung, ban hành hoặc tham mưu ban hành, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Tài chính, nhất là trong các lĩnh vực có nguy cơ tham nhũng, tiêu cực cao, dư luận xã hội quan tâm.

Đáng chú ý, trong 10 năm qua, Bộ Tài chính đã chuyển cơ quan điều tra một số vụ việc nổi bật như: Vụ việc "Thao túng thị trường chứng khoán" xảy ra tại Tập đoàn FLC khi từ ngày 1/9/2016 đến ngày 10/1/2022, bị can Trịnh Văn Quyết (nguyên Chủ tịch FLC) đã chỉ đạo người thân lập 450 tài khoản tại 41 công ty để mua bán nhằm tạo ra cung cầu giả tạo, thao túng giá 6 mã chứng khoán. Bị can Trịnh Văn Quyết bị xác định có mục đích thu lợi bất chính hàng trăm tỉ đồng và gây thiệt hại cho nhà đầu tư.

Đồng thời, trong những tháng đầu năm 2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra (Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu - C03) Bộ Công an ra quyết định khởi tố vụ án "lừa đảo chiếm đoạt tài sản", xảy ra tại Tập đoàn Tân Hoàng Minh và các tổ chức, đơn vị có liên quan; đồng thời khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với ông Đỗ Anh Dũng, 61 tuổi, nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH thương mại dịch vụ khách sạn Tân Hoàng Minh (Tập đoàn Tân Hoàng Minh), để điều tra tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản", quy định tại điều 174, bộ luật Hình sự.

Bộ Tài chínhcũng phối hợp chặt chẽ với cơ quan điều tra bước đầu xác định trong thời gian từ tháng 7/2021 đến tháng 3/2022, Đỗ Anh Dũng và các cá nhân tại Tập đoàn Tân Hoàng Minh đã có hành vi gian dối, sử dụng 3 công ty thành viên gồm Công ty TNHH đầu tư bất động sản Ngôi Sao Việt, Công ty CP đầu tư và dịch vụ khách sạn Soleil, Công ty CP Cung điện Mùa Đông và các công ty liên quan, phát hành 9 đợt trái phiếu trái quy định pháp luật, tổng trị giá 10.300 tỷ đồng, để huy động tiền của nhà đầu tư nhưng không sử dụng vào các hoạt động kinh doanh theo hồ sơ phát hành trái phiếu.

PV
Bài viết cùng chủ đề: kinh tế

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng GDP hơn 8% trong năm 2025

Nuôi dưỡng nguồn thu thuế vì nền tài chính lành mạnh của quốc gia

LPBank bổ nhiệm thêm thành viên Ban điều hành, tạo động lực cho chiến lược phát triển toàn diện

'Cái bắt tay' trị giá 100 tỷ USD giữa ông Donald Trump và tỷ phú Nhật Bản

F88 cung cấp dịch vụ ngân hàng sau ký kết hợp tác chiến lược với MB

Chứng khoán Bảo Việt: đón nhận nhiều giải thưởng uy tín, khẳng định vị thế 25 năm trên thị trường

Sớm thành lập các trung tâm tài chính, tạo 'cú hích' cho nền kinh tế

D2D dự chi 233 tỷ đồng làm 6 nhà xưởng cho thuê, hoàn vốn sau 10 năm

VietinBank mở rộng thanh toán xuyên biên giới sang Lào

Bac A Bank ra mắt giao diện mới của ứng dụng ngân hàng điện tử

Việt Nam là điểm sáng trong chính sách đầu tư của các tập đoàn toàn cầu

Phó Thủ tướng: Ngành ngân hàng triển khai hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp trên tinh thần ‘cả hai cùng thắng’

Ngành ngân hàng tập trung tái cơ cấu trong năm 2025

Dòng vốn 3.000 tỷ đồng kỳ vọng vực dậy DIC Corp

Nâng hạng thị trường chứng khoán: Cơ hội để Việt Nam hút vốn ngoại

Nam A Bank lọt top 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam 2024

Nhận diện thách thức, tìm cơ hội cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2025

Đón 'sóng' thoái vốn nhà nước của VNSteel, nhà đầu tư trúng đậm

Thêm tổ chức quốc tế nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Cơ cấu nợ cho khách hàng bị thiệt hại bởi bão số 3- chính sách tín dụng đậm ý nghĩa nhân văn