Thứ tư 14/05/2025 18:29

Trao giải cuộc thi viết "Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường" năm 2023

Chiều 29/12/2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Lễ tổng kết và trao giải cuộc thi viết "Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường" năm 2023.

Phát biểu tại lễ trao giải, nhà báo Triệu Ngọc Lâm - Tổng Biên tập Báo Giáo dục và Thời đại, Trưởng Ban tổ chức cuộc thi cho biết, cuộc thi viết "Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường" năm 2023 do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức và phân công Báo Giáo dục và Thời đại là đơn vị thường trực thực hiện.

Nhà báo Triệu Ngọc Lâm - Tổng Biên tập Báo Giáo dục và Thời đại, Trưởng Ban tổ chức cuộc thi

Cuộc thi được tổ chức nhằm ghi nhận, tôn vinh những thầy giáo, cô giáo có việc làm, thành tích tốt đẹp, đóng góp tích cực cho công cuộc đổi mới giáo dục; ghi nhận và tôn vinh những cơ sở giáo dục có nhiều đổi mới, sáng tạo trong dạy và học; lan tỏa những tình cảm tốt đẹp của học sinh, sinh viên, phụ huynh học sinh đối với thầy cô, mái trường.

Sau 2 tháng phát động, cuộc thi đã đón nhận sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng. Ban tổ chức đã nhận được hơn 80.000 bài dự thi, được gửi qua email và đường bưu điện. Số lượng bài tham gia cho thấy cuộc thi đã có sức sống, lan tỏa mạnh mẽ trong các nhà trường. Đồng thời cũng thể hiện sự quan tâm, ủng hộ của đông đảo độc giả, các tầng lớp nhân dân về ý nghĩa của cuộc thi.

Ông Nguyễn Ngọc Ân - Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam

Ông Nguyễn Ngọc Ân - Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam, đại diện Ban giám khảo chung khảo cuộc thi chia sẻ: "Mỗi thành viên trong ban giám khảo đều nhận thấy, đâu đó, nhà giáo cũng như nhà trường không tránh khỏi vết thương. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hình ảnh đẹp đẽ hiện lên lung linh, trong sự khâm phục của trò, ngưỡng mộ của đời. Mỗi tác phẩm dự thi là minh chứng cho giá trị mà thầy cô và nhà trường dâng hiến cho cuộc đời".

Theo ông Nguyễn Ngọc Ân, cuộc thi đã tạo tiếng vang lớn và hiệu ứng tích cực trong các nhà trường nói riêng và xã hội nói chung. Từ năm 2019 - 2022, cuộc thi tiếp tục được tổ chức và thành công vang dội. Như một làn gió thơm, cuộc thi ngày càng lan tỏa sâu rộng, thu hút hàng triệu giáo viên và học sinh, sinh viên trên mọi miền Tổ quốc tham gia.

Từ 80.000 bài dự thi, Ban Giám khảo đã lựa chọn được 44 tác phẩm vào vòng chung khảo. Ban giám khảo lựa chọn và trao 30 giải (2 giải tập thể và 28 giải cá nhân).

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng trao giải Nhất cho 2 tác giả

2 tác phẩm đạt giải Nhất là tác phẩm "Tấm huy chương của Hoàng Minh Hiếu!" của tác giả Cao Văn Dũng - Giáo viên Trường THPT Chuyên Hà Nội Amsterdam (TP. Hà Nội) và tác phẩm "Hơi ấm tỏa từ bàn tay" của tác giả Nguyễn Thị Hiền - Giáo viên Trường Phổ thông dân tộc nội trú THPT số 2 (tỉnh Nghệ An).

Theo đánh giá của Ban giám khảo, chất lượng các tác phẩm dự thi năm nay khá tốt. Nhiều tác phẩm đã để lại ấn tượng sâu sắc, bởi có sự đầu tư công phu từ nội dung cho đến hình thức thể hiện.

Trao giải Nhì cho các tác giả đạt giải
Trao giải Ba cho các tác giả đạt giải.
Trao giải Khuyến khích cho các tác giả có tác phẩm đoạt giải.

Tại lễ trao giải, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng chia sẻ: Cuộc thi không chỉ là cơ hội để các em học sinh thể hiện lòng biết ơn và tình cảm của mình đối với những người đã dìu dắt, mà còn là dịp để những người làm công tác giáo dục nhìn nhận, đánh giá lại giá trị, tầm quan trọng của nghề giáo trong việc định hình tương lai của thế hệ trẻ.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng

Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tập trung xây dựng văn hoá học đường, giáo dục nhân cách cho học sinh, sinh viên. Vì thế, cuộc thi nhắm đúng trọng tâm trong giáo dục học sinh hơn bao giờ hết. Số lượng 80.000 tác phẩm dự thi cho thấy, chúng ta luôn có sự hướng thiện, hướng tới sự nhân văn dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Thứ trưởng bày tỏ mong muốn cuộc thi ngày càng được lan toả, tiếp tục được tổ chức chất lượng hơn, để thầy cô và mái trường luôn là nỗi nhớ mong của mọi người.

"Tất cả tác giả đều là người chiến thắng. Mỗi tác phẩm là tình cảm, sự tri ân, hồi ức tốt đẹp về thầy cô và mái trường. Mỗi người đặt bút viết về thầy cô và mái trường đều trở nên trong sáng, thánh thiện hơn và có thêm sức mạnh để tiếp tục hành trình. Đó là thành công lớn nhất", Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng chia sẻ.

Nguyên Thảo
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Giáo dục và Đào tạo

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Tỷ lệ ‘chọi’ cao, làm sao có tấm vé vào lớp 10 công lập?

Giáo viên mầm non vùng khó được tăng phụ cấp 80%?

Bỏ bằng tốt nghiệp trung học cơ sở: Tăng tự chủ, giảm thủ tục

Việt Nam giành 4 huy chương Olympic Hóa học Mendeleev

Kỷ luật học sinh đổi chiều: ‘Mềm’ để ‘giữ’

Trường Đại học Gia Định đón nhận kiểm định bốn ngành học

Trung tâm dạy thêm mọc như 'nấm sau mưa': Cảnh báo khoảng trống quản lý

Company Day 2025: Bệ phóng cho sinh viên bước vào ngành dầu khí

Cải tạo nhà vệ sinh cho trường học vùng sâu Yên Bái

Thi tốt nghiệp 2025: Thủ tướng yêu cầu kiểm soát chặt

PGS.TS Tô Văn Hòa làm Quyền Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội

Doanh nghiệp và nhà trường hợp tác đào tạo nhân lực tiết kiệm năng lượng

Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm: 28 năm chắp cánh ước mơ

Đại học Văn Lang bị ‘tấn công’: Không thể bao biện là “bảo vệ lẽ phải”

Học 2 buổi, ăn miễn phí: Chủ trương chạm đến triệu trái tim

Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh nhận tài trợ HVAC

Danh sách thí sinh được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025

Ráo riết chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Chắp cánh nghề nghiệp cho học sinh vùng khó khăn của ngành Công Thương

38 trường dùng điểm thi đánh giá tư duy của Đại học Bách Khoa Hà Nội