Thứ năm 14/11/2024 12:21

Trên 90% ngân sách gói hỗ trợ 40.000 tỷ đồng không đến tay doanh nghiệp

Chỉ còn 4 tháng nữa gói hỗ trợ 40.000 tỷ đồng hết hiệu lực. Ngân hàng Nhà nước dự tính, trên 90% ngân sách hỗ trợ không thể đến tay doanh nghiệp.

Ngày 11/1/2022, Quốc hội ban hành Nghị quyết 43/2022/QH15 quy định một số chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có gói tín dụng ưu đãi lãi suất 2% với nguồn kinh phí từ ngân sách 40.000 tỷ đồng được kỳ vọng là “phao cứu sinh” để các doanh nghiệp vượt qua khó khăn, nhưng đến nay tỷ lệ giải ngân của gói tín dụng này vẫn rất thấp.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho hay, đến hết tháng 6/2023, số tiền hỗ trợ từ gói hỗ trợ lãi suất 40.000 tỷ đồng chỉ đạt khoảng 590 tỷ đồng cho gần 2.100 khách hàng vay, bằng gần 1,5% tổng quy mô gói hỗ trợ.

Ngân hàng Nhà nước dự tính có đến trên 90% ngân sách gói hỗ trợ không thể đến tay doanh nghiệp

Gói hỗ trợ 40.000 tỷ đồng có hiệu lực đến hết 31/12/2023, tức là chỉ còn bốn tháng nữa. Ngân hàng Nhà nước dự kiến số tiền hỗ trợ lãi suất lũy kế đến hết năm nay cũng chỉ đạt khoảng 2.570 tỷ đồng, tương đương chưa đến 6,5% tổng gói, tức là có đến trên 90% ngân sách hỗ trợ khó có thể giải ngân, không thể đến được tay doanh nghiệp.

Lý giải nguyên nhân kết quả giải ngân gói hỗ trợ này quá thấp, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước đưa ra nhiều nguyên nhân, chủ yếu liên quan tới đối tượng hỗ trợ.

Theo đó, một số khách hàng đủ điều kiện nhưng từ chối nhận hỗ trợ lãi suất do lo ngại thanh tra, kiểm tra, nhất là các doanh nghiệp. Khách hàng cũng lo ngại trong trường hợp sau này bị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định phải thu hồi số tiền hỗ trợ lãi suất thì rất khó xử lý, vì lúc đó số tiền này đã hạch toán lợi nhuận/chia cổ tức cho cổ đông.

Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết, một số khách hàng đã được nhận hỗ trợ lãi suất, nhưng sau đó đã chủ động hoàn trả ngân hàng thương mại toàn bộ số tiền lãi đã được hỗ trợ lãi suất.

Theo quy định, doanh nghiệp muốn được giảm lãi 2% phải chứng minh được khả năng phục hồi, khả năng trả nợ. Vì vậy, với khó khăn chung của nền kinh tế, nhiều doanh nghiệp nhỏ khó có thể đáp ứng được yêu cầu này.

Ngân hàng Nhà nước cũng cho rằng, kết quả hỗ trợ lãi suất chưa như kỳ vọng là do một số vướng mắc như tâm lý e ngại thanh, kiểm tra của doanh nghiệp, họ cân nhắc giữa lợi ích từ hỗ trợ lãi suất 2% và chi phí phải bỏ ra khi theo dõi hồ sơ, chứng từ, thủ tục hậu kiểm.

Lê Na
Bài viết cùng chủ đề: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Lãi suất tiền gửi dưới 6 tháng tối đa chỉ 5,25%/năm

Cổ phiếu MZG của Công ty Cổ phần Miza chính thức lên sàn UPCoM HNX

Thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam triển vọng tích cực giai đoạn cuối năm 2024

Manulife nâng cấp sản phẩm Sống Khỏe Mỗi Ngày, đáp ứng nhu cầu của khách hàng về bảo hiểm sức khỏe

Tín dụng chính sách: Yếu tố giúp Việt Nam thành hình mẫu của thế giới về giảm nghèo

Doanh nghiệp châu Âu lạc quan về triển vọng đầu tư dài hạn tại Việt Nam

Techcombank tiên phong triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VNeID

Thị trường chứng khoán tuần tới: Nhà đầu tư đang chờ đợi tín hiệu hạ nhiệt của tỷ giá

Trái phiếu doanh nghiệp chậm trả giảm mạnh trong 10 tháng

Nguồn vốn tín dụng chính sách mở rộng cơ hội việc làm cho người dân

Tín dụng tăng 10% song sức hấp thụ vốn vẫn còn yếu

Techcom Capital đóng hơn 114 tỷ đồng thuế năm 2022 – 2023, hoàn tất nộp bổ sung 94,8 triệu đồng

Quản lý thuế đối với sàn thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam: Bộ Tài chính nói gì?

Bảo Việt Nhân thọ và Ngân hàng Quốc dân NCB ký kết thỏa thuận hợp tác

Nguồn lực tư nhân đóng góp quan trọng phát triển hạ tầng giao thông

Giá vàng giảm 'chóng mặt', có thể có hành vi thao túng thị trường

VietinBank thông báo các trường hợp khách hàng, tổ chức bị tạm dừng giao dịch từ đầu năm 2025

Tổng công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa

Thu gần 95 nghìn tỷ đồng tiền thuế, xem xét việc dùng AI kiểm soát doanh thu sàn thương mại điện tử

Giảm lãi suất tối thiểu 1%/năm cho doanh nghiệp lúa gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long