Trái cây Việt liên tục bước chân vào thị trường “khó tính”

Thời gian gần đây, nhiều trái cây Việt liên tục được cấp phép XK vào những thị trường “khó tính” bậc nhất thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Australia… Đây là tín hiệu tích cực, hứa hẹn khả năng thúc đẩy XK bền vững trái cây thời gian tới, tránh phụ thuộc quá lớn vào thị trường Trung Quốc.

5 năm vào Nhật, 10 năm sang Mỹ

Báo cáo mới nhất của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) cho thấy: Giá trị XK rau quả năm 2019 ước đạt 3,74 tỷ USD, giảm 1,9% so với năm 2018. Trung Quốc đứng vị trí thứ nhất về thị trường XK rau quả của Việt Nam với hơn 65% thị phần. XK rau quả sụt giảm chủ yếu do sự sụt giảm tại thị trường Trung Quốc. 11 tháng năm 2019, XK rau quả sang Trung Quốc đạt 2,24 tỷ USD, giảm 13,2% so với cùng kỳ năm 2018. Tuy nhiên, điểm đáng chú ý là, hầu hết các thị trường đình đám khác, XK rau qủa Việt đều ghi nhận tăng trưởng. Cụ thể, XK sang Hoa Kỳ đạt 137,7 triệu USD, tăng 9,2%; Hàn Quốc đạt 119,4 triệu, tăng 14,2%; Nhật Bản đạt 112,4 triệu USD, tăng 14,4%...

trai cay viet lien tuc buoc chan vao thi truong kho tinh
Hiện, lượng trái cây xuất sang thị trường “khó tính” chiếm khoảng hơn 30%

Ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản đánh giá: Sự sụt giảm trong XK rau quả năm 2019 là kết quả phải chấp nhận bởi Trung Quốc đã siết chặt tiểu ngạch, chỉ NK hàng chính ngạch. Nhiều mặt hàng rau quả lợi thế của Việt Nam chưa được cấp phép XK chính ngạch sang Trung Quốc nên phải thúc đẩy tiêu thụ nội địa hoặc gia tăng chế biến.

2019 là một năm không dễ dàng với XK rau quả Việt. Tuy nhiên, giữa bộn bề khó khăn đó vẫn lóe lên những điểm sáng khi trái cây Việt Nam thâm nhập được vào hàng loạt các thị trường “khó tính”. Bằng chứng là, ngay giữa tháng 12/2019, Bộ Nông lâm Ngư nghiệp của Nhật Bản (MAFF) đã có thư gửi Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) thông báo chính thức mở cửa cho quả vải thiều Việt Nam. Theo đó, quả vải thiều tươi Việt Nam chính thức được phép XK trực tiếp sang Nhật Bản kèm theo quy định về kiểm dịch thực vật NK của phía Nhật Bản. Quy định này bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 15/12/2019. Đây là kết quả của hơn 5 năm nỗ lực đàm phán giữa Cục Bảo vệ thực vật và MAFF cùng nhiều thí nghiệm nghiêm ngặt được thực hiện để đảm bảo diệt trừ triệt để các đối tượng kiểm dịch thực vật của Nhật Bản có khả năng đi theo quả vải thiều của Việt Nam.

Trước đó, vào tháng 8/2019, sau một thời gian dài đàm phán, Bộ Nông nghiệp và Nguồn nước Australia cũng đã cho phép quả nhãn tươi của Việt Nam được chính thức XK vào nước này. Nhãn là trái cây thứ 4 được phép xuất vào thị trường Australia sau khi vượt qua nhiều quy chuẩn kiểm tra chất lượng. Cùng thời điểm, Chile cũng cho phép xoài Việt Nam được XK vào Chile. Quay trở lại dịp đầu năm 2019, vào tháng 2/2019, xoài Việt Nam cũng chính thức được phép XK vào Mỹ sau hành trình 10 năm nỗ lực đàm phán, sau vải, nhãn, chôm chôm, vú sữa, thanh long. Mỹ trở thành thị trường XK thứ 40 của quả xoài Việt.

Nâng chất lượng, sản xuất lớn

Vẫn lâng lâng niềm vui khi vải thiều Việt được phép XK vào Nhật Bản, ông Lê Sơn Hà, Trưởng phòng Kiểm dịch thực vật (Cục Bảo vệ thực vật) chia sẻ: Nếu các thị trường như Mỹ, Australia chỉ đòi hỏi chiếu xạ khi XK vải thiều thì Nhật Bản lại yêu cầu xử lý bằng khử trùng xông hơi. Việt Nam mất hơn 2 năm thực hiện thí nghiệm khử trùng xông hơi để diệt trừ triệt để các đối tượng kiểm dịch thực vật có thể đi theo quả vải. Cuối cùng, chuyên gia Nhật sang kiểm tra trực tiếp và đã chấp thuận. “Đây là đột phá mới, lần đầu tiên chúng ta làm được khử trùng xông hơi và đã được thị trường Nhật chấp nhận. Thành công này không chỉ riêng với quả vải, mà là tiền đề để những trái cây khác có thể XK được vào Nhật Bản, thậm chí cả Hàn Quốc, bởi hai nước này chỉ chấp nhận khử trùng xông hơi chứ không chấp nhận chiếu xạ”, ông Hà phân tích.

Theo ông Hà, những loại quả có tiềm năng XK lớn của Việt Nam đến nay đã thâm nhập hầu hết các thị trường “khó tính” bậc nhất thế giới. Hiện, lượng trái cây xuất sang thị trường “khó tính” chiếm khoảng hơn 30%, trong đó có những thị trường tăng trưởng rất tốt như Mỹ, Hàn Quốc, Australia, Canada,... Tuy nhiên, hiện nay cũng đã xuất hiện những đối tác cạnh tranh với Việt Nam như Campuchia đã XK được xoài vào Hàn Quốc; Trung Quốc đã mở rộng diện tích trồng thanh long,...

“Nếu ngành trái cây Việt không thay đổi thì đến lúc nào đó sẽ gặp khó khăn. Ngoài yếu tố chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đòi hỏi người nông dân phải sản xuất hàng hóa ở quy mô lớn để đáp ứng được những đơn hàng lớn của nhà NK. Đây vẫn là bài toán khó với ngành hàng trái cây Việt Nam”, ông Hà nhấn mạnh.

Xoáy sâu phân tích riêng cho thị trường Trung Quốc, ông Nguyễn Quốc Toản đánh giá đây vẫn là thị trường rất quan trọng với trái cây Việt và phải nỗ lực để đáp ứng yêu cầu thị trường. Hàng Việt sang Trung Quốc mới chủ yếu dừng ở tỉnh Nam Ninh, Quảng Tây chứ chưa vào sâu. Hàng hóa cũng xuất hiện dưới tên của thương hiệu khác. Đây là điều phải trăn trở. Điều này cần thay đổi theo phương thức là các bộ, ngành đồng hành cùng DN, cùng Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam và Việt Nam tại Trung Quốc để kết nối DN vào chuỗi phân phối của Trung Quốc, không trao đổi buôn bán qua đầu nậu trung gian mà liên kết thẳng. Có như vậy, giá trị của người bán ra mới được đảm bảo, chuỗi giá trị XK mới đạt kết quả cao.

“Một trong những yếu tố tăng tính cạnh tranh cho trái cây Việt nói riêng và nông sản Việt nói chung khi XK là phải kéo giảm chi phí logistics. Muốn vậy, giải pháp đặt ra là phải thành lập hạ tầng logistics ở khu vực biên giới, có những kho lạnh để chứa, bảo quản, kéo dài thời gian. Về khâu chế biến, đóng gói các DN cũng cần chú trọng hơn, đặt ra cho mọi DN không phân biệt quy mô lớn hay nhỏ…”, ông Toản nói.

Theo Báo Hải quan
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Quảng Bình: Triển khai đồng bộ các giải pháp đưa xuất khẩu đạt 220 triệu USD

Quảng Bình: Triển khai đồng bộ các giải pháp đưa xuất khẩu đạt 220 triệu USD

Nâng cao vai trò của các doanh nghiệp, thúc đẩy hình thành các chuỗi giá trị xuất khẩu quy mô lớn, Quảng Bình đang đặt mục tiêu cho xuất khẩu đạt 220 triệu USD.
Kim ngạch nhập khẩu cà phê của Singapore giảm 5,57% trong năm 2023

Kim ngạch nhập khẩu cà phê của Singapore giảm 5,57% trong năm 2023

Năm 2023, Singapore nhập khẩu cà phê từ 84 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng kim ngạch nhập khẩu khoảng 142,4 triệu SGD, giảm 5,57% so với cùng kỳ năm 2022.
Xuất khẩu gạo tăng cao, doanh nghiệp vẫn chưa hết lo

Xuất khẩu gạo tăng cao, doanh nghiệp vẫn chưa hết lo

4 tháng đầu năm, Việt Nam đã xuất khẩu 3,23 triệu tấn gạo, thu về 2,08 tỷ USD, tăng 11,7% về lượng và tăng mạnh 36,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.
4 tháng, xuất khẩu điện thoại và linh kiện thu về hơn 18,4 tỷ USD

4 tháng, xuất khẩu điện thoại và linh kiện thu về hơn 18,4 tỷ USD

4 tháng đầu năm, xuất khẩu điện thoại và linh kiện thu về hơn 18,4 tỷ USD, tăng 6,6% so với 4 tháng năm 2023.
Việt Nam xuất khẩu 956.000 tấn cà phê, tổng kim ngạch đạt hơn 3 tỷ USD

Việt Nam xuất khẩu 956.000 tấn cà phê, tổng kim ngạch đạt hơn 3 tỷ USD

6 tháng đầu niên vụ cà phê 2023 - 2024 (từ tháng 10/2023 - tháng 3/2024), Việt Nam xuất khẩu 956.000 tấn cà phê, tổng kim ngạch đạt hơn 3 tỷ USD.

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu da giày: Đơn hàng tăng chưa át được nỗi lo về những quy định mới

Xuất khẩu da giày: Đơn hàng tăng chưa át được nỗi lo về những quy định mới

Nhiều quy định mới liên quan đến thiết kế sinh thái, truy xuất chuỗi cung ứng của các thị trường lớn sẽ ảnh hưởng tới xuất khẩu da giày.
Xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc tăng trưởng 2 con số

Xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc tăng trưởng 2 con số

4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu nông lâm thủy sản sang thị trường Trung Quốc chiếm 18,9%, tăng 15,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Giá cà phê xuất khẩu giảm sâu khi tồn kho tăng trở lại

Giá cà phê xuất khẩu giảm sâu khi tồn kho tăng trở lại

Giá cà phê xuất khẩu đồng loạt giảm với Robusta giảm mạnh hơn 3%, do xuất hiện mưa trái mùa tại khu vực Tây Nguyên làm dịu phần nào tình trạng khô hạn kéo dài.
4 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản thu về gần 20 tỷ USD

4 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản thu về gần 20 tỷ USD

4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 19,06 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Giá cà phê xuất khẩu đồng loạt lao dốc sau chuỗi tăng nóng

Giá cà phê xuất khẩu đồng loạt lao dốc sau chuỗi tăng nóng

Giá cà phê xuất khẩu đồng loạt giảm với giá cà phê Robusta giảm mạnh hơn 3% do xuất hiện mưa trái mùa tại khu vực Tây Nguyên làm giảm tình trạng khô hạn kéo dài
4 tháng, xuất khẩu rau quả thu về hơn 1,8 tỷ USD nhưng vẫn đối diện với rủi ro cố hữu

4 tháng, xuất khẩu rau quả thu về hơn 1,8 tỷ USD nhưng vẫn đối diện với rủi ro cố hữu

Dù đem về kim ngạch xuất khẩu hơn 1,8 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2024 nhưng rau quả vẫn đối mặt với bài toán rủi ro về chất lượng.
Việt Nam xuất khẩu khoảng 170.000 tấn cà phê trong tháng 4

Việt Nam xuất khẩu khoảng 170.000 tấn cà phê trong tháng 4

Tổng cục Thống kê ước tính, Việt Nam xuất đi 170.000 tấn cà phê trong tháng 4, giảm hơn 2 lần so với ước tính 400.000 tấn của tháng trước.
4 tháng năm 2024: Xuất khẩu hàng hóa tiếp tục duy trì bức tranh sáng

4 tháng năm 2024: Xuất khẩu hàng hóa tiếp tục duy trì bức tranh sáng

4 tháng năm 2024, xuất khẩu hàng hóa đạt 123,64 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ, xuất siêu sang một số thị trường chủ lực như Hoa Kỳ, EU tăng 2 con số.
Giá cà phê Robusta tăng tuần thứ 9 liên tiếp, giá cà phê Arabica hạ nhiệt

Giá cà phê Robusta tăng tuần thứ 9 liên tiếp, giá cà phê Arabica hạ nhiệt

Giá cà phê Robusta nối tiếp đà tăng sang tuần thứ 9 liên tiếp, thiết lập mức giá cao nhất trong lịch sử do lo ngại thiếu hụt nguồn cung từ Việt Nam.
Xuất khẩu tuần từ 22-28/4: Việt Nam có 18 mặt hàng xuất khẩu tỷ USD; xuất khẩu tôm kỳ vọng tăng trưởng

Xuất khẩu tuần từ 22-28/4: Việt Nam có 18 mặt hàng xuất khẩu tỷ USD; xuất khẩu tôm kỳ vọng tăng trưởng

Việt Nam có 18 mặt hàng xuất khẩu tỷ USD; xuất khẩu tôm kỳ vọng đà tăng trưởng...là những tin nổi bật trong bản tin xuất khẩu tuần 22-28/4.
Gia Lai: Đề xuất xây dựng Trung tâm Logistics hạng II thuộc khu vực Tây Nguyên

Gia Lai: Đề xuất xây dựng Trung tâm Logistics hạng II thuộc khu vực Tây Nguyên

Tỉnh Gia Lai đề xuất sớm hình thành một Trung tâm Logistics hạng II thuộc khu vực Tây Nguyên và hướng ra các tỉnh Duyên hải miền Trung.
Trung Quốc giảm mua hàng, xuất khẩu hồ tiêu giảm lượng

Trung Quốc giảm mua hàng, xuất khẩu hồ tiêu giảm lượng

Quý I/2024, xuất khẩu hồ tiêu giảm 26,1%. Trong khi nhiều thị trường tăng mua hồ tiêu từ Việt Nam thì thị trường Trung Quốc lại giảm nhập khẩu.
Cần thiết thành lập Sàn giao dịch gạo tiêu chuẩn Việt Nam

Cần thiết thành lập Sàn giao dịch gạo tiêu chuẩn Việt Nam

Việc có được một Sàn giao dịch gạo tiêu chuẩn Việt Nam sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn cho hoạt động xuất khẩu gạo thời gian tới.
Philippines - Thị trường tiêu thụ xi măng và clinker lớn nhất của Việt Nam

Philippines - Thị trường tiêu thụ xi măng và clinker lớn nhất của Việt Nam

3 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu xi măng và clinker sang Philippines tăng nhẹ 2,3% về lượng, nhưng giảm 6,9% về kim ngạch và giảm 9% về giá so với cùng kỳ.
Nam Định: Nhiều tín hiệu vui từ xuất khẩu hàng hoá

Nam Định: Nhiều tín hiệu vui từ xuất khẩu hàng hoá

Một doanh nghiệp dệt may tại Khu Công nghiệp Rạng Đông, tỉnh Nam Định vừa làm thủ tục xuất lô hàng đầu tiên với khối lượng 3,5 tấn hàng, trị giá 53.000 USD.
Đắk Lắk: Quyết tâm đưa TP. Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến của cà phê thế giới

Đắk Lắk: Quyết tâm đưa TP. Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến của cà phê thế giới

Phát triển TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk trở thành “Thành phố cà phê của thế giới”; gắn với phát triển du lịch sinh thái, khai thác các giá trị văn hóa địa phương.
Khủng hoảng nguồn cung, giá cà phê Robusta phá kỷ lục cao nhất lịch sử

Khủng hoảng nguồn cung, giá cà phê Robusta phá kỷ lục cao nhất lịch sử

Giá cà phê Robusta tiếp tục tăng đạt mốc cao nhất trong mọi thời đại. Hiện nay chưa có thông tin nào có thể khiến cho giá cà phê trong nước và thế giới dừng lại
Xuất khẩu gạo của Việt Nam tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm

Xuất khẩu gạo của Việt Nam tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm

Quý I/2024, xuất khẩu gạo của Viêt Nam tăng trưởng 2 con số ở cả về lượng, kim ngạch và giá bán, đồng thời tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm.
Xuất khẩu sắn hướng đến mục tiêu 2 tỷ USD

Xuất khẩu sắn hướng đến mục tiêu 2 tỷ USD

Hàng năm, xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn thu về trên 1 tỷ USD, mặt hàng này đang hướng đến con số xuất khẩu 2 tỷ USD vào năm 2030.
Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo

Sáng 26/4, tại Cần Thơ, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tổng kết về xuất khẩu gạo năm 2023, quý I/2024 và bàn định hướng xuất khẩu gạo trong thời gian tới.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động