Thứ bảy 23/11/2024 09:09

Trải nghiệm "Sắc màu văn hóa truyền thống của dân tộc S’tiêng" giữa Thủ đô

Đồng bào và du khách được trải nghiệm "Sắc màu văn hóa truyền thống của dân tộc S’tiêng" với nhiều cung bậc cảm xúc tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt.

Tham gia các hoạt động văn hóa những ngày tháng 3 tại Làng Văn hóa, đồng bào dân tộc S’tiêng, tỉnh Bình Phước đã giới thiệu những nét văn hóa độc đáo của dân tộc mình thông qua chương trình "Sắc màu văn hóatruyền thống của dân tộc S'tiêng". Chương trình đã thu hút du khách tham quan hưởng thụ văn hóa và có những trải nghiệm thú vị, ý nghĩa tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).

Trải nghiệm “Sắc màu văn hóa truyền thống của dân tộc S'tiêng”
Đồng bào S’tiêng đã đem đến Làng Văn hóa những sắc màu văn hóa đặc trưng

Cuộc sống của đồng bào S’tiêng ở Bình Phước gắn bó với núi rừng, nương rẫy nên có những nét văn hóa độc đáo, giàu bản sắc. Từ những dụng cụ lao động sản xuất, đến các món ăn, hay trang phục, nhạc cụ truyền thống… đã tạo nên sắc màu văn hóa đặc trưng của dân tộc S’tiêng giữa đại ngàn.

Đồng bào S’tiêng trình diễn nhạc cụ truyền thống tại Làng Văn hóa

Đồng bào dân tộc S’tiêng đã đem đến giới thiệu và trình diễn tại Làng Văn hóa một kho tàng âm nhạc vô cùng đa dạng. Bên cạnh trống, chiêng, cồng còn có các loại nhạc cụ độc đáo khác như: Đàn đink đuk kèn lá, đàn đá, sáo tre, kèn bầu, kèn sừng trâu... Trong đó, có đàn đink đuk, còn gọi là đàn tre, được đồng bào S'tiêng sử dụng trong giao duyên, tình yêu lứa đôi, được xem là nhạc cụ dây gẩy duy nhất của người S’tiêng. Những nhạc khí được người S’tiêng sử dụng phần lớn thuộc họ hơi rung vang, chi thổi, giai điệu ngắn, nhẹ nhàng, thủ thỉ, tâm tình... Tất cả góp phần tạo nên âm nhạc mang đặc trưng riêng của người S’tiêng Bình Phước.

Cồng chiêng như mạch nước ngầm chảy xuyên suốt trong đời sống người S’tiêng

Với đồng bào S’tiêng, cồng chiêng là một thứ không thể thiếu trong cuộc sống, văn hóa của dân tộc. Tiếng cồng chiêng như mạch nước ngầm chảy xuyên suốt trong đời sống mỗi con người. Với ý nghĩa quan trọng đó, tại "Sắc màu văn hóa truyền thống của dân tộc S'tiêng" đồng bào S’tiêng, tỉnh Bình Phước đã thể hiện được giá trị của cồng chiêng mang bản sắc đặc trưng.

Đan gùi và dệt thổ cẩm đã trở thành Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia của đồng bào S’tiêng

Không rộn ràng như tiếng cồng chiêng, thế nhưng nghề đan gùi và dệt thổ cẩm của đồng bào S’tiêng đã trở thành Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia. Trong đó, bình dị, đơn sơ nhưng chiếc gùi lại gắn bó với đồng bào S’tiêng mọi lúc, mọi nơi. Gùi không chỉ là đồ vật sử dụng trong cuộc sống thường nhật mà còn là biểu tượng văn hóa. Qua bàn tay khéo léo của nghệ nhân, gùi được trang trí nhiều hoa văn, trở thành “tác phẩm mỹ thuật”, là niềm tự hào của người S’tiêng ở Bình Phước.

Các nghệ nhân đã trình diễn kỹ thuật đan gùi truyền thống của người S’tiêng

Còn với nghề dệt thổ cẩm từ lâu đã trở thành nét văn hoá không thể thiếu trong đời sống vật chất và tinh thần của người đồng bào S’tiêng. Tại chương trình "Sắc màu văn hóa truyền thống của dân tộc S'tiêng", các nghệ nhân đã trình diễn kỹ thuật dệt vải và đan gùi truyền thống của người S’tiêng, tỉnh Bình Phước. Các nghệ nhân trực tiếp thực hành, chế tác các sản phẩm và giới thiệu đến du khách cùng trải nghiệm.

Trình diễn trang phục của dân tộc S’tiêng

Đặc biệt, trong khuôn khổ chương trình "Sắc màu văn hóa truyền thống của dân tộc S'tiêng", đồng bào S'tiêng còn giới thiệu, trình diễn trang phục, trang sức bạc truyền thống. Trong đó, đồng bào trình diễn khoảng 30 bộ trang phục, bao gồm trang phục truyền thống, lễ hội, sinh hoạt đời thường, trang phục cưới, trang phục cách tân…

Trình diễn nghệ thuật truyền thống dân tộc S’tiêng

Ngoài ra, du khách không thể rời mắt với những màn biểu diễn nghệ thuật truyền thống dân tộc S’tiêng được đồng bào dàn dựng công phu với chủ đề “Men say cao nguyên”.

Rất đông du khách đến trải nghiệm "Sắc màu văn hóa truyền thống của dân tộc S'tiêng"

"Sắc màu văn hóa truyền thống của dân tộc S'tiêng" đã thực sự thu hút du khách tham quan dừng chân và thưởng thức. Đây thực sự là trải nghiệm mới mẻ, hấp dẫn và giúp du khách hiểu thêm được phần nào văn hóa truyền thống dân tộc S'tiêng cần được trân trọng và phát huy.

Phạm Tiệp
Bài viết cùng chủ đề: Sắc màu văn hóa

Tin cùng chuyên mục

Cà Mau: Khánh thành công trình xây dựng Cụm Tượng đài kỷ niệm chuyến tàu tập kết ra Bắc 1954

Hội thảo '200 ngày tập kết ra Bắc tại Cà Mau - Tầm nhìn chiến lược và giá trị lịch sử'

Sắp diễn ra triển lãm tranh 'Tôi vẽ Hà Nội' và sự thăng hoa ngành công nghiệp văn hóa đương đại

Họa sĩ Quỳnh Thơm: Kết nối giá trị văn hóa truyền thống giữa dòng chảy đương đại

Sắp diễn ra Tuần Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Long An lần thứ 2 năm 2024

Hà Nội nên có thêm Phố “Hàng Phở” hoặc Phố “Phở Gánh”

Phú Thọ: Tu bổ di tích Đình Hội

Phát huy nguồn lực văn hóa đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước

Ra mắt cuốn sách ‘Logistics - Hành trình khát vọng’

Khai mạc Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII

Tối nay (7/11): Khai mạc Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII

Quảng Nam: Kỷ niệm 120 năm ngày sinh nguyên Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Trác

Mãn nhãn với những tiết mục biểu diễn tại Liên hoan Văn hóa cồng chiêng huyện Ia Grai, Gia Lai

Gia Lai: Nhiều hoạt động đặc sắc tại Ngày hội Văn hóa - Du lịch TP. Pleiku năm 2024

Anh trai vượt ngàn chông gai: Góp phần định vị điểm đến âm nhạc Việt Nam

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch điều động, bổ nhiệm loạt cán bộ

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch bổ nhiệm NSND Xuân Bắc làm Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn

Festival Ninh Bình ‘Dòng chảy di sản’: Tái hiện những mốc son lịch sử của dân tộc

Lễ cúng trăng: Nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer

Vì sao tỉnh Bắc Ninh bị 'tuýt còi' tổ chức hoạt động hầu đồng không đúng quy định?