Thứ hai 25/11/2024 14:25

Triển khai Dự án đường sắt đô thị thành phố Hà Nội tuyến metro số 5

Dự án đường sắt đô thị thành phố Hà Nội tuyến metro số 5 có chiều dài 38,43km đi qua 7 quận, huyện của Hà Nội vừa được phê duyệt.

Vừa qua, ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội phát đi thông cáo báo chí về Dự án đường sắt đô thị thành phố Hà Nội tuyến số 5, Văn Cao - Ngọc Khánh - Láng - Hòa Lạc (tuyến metro số 5).

Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội cho biết, ngày 5/9, ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chủ tịch Hội đồng Thẩm định Nhà nước vừa ký Quyết định số 1514/QĐ-HĐTĐNN phê duyệt Kế hoạch thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án Đường sắt đô thị thành phố Hà Nội, tuyến số 5 Văn Cao - Ngọc Khánh - Láng - Hoà Lạc (tuyến metro số 5).

Dự án đường sắt đô thị thành phố Hà Nội tuyến metro số 5

Cụ thể, quyết định chủ trương đầu tư dự án bao gồm 14 phần nội dung thẩm định, đặc biệt là sự cần thiết đầu tư, các điều kiện để thực hiện đầu tư; dự báo nhu cầu, phạm vi phục vụ và dự kiến mục tiêu đầu tư, quy mô và hình thức đầu tư.

Đánh giá về việc phân tích, lựa chọn sơ bộ về công nghệ, kỹ thuật chính. Phân tích, lựa chọn sơ bộ các phương án đầu tư và quy mô các hạng mục đầu tư; đánh giá xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, phương án huy động vốn; tiến độ dự kiến thực hiện dự án….

Đây là dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư dự án, vào đầu tháng 6/2021, Thủ tướng Chính phủ đã có Công văn số 734/TTg-CN cho phép Hội đồng Thẩm định Nhà nước được thuê tư vấn thẩm tra Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án Tuyến metro số 5.

Dự án Tuyến metro số 5 có tổng mức đầu tư khoảng 65.404 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng 24.844 tỷ đồng, chi phí thiết bị 16.629 tỷ đồng, dự kiến được đầu tư một lần, không thực hiện phân kỳ đầu tư.

Với quy mô đầu tư nói trên, đây sẽ là tuyến đường sắt đô thị có quy mô vốn đầu tư lớn nhất trong số các tuyến metro đã hoàn thành bước lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi tại Hà Nội.

Tuyến metro số 5, Văn Cao - Ngọc Khánh - Láng - Hòa Lạc theo tiêu chuẩn đường đôi khổ 1.435mm, điện khí hóa, chiều dài 38,43 km (6,5 km đi ngầm; 2,0 km đi cao và 29,93 km đi trên mặt đất) với 21 nhà ga.

Theo đó, có 6 ga ngầm: ga Quần Ngựa, ga Kim Mã, ga Vành đai 1, ga Vành đai 2, ga Hoàng Đạo Thúy, ga Vành đai 3; 1 ga trên cao: ga Tây Mỗ và 14 ga mặt đất: ga Lê Đức Thọ, ga Mễ Trì, ga An Khánh 1, ga An Khánh 2, ga Song Phương, ga Sài Sơn, ga Quốc Oai, ga Ngọc Mỹ, ga Đồng Bụt, ga Đồng Trúc, ga Đồng Bãi, ga Tiến Xuân, ga Trại Mới, ga Thạch Bình.

Dự án bố trí 2 depot, Depot số 1 bố trí tại xã Sơn Đồng, huyện Hoài Đức với diện tích khoảng 18 ha. Depot số 2 bố trí tại xã Yên Bình, huyện Thạch Thất với diện tích khoảng 6,9 ha.

Dự kiến số lượng phương tiện cần thiết cho từng thời kỳ: 26 đoàn tàu (4 toa) năm 2025; 37 đoàn tàu (4 toa) năm 2035; và 38 đoàn tàu (6 toa) năm 2050.Trong các bước nghiên cứu tiếp theo sẽ tiếp tục làm rõ phương án tổ chức chạy tàu phù hợp với nhu cầu vận tải, phát huy hiệu quả nguồn vốn đầu tư.

Dự án đi qua các quận: Ba Đình, Đống Đa, Cầu Giấy, Nam Từ Liêm; các huyện Hoài Đức, Quốc Oai, Thạch Thất của thành phố Hà Nội.

Một phần tuyến chạy dọc theo khu vực trung tâm tập trung dân cư cao, đoạn tuyến còn lại đi qua các khu đô thị đang phát triển, đặc biệt là đô thị vệ tinh Hòa Lạc.

Hướng tuyến kết nối phía Tây của thành phố với đô thị trung tâm; giúp kéo giãn mật độ dân cư khu vực nội đô, đồng bộ di dời các cơ quan Chính phủ, y tế, đào tạo, cơ sở công nghiệp… và kéo theo phát triển kinh tế các huyện còn khó khăn để cùng phát triển.

Tuyến số 5 hình thành sẽ kết nối và trung chuyển hành khách với các tuyến đường sắt đô thị số 2, 3, 4, 6, 7, 8, cho phép hành khách di chuyển nhanh và thuận tiện từ các khu vực ngoại ô vào trung tâm thành phố nhằm giảm mật độ đông đúc của giao thông đô thị, cải thiện kết cấu hạ tầng giao thông và điều kiện đi lại của người dân.

Ngọc Linh
Bài viết cùng chủ đề: Hà Nội

Tin cùng chuyên mục

Chuyển đổi số tạo 'cú hích' phát triển du lịch Quảng Ninh

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là 'đầu tàu' trong tăng trưởng kinh tế

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu