Thứ sáu 27/12/2024 02:20

TP. Hồ Chí Minh: Rạch Xuyên Tâm ô nhiễm nặng, người dân sống chung với mùi hôi thối

Rạch Xuyên Tâm chảy qua địa bàn quận Bình Thạnh và Gò Vấp (TP. Hồ Chí Minh) từ lâu đã trở thành điểm đen về môi trường do tình trạng ô nhiễm nặng.

Ô nhiễm hơn 2 thập kỷ

Theo đó, Rạch Xuyên Tâm dài gần 9 km, chảy qua quận Bình Thạnh và Gò Vấp, đây là một trong những tuyến rạch ô nhiễm bậc nhất TP. Hồ Chí Minh trong hơn 20 năm qua. Tình trạng ô nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn trong những năm gần đây do sự gia tăng dân số và hoạt động kinh tế, cộng với ý thức bảo vệ môi trường của người dân còn hạn chế.

Người dân sống trên rạch Xuyên Tâm phải chịu cảnh ô nhiễm hơn 20 năm qua - (Ảnh Ngân Nga).

Bà Lê Thị Nhung, gần 60 tuổi, sống ven kênh gần đường Nguyễn Xuân Ôn, quận Bình Thạnh cho biết: "Tình trạng ô nhiễm ở đây kinh khủng, nước rạch đen kịt, đầy rác thải, bốc mùi hôi thối nồng nặc, nhất là vào mùa nước rút. Mùa mưa thì nước lại tràn bờ, rác thải trôi lềnh bềnh khắp nơi”.

Đúng như bà Nhung nói, dù đeo 2 lớp khẩu trang nhưng chứng tôi vẫn cảm nhận rất rõ mùi hôi thối nồng nặc bốc lên từ con rạch này. Nước con kênh đen ngòm, bùn đặc quánh, mùi hôi thối bốc xộc thẳng vào mũi.

Dọc theo con rạch, rác thải sinh hoạt ở khắp nơi, từ bọc ni lông, hộp xốp đến kim tiêm, hộp lon, xác chết động vật và vô vàn các loại rác thải khác.

Bà Trần Thị Thắm, 58 tuổi, ngụ tại phường 5, quận Gò Vấp than thở: “Mùi hôi thối khiến chúng tôi không thể mở cửa sổ, nhất là vào ban đêm. Nhiều người, đặc biệt là trẻ em, thường xuyên bị bệnh về đường hô hấp. Muốn sống ở đây, mọi người buộc phải thích nghi với cuộc sống ô nhiễm”.

Nhiều căn tạm bợ dựng trên những cây cột, bên dưới tràn đầy rác thải - (Ảnh Ngân Nga).

Mong mỏi chờ con kênh “hồi sinh”

Mới đây, Sở Xây dựng TP. Hồ Chí Minh đã có báo cáo kết quả thực hiện chương trình chống ngập và xử lý nước thải giai đoạn 2021 - 2025 và kế hoạch thực hiện năm 2024 - 2025 gửi UBND TP. Hồ Chí Minh.

Trong báo cáo nêu dự thảo kế hoạch trong năm 2024 - 2025 về giải pháp trung và dài hạn nhằm triển khai các dự án trọng điểm để thoát nước với gần chục dự án di dời nhà ven kênh được khởi động, trong đó có dự án cải tạo rạch Xuyên Tâm.

Theo đó, dự án nạo vét, cải tạo môi trường, xây dựng hạ tầng Rạch Xuyên Tâm gồm tuyến rạch chính dài gần 6,7 km từ kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đến sông Vàm Thuật và 3 nhánh dài hơn 2,2 km (nhánh cầu Sơn, Bình Triệu và Bình Lợi).

Dự án sẽ khởi công vào tháng 8/2024 tại quận Gò Vấp (hoàn thành tháng 4/2025), sau đó khởi công trên địa bàn quận Bình Thạnh vào tháng 4/2025 với tổng mức đầu tư hơn 9.600 tỷ đồng từ vốn ngân sách, thực hiện trong giai đoạn 2023 - 2028.

Dự án cải tạo rạch Xuyên Tâm có tổng số vốn đầu tư hơn 9.600 tỷ đồng - (Ảnh Google map).

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, đa số người dân sống trên rạch Xuyên Tâm đều có chung tâm trạng vừa vui vừa lo lắng. Vui vì con rạch sẽ được cải tạo, người dân không còn phải sống trong cảnh ô nhiễm. Lo vì cuộc sống sau giải toả bị ảnh hưởng và bày tỏ mong chính quyền hỗ trợ nơi tái định cư mới và có được công việc ổn định.

Anh Trần Văn Linh, quận Bình Thạnh vui mừng cho biết: “Nghe tin nhà nước có dự án nạo vét, cải tạo con rạch. Mong sao dự án khởi công sớm để người dân được hưởng môi trường sống trong lành, không còn cảnh ô nhiễm như bây giờ”.

Còn bà Lê Thị Hoa, ở quận Gò Vấp khẳng định: “Khi biết tin về dự án cải tạo rạch, gia đình tôi và các hộ dân sẽ chủ động trong công tác bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư. Mong rằng việc cải tạo rạch Xuyên Tâm sớm thực hiện và đưa vào sử dụng hiệu quả”.

Liên quan đến công tác bồi thường, theo ông Hồ Phương, Phó chủ tịch UBND quận Bình Thạnh, trên địa bàn quận có 2.122 trường hợp bị ảnh hưởng bởi dự án, tổng kinh phí bồi thường gần 6.000 tỷ đồng. Công tác giải phóng mặt bằng ở quận Bình Thạnh gặp khó khăn, bởi có tới 1.273 trường hợp giải tỏa trắng.

Còn tại quận Gò Vấp, ông Nguyễn Trí Dũng, Chủ tịch UBND quận Gò Vấp cho biết, quận có 135 trường hợp bị ảnh hưởng với tổng diện tích đất thu hồi gần 24.500 m². Trong đó, 39 trường hợp giải tỏa trắng và 96 trường hợp giải tỏa một phần. Tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được phê duyệt hơn 350 tỷ đồng, gồm một phần được chuyển nguồn từ vốn dư thuộc dự án mở rộng đường Dương Quảng Hàm.

Ngân Nga
Bài viết cùng chủ đề: ô nhiễm môi trường

Tin cùng chuyên mục

Hộp thư bạn đọc ngày 26/12: Phản ánh về quảng cáo sản phẩm Wintop; nhà máy gạch Hera gây ô nhiễm

Hộp thư bạn đọc ngày 12/12: Phản ánh về chợ Đông Phú, siêu thị ăn vặt Mlem Mlem

Vĩnh Phúc: Nhanh chóng tiếp nhận thông tin, quyết liệt đấu tranh chống gian lận thương mại

TikToker Mr Pips “lùa gà” bằng công cụ gì?

Hộp thư bạn đọc ngày 5/12: Phản ánh liên quan đến thời trang Ben Kids, Trường Quốc tế Thăng Long

Thanh Hóa: Xác minh tố cáo dấu hiệu vi phạm trong hoạt động khai thác đá của Công ty Cao Nguyên

Bắc Giang: Giấy phép cấp một đằng, Công ty TNHH Minh Hà đổ đất một nẻo

Hà Nội: Xử phạt 6 cơ sở bán hàng nhập lậu trong Big C Thăng Long

Thanh Hóa: Chấn chỉnh Công ty TNHH đầu tư xây dựng Phương Anh vì thi công ẩu

Bắc Giang: Để người nước ngoài sinh sống lâu dài trong nhà ở xã hội, trách nhiệm thuộc về ai?

Hộp thư bạn đọc ngày 28/11: Phản ánh liên quan đến việc thu tiền trông xe trái quy định

Dự án Usilk City chậm tiến độ hơn một thập kỷ gây lãng phí

Quy định chủng loại thịt nhập khẩu: Điểm nghẽn cần tháo gỡ trong 'dòng chảy' thương mại

Cần Thơ: Vì sao nhiều dự án đã hoàn thành nhưng chưa được quyết toán?

Thanh Hóa: Người dân sống bất an cạnh chung cư Bình An Plaza

Hộp thư bạn đọc ngày 21/11: Phản ánh liên quan đến sản phẩm Trinh nữ Hoàng Cung Crilin, MBC PlayBe Việt Nam

Vụ Công ty GFDI vỡ nợ 3.700 tỷ đồng: Khách hàng cần làm gì để lấy lại tiền cho vay?

Chính quyền phản hồi về quy hoạch khu xử lý rác tại xã Yên Lạc sau phản ánh của Báo Công Thương

CEO Vương Long gỡ video sai sự thật về Laura Coffee

Hộp thư bạn đọc ngày 14/11: Phản ánh liên quan đến sản phẩm Hoa Nhất; bãi xe phường Yên Sở