Chủ nhật 20/04/2025 12:10

TP. Hồ Chí Minh: Ngành ngân hàng sẽ tăng trưởng mạnh về quy mô và nhân sự

Trong tương lai, ngành ngân hàng tại TP.Hồ Chí Minh - thị trường tài chính lớn nhất Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh cả về quy mô hoạt động và nhân sự, nhất là nhân sự cấp trung và cao.    

Đó là đánh giá của ông Nguyễn Hoàng Minh - Phó giám đốc Ngân hàng nhà nước chi nhánh TP. Hồ Chí Minh tại hội thảo “Phát triển nguồn nhân lực tài chính – ngân hàng kỷ nguyên 4.0” tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh ngày 6/8.

Ông Minh cho biết, hiện TP. Hồ Chí Minh có hơn 2.000 điểm giao dịch của các ngân hàng (gồm: 52 hội sở, 452 chi nhánh, hơn 1.400 phòng giao dịch) với tổng số nhân sự khoảng 9.800 người, theo thống kê tính đến hết tháng 6/2019.

Ông Nguyễn Hoàng Minh - Phó giám đốc Ngân hàng nhà nước chi nhánh TP.Hồ Chí Minh dự báo trong thời gian tới ngành ngân hàng tại TP.HCM sẽ tăng trưởng mạnh cả về quy mô hoạt động và nhân sự.

Bên cạnh đó, thành phố cũng có khoảng 97.000 lao động, trong đó có 48% làm việc ở cấp quản lý nhà nước, từ 10 - 15% làm việc tại các hội sở.

Ông Nguyễn Duy Tuấn – Team Manager of Banking & Finance, Navigos Search South cho rằng nhu cầu tuyển dụng của thị trường tài chính, ngân hàng trong các năm tới tăng đều đặn vì số lượng ngân hàng, đơn vị kinh doanh tài chính nhiều, đóng góp cao cho các thị phần của nền kinh tế; Các mảng Digital banking, Consumer finance và Partnership (phối hợp xây dựng thêm kênh bán hàng) được đầu tư nhiều do nguồn lực tiềm năng: 143 triệu người dùng thiết bị di động, 43% dân số tập trung ở thành thị, 64% dân số sử dụng mạng xã hội; 27% dân số Việt Nam là Millennials: năng động, có tiềm năng, khả năng thích nghi cao; Du học sinh Việt Nam đông thứ 6 ở Mỹ, thứ 2 ở Nhật và thứ 5 ở Úc, nhiều cơ hội quay về đóng góp cho thị trường lao động tri thức Việt Nam.

Theo các chuyên gia, các ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc bồi dưỡng và đào tạo lại để đội ngũ cán bộ, nhân viên trong ngành có đủ trình độ vận hành, làm chủ công nghệ mới. Ngoài ra, các ngân hàng Việt Nam sẽ phải chịu áp lực lớn hơn với việc thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, đối mặt với nguy cơ dịch “chảy máu”, chuyển nguồn nhân lực chất lượng cao sang các tổ chức tín dụng nước ngoài.

Ông Nguyễn Hải Triều – Giám đốc kinh doanh Ngân hàng HSBC Việt Nam cho rằng, việc ứng dụng công nghệ, đầu tư vào công nghệ, gia tăng hiểu biết về công nghệ là cực kỳ quan trọng. Vì vậy, sinh viên cần tự trang bị, bổ sung kiến thức ngay khi còn ở trường để có lợi thế khi đi xin việc và tiếp thu nhanh khi nhận việc.

“Ngay từ khi vào HSBC, các nhân viên phải tâm niệm làm cái gì cũng phải đúng. Do đó, tư tưởng vào ngân hàng để kiếm tiền làm giàu cá nhân là không tồn tại được. Tuy nhiên, làm việc trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng có lợi thế vì nhân viên được hỗ trợ vay lãi suất thấp. Ở HSBC, mức lại vay mua nhà cho nhân viên là 3%, vay tín dụng là 50% mức lãi thị trường”, ông Triều cho biết thêm.

Bà Nguyễn Thị Tố Uyên - Giám đốc nhân sự ngân hàng TMCP Sacombank cho biết, khi chọn phòng ban để bắt đầu sự nghiệp, sinh viên mới ra trường nên chọn các vị trí giao dịch viên, tư vấn, chăm sóc khách hàng ở các chi nhánh vì đây là những vị trí nền tảng cho một nhân viên phát triển kỹ năng, tăng cơ hội tiếp xúc, nắm bắt tâm lý, nhu cầu khách hàng để sau này khi làm ở các vị trí quản lý thì bản thân đã có kinh nghiêm. Chọn làm việc ở hội sở ngay từ khi ra trường sẽ mất đi cơ hội nền tảng trong công việc. Ngoài cơ hội thăng tiến trong ngân hàng, việc làm sales cho phép nhân viên ngân hàng tiếp xúc nhiều mô hình làm giàu, vì phải thẩm định trước khi cho khách hàng vay, nên học được rất nhiều từ khách hàng.

Bà Uyên cho rằng, trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, làm sai thì bị hậu quả. Sacombank có cơ chế giám sát, quản lý từ xa, hội sở theo dõi các giao dịch, tháng 8 hằng năm dành cho công tác tự rà soát, hoặc cơ chế giám đốc lưu động, cơ chế làm việc cho phép cấp dưới có quyền từ chối thực hiện và báo cáo nếu cấp trên làm sai. Giới trẻ có nhu cầu làm giàu, ngân hàng có những chính sách hỗ trợ ví dụ cho vay dài hạn, cho phép nhân viên dùng tiền vay để tự kinh doanh, sau khi trả lại xong thì nhân viên có tài sản.

Ông Nguyễn Ngọc Vũ, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Hoa Sen cho biết: Ngành Tài chính – ngân hàng Trường Đại học Hoa Sen có chương trình đào tạo cập nhật theo xu hướng quốc tế; đội ngũ giảng viên hầu hết tốt nghiệp ở nước ngoài, có nhiều kinh nghiệm giảng dạy lẫn thực tiễn...

PGS.TS Nguyễn Ngọc Vũ - Phó hiệu trưởng Trường Đại học Hoa Sen cho biết, từ khi thành lập năm 1991 và phát triển đến hiện nay, Trường Đại học Hoa Sen luôn chú trọng việc kết hợp với các doanh nghiệp, các ngân hàng tạo điều kiện cho sinh viên thực tập, cọ sát thực tế để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng đáp ứng được nhu cầu xã hội.

Hoàng Tỷ

Tin cùng chuyên mục

VPBank ưu đãi cho chủ thẻ tín dụng tại 2 tuyến phố ẩm thực ở TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh

Dòng vốn không ào chảy chỉ bằng lập trung tâm tài chính

Tham vọng triệu tỷ đồng của một ngân hàng tư nhân

Trung tâm tài chính: Ngân hàng Việt làm gì để không thua trên sân nhà?

Bồi dưỡng về IFRS và chia sẻ kinh nghiệm của Kiểm toán nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng

15 ngân hàng dành 100.000 tỷ đồng cho vay nông, lâm, thủy sản

Chuyển đổi số ngân hàng: Đối mặt 3 thách thức

Tỷ giá tăng vẫn trong tầm kiểm soát

BIDV ra mắt chiến dịch 68 năm - Kết nối triệu hành trình

Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ nội địa Vietcombank Connect24

Thủ tục hành chính ngân hàng: Cắt giảm 30%, số hóa 100%

Hợp tác xã Việt: Khát vốn, thiếu công nghệ, cần niềm tin

TPBank báo lãi hơn 2.100 tỷ đồng trong Quý I/2025

Gieo tri thức tài chính - xây tương lai quốc gia

Gói tín dụng lớn, cửa vay có mở?

Techcombank ra mắt đặc quyền riêng cho Hội viên Inspire - Gắn kết cùng bạn bè và gia đình

VietinBank “tung” giải pháp đột phá, tạo đà cho nhà đầu tư bất động sản công nghiệp

Huy động vốn tăng không kịp mức tăng tín dụng

Ngân hàng thắng lớn quý I/2025: Động lực nào dẫn dắt

TPBank dự kiến lợi nhuận năm 2025 cao nhất từ trước đến nay