Thứ ba 26/11/2024 06:03

TP. Hồ Chí Minh: Rộng cửa thu hút FDI thế hệ mới

Để thu hút các doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), giai đoạn 2018 - 2020, TP. Hồ Chí Minh sẽ giữ ổn định nhất quán các cơ chế, chính sách về đầu tư đã ban hành, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh…
TP. Hồ Chí Minh hiện có 190 dự án kêu gọi đầu tư tập trung vào mục tiêu phát triển đô thị thông minh

Cải thiện môi trường đầu tư quyết liệt

Theo đánh giá của UBND TP. Hồ Chí Minh nhờ nỗ lực quyết liệt cải thiện môi trường đầu tư, tích cực đẩy mạnh cải cách hành chính, đơn giản hóa, bãi bỏ các thủ tục không cần thiết, công khai, minh bạch, đúng quy định pháp luật và đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin… đã giúp hoạt động thu hút đầu tư tại thành phố tăng trưởng mạnh mẽ. Năm 2016, TP. Hồ Chí Minh chỉ thu hút được 3,46 tỷ USD vốn FDI thì năm 2017, đã đạt con số 6,6 tỷ USD, tăng hơn 90% và chỉ trong 4 tháng đầu năm 2018 đã đạt 1,55 tỷ USD (vốn cấp mới, tăng vốn và mua cổ phần). Với kết quả này, thu hút FDI của TP. Hồ Chí Minh từ chỗ chỉ chiếm 13% cả nước năm 2016, đến năm 2017 chiếm 18,4%.

Ông Nguyễn Thành Phong - Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh - cho biết, giai đoạn 2018 - 2020, chính quyền thành phố sẽ tập trung vào 5 nhóm mục tiêu cụ thể để đẩy mạnh thu hút FDI. Theo đó, ngoài mục tiêu chung là giữ ổn định nhất quán các cơ chế, chính sách về đầu tư đã ban hành, sẽ cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh bằng cách tăng tỷ lệ DN nộp thuế điện tử lên mức 90%; giảm 50% thời gian tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ hải quan và thực tế hàng hóa; rút ngắn thời gian giải quyết các thủ tục đăng ký quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất từ 57 ngày xuống còn 14 ngày đối với các tổ chức và DN.

Đặc biệt, TP. Hồ Chí Minh sẽ thành lập riêng một tổ công tác liên ngành về giải quyết thủ tục đầu tư do Chủ tịch UBND thành phố làm tổ trưởng. Mỗi khi có dự án FDI lớn đầu tư vào địa bàn, tổ sẽ họp để hỗ trợ DN FDI xử lý toàn bộ thủ tục đầu tư cho đến khi dự án được cấp phép hoạt động. Tổ công tác này là mô hình đầu tiên trên địa bàn cả nước trong lĩnh vực xúc tiến thu hút DN FDI...

Thu hút dự án FDI thế hệ mới

Theo ông Sử Ngọc Anh - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh, trên địa bàn thành phố đã có 190 dự án kêu gọi tập trung vào mục tiêu phát triển đô thị thông minh. Thành phố cũng đang rà soát lại từ quy hoạch quỹ đất đến cơ cấu ngành để tiếp tục tập trung thu hút các dự án FDI thế hệ mới. Bên cạnh đó, thành phố cũng sẽ chủ động xúc tiến đầu tư vào các ngành công nghệ cao bản lề để xây dựng đô thị hiện đại như: Công nghiệp ôtô, công nghiệp phụ trợ, sản phẩm nông nghiệp mới, công nghệ môi trường, năng lượng tái tạo…

TS. Huỳnh Thanh Điền - Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh - phân tích, những dự án FDI thế hệ mới sẽ tạo được sự chuyển dịch trong trọng tâm thu hút FDI. Việc này, một mặt sẽ tăng được hiệu ứng lan tỏa và giá trị gia tăng của DN FDI, mặt khác sẽ khiến TP. Hồ Chí Minh khắc phục được những điểm yếu từ các nhà đầu tư có năng lực yếu, công nghệ lạc hậu, chậm tiến độ, không tăng vốn hoặc có vấn đề về chất lượng, tính hiệu quả từ giá trị gia tăng mang lại cho phát triển kinh tế - xã hội của thành phố...

Trước thông điệp này, đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Hoa Kỳ (Amcham) cho hay, đã thành lập Hiệp hội Công nghiệp thành phố thông minh (TPTM) Hoa Kỳ - Việt Nam. Đại diện Phòng Thương mại Ý (Icham) tại Việt Nam cũng cam kết chia sẻ kinh nghiệm xây dựng TPTM tại TP. Milan và cảng Genoa. Cơ quan này cũng giới thiệu triển lãm Tuần lễ TPTM hàng năm tại TP. Trento để chính quyền TP. Hồ Chí Minh tham khảo, học tập khi lựa chọn phương án xây dựng phát triển TPTM.

Theo Báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh, từ đầu năm đến hết tháng 4/2018, TP. Hồ Chí Minh đã thu hút được 1,55 tỷ USD vốn FDI. Trong đó bao gồm cấp phép mới cho 269 dự án FDI với tổng vốn đăng ký đạt 325,8 triệu USD, tăng 37% về số lượng giấy phép và tăng 63,9% về vốn so với cùng kỳ năm trước. Điều chỉnh tăng vốn đầu tư có 53 dự án, vốn đạt 174,8 triệu USD. Góp vốn, mua cổ phần có 648 trường hợp, tổng vốn đạt 1,04 tỷ USD, gấp 2,3 lần so với cùng kỳ.

Thảo - Dương
Bài viết cùng chủ đề: Doanh nghiệp nước ngoài

Tin cùng chuyên mục

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở nhiều nơi ở huyện miền núi Bắc Trà My

Sau sắp xếp đơn vị hành chính, thành phố Thanh Hóa sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Thừa Thiên Huế: Công điện hoả tốc ứng phó mưa lũ, học sinh được nghỉ học

Nước lũ dâng cao, tỉnh Quảng Ngãi di dời khẩn cấp người dân

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở làm sập tường ở điểm trường Răng Chuỗi huyện Nam Trà My

Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh): Hướng tới ‘cái nôi’ giá trị văn hóa lịch sử

Quảng Ninh: Doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh

Sẽ sớm ổn định cuộc sống cho người dân khu tái định cư dự án Trung tâm điện lực Quảng Trạch

Bình Định: Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu

Quảng Ninh tăng cường quản lý, khai thác tài nguyên than

Chuyển đổi số tạo 'cú hích' phát triển du lịch Quảng Ninh

Vĩnh Phúc: Tăng trưởng GRDP năm 2024 dự kiến đạt 7,5-7,8%

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Dân ca Quan họ Bắc Ninh: 15 năm lan tỏa mạnh mẽ

Chung tay bảo tồn, phát huy giá trị Di sản thế giới vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà

Quảng Ninh: Doanh nghiệp giảm chi phí, tăng năng suất nhờ tiết kiệm điện

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Bắc Giang: Kiểm soát bình ổn thị trường, chống buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu

Quảng Ninh ưu tiên phát triển nhà ở xã hội

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công