Thứ ba 19/11/2024 19:44

Trái cây Mỹ... giá Việt

Nếu các năm trước, trái cây và hải sản của Mỹ xuất hiện ở Việt Nam với giá không hề rẻ thì 7 tháng đầu năm nay chứng kiến sự đổ bộ của một loạt nông sản, thủy sản Mỹ về Việt Nam, với giá hấp dẫn “chưa từng có”.

Rẻ hơn gần một nửa

Cherry là loại trái cây được người dân Việt Nam gọi là trái cây “nhà giàu”, vì giá thành khá đắt, không nhiều người bỏ tiền để mua về ăn. Tuy nhiên, năm nay, từ siêu thị, cửa hàng hoa quả nhập khẩu, thậm chí cả chợ và trên mạng xã hội, người tiêu dùng mua khá nhiều loại quả này, bởi giá đã giảm từ 40 - 50% so với năm ngoái, chỉ dao động từ 225.000 - 350.000/kg tùy từng kích cỡ.

Người tiêu dùng cần lựa chọn trái cây rõ ràng về nguồn gốc xuất xứ

Chị Hà An - chủ shop hoa quả nhập khẩu tươi và sạch ở Phùng Khoan (Hà Nội) - cho biết, tháng 7 là thời điểm cherry Mỹ rộ mùa nên hấp dẫn hơn hàng New Zealand, Australia. Đặc biệt, giá năm nay giảm tới 40% so với năm ngoái, đây là mức giá tốt nhất từ trước đến nay. Khách mua thùng 5kg kích thước to (size 8.5) chỉ với 1,5 triệu đồng, thậm chí có thời điểm giảm xuống còn 1.375.000 đồng.

Bên cạnh quả cherry, một số trái cây nhập từ Mỹ cũng đang vào vụ và bắt đầu giảm 100.000 - 200.000 đồng/kg với việt quất, giảm 50.000 đồng/kg với nho xanh nên lượng tiêu thụ tăng. “Giá giảm nên không chỉ phân khúc khách hàng cao cấp, mà khách hàng có thu nhập trung bình vẫn có thể mua được các sản phẩm trái cây ngoại nhập” - anh Tuấn, nhân viên một cửa hàng hoa quả nhập khẩu chia sẻ.

Không chỉ trái cây, hải sản cao cấp như tôm hùm Alaska hay cua hoàng đế Alaska đông lạnh cũng có giá rẻ hơn so với mọi năm. Cụ thể, tôm hùm bán tươi sống và đông lạnh khoảng 340.000 đồng/con loại 500 gram, 1 triệu đồng/con loại 1 - 4 kg. Với tôm hùm mới chết hoặc tôm hùm đông lạnh giá bán lẻ từ 200.000 - 400.000 đồng/kg. Còn cua hoàng đế Alaska đông lạnh cách đây 2 năm về Việt Nam có giá hơn 1 triệu đồng/kg thì nay chỉ còn vài trăm nghìn đồng. Hàng đông lạnh được nhiều cửa hàng bán với giá 650.000 đồng/kg, còn hàng sống gần 2 triệu đồng/kg.

Thận trọng với hàng không rõ nguồn gốc

Thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan cho thấy, 6 tháng đầu năm 2019, hàng hóa xuất xứ từ thị trường Mỹ nhập khẩu vào Việt Nam tăng mạnh 19% so với cùng kỳ năm 2018, đạt hơn 6,9 tỷ USD. Đặc biệt, mặt hàng rau, quả nhập từ Mỹ vào Việt Nam tăng 70% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt hơn 116 triệu USD và mặt hàng thủy sản từ Mỹ nhập khẩu vào Việt Nam cũng tăng mạnh 67%, giá trị đạt gần 47 triệu USD.

Nhiều chuyên gia cho rằng, nguyên nhân khiến nông, thủy sản của Mỹ vào Việt Nam thời gian gần đây tăng mạnh với giá rẻ hơn, vì các mặt hàng này đang đúng mùa nở rộ và đánh bắt. Ngoài ra, do căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc nên các mặt hàng ngoại nhập từ Mỹ khó vào thị trường Trung Quốc và “chảy” sang những thị trường khác, trong đó có Việt Nam.

Tuy nhiên, với giá rẻ chưa từng có từ trước đến nay, người tiêu dùng cũng bày tỏ nghi ngại, liệu có phải hàng nhập khẩu từ Mỹ hay hàng “đội lốt” Mỹ. Trước lo ngại của nhiều người về cherry Trung Quốc, chị Hà An chia sẻ “Chúng tôi có giấy tờ nhập khẩu qua đường hàng không của đại lý phân phối. Hiện, cherry Mỹ rẻ ngang cherry Trung Quốc nên tội gì mà nhập hàng Trung Quốc về bán”. Ngoài ra, để phân biệt với cherry Trung Quốc, chị Hà An lưu ý, cherry Mỹ có vỏ ngoài đỏ sẫm hoặc đỏ tươi, vỏ sáng bóng, trái rất chắc, phần cuống màu xanh, mọng nước. Đặc biệt, quả không mềm nhũn như cherry Trung Quốc.

Bên cạnh đó, người tiêu dùng nên mua hoa quả, thủy sản nhập khẩu của những cửa hàng có uy tín. Bởi tại đây, khách hàng không chỉ yên tâm về chất lượng, nguồn gốc xuất xứ, mà còn có cơ hội mua với giá rẻ hơn, do các doanh nghiệp này thường nhập khẩu với số lượng lớn.

Theo các chuyên gia kinh tế, làn sóng hàng nông nghiệp Mỹ vào Việt Nam chắc chắn sẽ gia tăng trong thời gian tới. Để cạnh tranh với nông sản Mỹ, hàng nông sản, thủy sản Việt Nam cần nâng cao chất lượng, sản xuất đúng tiêu chuẩn, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới… để đứng vững tại thị trường nội địa.
Thu Phương

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp sẵn sàng nguồn cung hàng hoá phục vụ cuối năm và Tết Ất Tỵ

Thị trường hàng hóa hôm nay 13/11/2024: Giá đậu tương mở rộng đà suy yếu

POND’S mang kiến thức chăm sóc da đúng chuẩn tới gần 1000 học sinh Bến Tre

Thị trường hàng hóa hôm nay 12/11/2024: Giá dầu thế giới giảm hơn 2%

Thị trường hàng hóa hôm nay 11/11/2024: Nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc cao kỷ lục đẩy giá tăng mạnh

Thị trường hàng hóa hôm nay 8/11/2024: Lực mua mạnh mẽ kéo MXV-Index quay lại mức cao nhất trong vòng ba tuần

Thị trường hàng hóa hôm nay 7/11/2024: Giá kim loại đồng loạt giảm, giá ngô đi ngược chiều thị trường

Thị trường hàng hóa hôm nay 6/11/2024: Sắc xanh áp đảo trên thị trường hàng hóa thế giới

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 10 tháng năm 2024 tăng 8,5%

TP. Hồ Chí Minh tăng cường bảo đảm bình ổn hàng hóa dịp Tết Ất Tỵ 2025

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 5/11: Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới khởi sắc trong phiên đầu tuần

Đồng Nai: Thu hơn 240.000 tỷ đồng từ bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 4/11: Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới trầm lắng tuần cuối tháng 10

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 1/11: Giá kim loại quý lao dốc

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 31/10: Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang ‘lấy lại’ sắc xanh

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 73): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 8)

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 30/10: Lực mua chiếm ưu thế kéo chỉ số MXV-Index phục hồi

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 29/10: MXV-Index rơi xuống mức thấp nhất trong vòng hơn một tháng

Hàng trăm khách sạn, nhà hàng, doanh nghiệp bán lẻ họp bàn về ý tưởng mùa lễ hội

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 28/10: Giá dầu thế giới tăng hơn 4%