Chủ nhật 22/12/2024 23:36

TP. Hồ Chí Minh: Sắp khánh thành "Không gian văn hóa Hồ Chí Minh - Điểm hẹn kiều bào"

Dự kiến ngày 8/6/2024, Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TP. Hồ Chí Minh tổ chức khánh thành "Không gian văn hóa Hồ Chí Minh - Điểm hẹn kiều bào".

Chiều 3/6, Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TP. Hồ Chí Minh cho biết, dự kiến ngày 8/6 đơn vị này sẽ tổ chức Lễ khánh thành giai đoạn 1, công trình “Không gian văn hóa Hồ Chí Minh - Điểm hẹn kiều bào” và Triển lãm "Hành trình vươn tới những ước mơ - 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh", tại địa chỉ 147 Nguyễn Đình Chiểu, phường Võ Thị Sáu, quận 3.

Sự kiện này là hành động thiết thực, chào mừng kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), kỷ niệm 113 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911 - 05/6/2024) và kỷ niệm 43 năm thành lập Ủy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài TP. Hồ Chí Minh (8/6/1981 - 8/6/2024).

Kiều bào - nguồn lực thúc đẩy sự phát triển TP. Hồ Chí Minh - (Ảnh minh họa: Hoàng Triều)

Công trình “Không gian văn hóa Hồ Chí Minh - Điểm hẹn kiều bào” lưu giữ, trưng bày những di sản văn hóa, lịch sử, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh gắn với công tác kiều bào. Đồng thời đẩy mạnh, triển khai sâu rộng việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh hiệu quả.

Ủy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài TP. Hồ Chí Minh định hướng xây dựng “Không gian văn hóa Hồ Chí Minh - Điểm hẹn kiều bào” trở thành địa chỉ tin cậy để kiều bào gặp gỡ, giao lưu, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm với nhau. Địa điểm này cũng là cầu nối hỗ trợ người làm công tác kiều bào tìm hiểu, nghiên cứu và tuyên truyền, phổ biến văn hóa, tư tưởng Hồ Chí Minh đến cộng đồng kiều bào trên toàn thế giới. Đồng thời hỗ trợ các hoạt động văn hóa và giáo dục của cộng đồng kiều bào và các hoạt động hỗ trợ, tư vấn và giúp đỡ vấn đề pháp lý cho kiều bào .

Ngoài ra, đây cũng là địa điểm tổ chức các sự kiện, nơi sinh hoạt văn hóa, giao lưu nghệ thuật, gìn giữ tiếng Việt; giới thiệu, trưng bày sản phẩm hàng hóa kiều bào, các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư của TP. Hồ Chí Minh.

Ủy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài TP. Hồ Chí Minh kỳ vọng “Điểm hẹn kiều bào” tạo cơ hội cho kiều bào gắn kết, tương tác và hợp tác với nhau hình thành mạng lưới liên kết trí thức, doanh nhân kiều bào góp phần phát huy nguồn lực kiều bào đóng góp cho thành phố.

Theo bà Vũ Thị Huỳnh Mai - Chủ nhiệm Ủy ban Về người Việt Nam ở nước ngoài TP. Hồ Chí Minh, thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Thành phố về việc giao Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài Thành phố chủ động triển khai kế hoạch xây dựng “Không gian văn hóa Hồ Chí Minh - Điểm hẹn kiều bào” trong lĩnh vực công tác về người Việt Nam ở nước ngoài. Thời gian qua, Ủy ban Về người Việt Nam ở nước ngoài TP. Hồ Chí Minh đã tiến hành khảo sát, nghiên cứu, xây dựng dự thảo Đề án “Không gian Văn hóa Hồ Chí Minh - Điểm hẹn kiều bào”. Đề án này đã được trình lên UBND TP HCM và được triển khai thực hiện.

Trước đó, trong Văn kiện Đại hội Đảng bộ TP, Hồ Chí Minh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã xác định phương hướng: “Xây dựng TP. Hồ Chí Minh trở thành một không gian văn hóa Hồ Chí Minh, nơi tư tưởng, đạo đức, phong cách và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn hiện hữu thường xuyên, trở thành tài sản tinh thần, giá trị văn hóa đặc trưng của người dân, cán bộ, đảng viên của thành phố mang tên Bác”.

Bà Vũ Thị Huỳnh Mai cũng cho biết thêm, những năm qua, TP. Hồ Chí Minh luôn dẫn đầu trong việc thu hút nguồn lực kiều bào, với khoảng hơn 2 triệu kiều bào đang có sự liên kết với thành phố. Đến nay, TP. Hồ Chí Minh có hơn 3.000 doanh nghiệp của kiều bào đầu tư với số vốn hơn 45.000 tỷ đồng. Đồng thời thu hút hơn 400 trí thức kiều bào về làm việc dài hạn, gần 200 trí thức tham gia hợp tác nghiên cứu trong các lĩnh vực về giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ...

Ngay sau khi nước nhà vừa giành được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất quan tâm tới công tác vận động kiều bào. Ðầu năm 1946, trong thư chúc Tết kiều bào, Người khẳng định: “Tổ quốc và Chính phủ cũng luôn luôn nhớ thương các đồng bào, như bố mẹ thương nhớ những người con đi vắng. Ðó là nhân tâm thiên lý, đó là tình nghĩa một nhà như thế”.

Những năm sau này, khi các phong trào cách mạng nổi lên ở khắp nơi, cùng với sự phát triển của cách mạng trong nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận thức rõ vai trò của những Việt kiều ở nước ngoài trong việc tăng cường hợp tác hữu nghị với các nước trên thế giới. Do đó, một trong những mối quan tâm hàng đầu của Người là đoàn kết đồng bào Việt kiều nhằm tập hợp lực lượng cho cuộc đấu tranh bảo vệ nền độc lập của dân tộc. Thông qua việc khơi gợi tinh thần yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc để củng cố niềm tin gắn bó với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của nhân dân.

Minh Khuê
Bài viết cùng chủ đề: Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tin cùng chuyên mục

10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2024

Lễ hội hoa - kiểng Chợ Lách lần đầu tiên tại Bến Tre có gì đặc sắc?

Xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển trong kỷ nguyên mới

Có gì hấp dẫn tại lễ hội hoa hướng dương phong cách cao bồi miền Tây ở Van Phuc City?

Tinh thần ‘Quân với dân một ý chí’ được tái hiện qua 300 tư liệu tại Bảo tàng Quân khu 9

Chiếu phim 'Đào, Phở và Piano' dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Khám phá Đà Lạt qua ống kính: Triển lãm ảnh nghệ thuật 'Những sắc màu thành phố ngàn hoa'

Bình chọn 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu 2024

Ra mắt cuốn sách ‘Kiến trúc Hà Nội - Giao thoa văn hóa Việt - Pháp’

Quảng Nam: Kỷ niệm 25 năm Đô thị cổ Hội An là di sản văn hóa thế giới

Giới thiệu tài liệu lưu trữ quốc gia 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Để văn hóa không chỉ là nguồn cảm hứng mà còn là nguồn lực kinh tế vô tận

Vẫn nhớ 'Đây A Nốp' trong phim 'Trên từng cây số'

Khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ 3: 'Dòng chảy di sản'

Sắp diễn ra lễ hội hoa hướng dương lớn nhất TP. Hồ Chí Minh tại Vạn Phúc City

Dân ca Quan họ Bắc Ninh: 15 năm lan tỏa mạnh mẽ

Khai mạc Triển lãm mỹ thuật Sắc quê 2 của họa sĩ Quỳnh Thơm

Thừa Thiên Huế: Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế là Di sản tư liệu thế giới

Thừa Thiên Huế: Công nhận Tri thức may, mặc áo dài Huế là di sản văn hoá phi vật thể

Di sản văn hoá: Định hình bản sắc, thúc đẩy phát triển của Việt Nam trong kỷ nguyên mới