Thứ tư 06/11/2024 03:54

TP Hồ Chí Minh: Hiệu quả từ phiên chợ nông sản an toàn

Thời gian qua, tại TP Hồ Chí Minh đã diễn ra nhiều phiên chợ nông sản an toàn, thu hút đông đảo người dân đến mua sắm. Đặc biệt tại những phiên chợ nông sản an toàn vừa được diễn ra, người dân khá yên tâm khi các hàng hóa được sản xuất theo quy chuẩn, bảo đảm nhận diện nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.  

Nhiều đơn vị tham gia

Với mong muốn quảng bá, giới thiệu và tìm đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp an toàn của địa phương, đưa sản phẩm chất lượng đến người tiêu dùng, mới đây Hội Nông dân phối hợp Sở NN&PTNT, Sở Công thương, UBND Quận 9 đã tổ chức chợ phiên nông sản lần thứ VIII.

Tại chợ phiên nông sản lần thứ VIII năm 2018 vừa qua, các đơn vị tham gia phiên chợ đã cung cấp nhiều sản phẩm nông sản an toàn, chất lượng đến người dân, tạo điều kiện cho khách hàng kết nối thường xuyên với nhà sản xuất.

Bên cạnh đó, hơn 140 gian hàng của những doanh nghiệp Việt Nam sản xuất với các mặt hàng chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm VietGAP, GlobalGAP với giá cả hợp lý, gồm: nông sản, trái cây, thực phẩm tươi và thực phẩm chế biến, gạo, thực phẩm khô, các loại cây kiểng, bon sai, hoa tươi…

Ngoài mục đích tạo điều kiện cho người tiêu dùng có cơ hội tiếp cận với nguồn thực phẩm sạch, an toàn, chợ phiên nông sản còn nhằm giới thiệu, quảng bá, hỗ trợ doanh nghiệp kết nối, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Bên cạnh đó, các phiên chợ còn tổ chức tư vấn cho người tiêu dùng về các sản phẩm nông nghiệp đạt chứng nhận VietGAP, về nguồn gốc, xuất sứ các sản phẩm, qua đó tạo niềm tin để người dân yên tâm sử dụng hàng Việt.

Chợ phiên nông sản an toàn hỗ trợ phát triển nông nghiệp sạch không chỉ cho nông dân TP Hồ Chí Minh mà cả các tỉnh lân cận.

Tăng cường kết nối người sản xuất - khách hàng

Theo ông Bùi Văn My, Giám đốc Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ nông nghiệp, Sở NN& PTNT TP. Hồ Chí Minh cho biết, đến nay thành phố đã mở 10 chợ phiên nông sản an toàn tại quận 1, 2, 3, 5, 6, 11 và Bình Tân, Tân Bình; riêng quận 10 có 2 điểm. Mỗi phiên có trung bình 22 đơn vị tham gia bán hàng từ 6 đến 12 giờ ngày thứ bảy hoặc chủ nhật hằng tuần, doanh thu khoảng 195 triệu đồng/phiên.

Trong những năm gần đây, ngành nông nghiệp của TP Hồ Chí Minh đã có sự chuyển biến tích cực, giới thiệu được nhiều sản phẩm tiêu biểu gắn với việc hình thành các tổ hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp có quy mô lớn và tính chuyên nghiệp cao. Nhờ đó giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của thành phố ngày càng tăng, góp phần làm thay đổi rõ nét diện mạo nông nghiệp, nông thôn, đóng góp đáng kể vào việc hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

Cũng theo ông My, việc tổ chức phiên chợ nông sản an toàn trên địa bàn TP Hồ Chí Minh nhằm mục đích tuyên truyền, vận động và tạo thói quen mua sắm và sử dụng sản phẩm nông sản an toàn của người dân, giúp bà con tiếp cận được nông sản an toàn, bảo đảm chất lượng, sức khỏe khi sử dụng sản phẩm và nhận biết được nguồn gốc sản phẩm.

Phiên chợ cũng là dịp để các tổ hợp tác, hợp tác xã trên địa bàn thành phố giới thiệu sản phẩm nông sản an toàn, bảo đảm chất lượng đến khách hàng, qua đó góp phần quảng bá, xây dựng và phát triển thương hiệu cho các sản phẩm nông sản của địa phương.

Trong thời gian tới, Sở NN& PTNT TP. Hồ Chí Minh tiếp tục hỗ trợ các cơ sở sản xuất nông nghiệp trên địa bàn, tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm và kết nối giao thương. Thường xuyên tổ chức các phiên chợ nông sản an toàn để người dân tiếp cận và mua sắm nhiều hơn các sản phẩm nông nghiệp có nguồn gốc rõ ràng, có chứng nhận an toàn thực phẩm.

Việc tổ chức các phiên chợ nông sản an toàn trên địa bàn TP Hồ Chí Minh góp phần hình thành thói quen mua sắm sản phẩm an toàn và nâng cao giá trị cuộc sống, bảo đảm sức khỏe cho người dân địa phương và các tỉnh lân cận.
Hoàng Tỷ

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Hiệu quả cao từ chuyển đổi số trong các cơ sở sản xuất nông nghiệp

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công lĩnh vực nông thôn mới đạt dưới 50%

Thừa Thiên Huế: Còn nhiều khó khăn trong phát triển sản phẩm làng nghề

Thái Bình: Mô hình OCOP thành công từ ngành chăn nuôi và thủy sản

Lợi nhuận mảng nông nghiệp của Hòa Phát quý 3/2024 tăng 80% so với cùng kỳ

Nhiều khó khăn đang ‘kìm hãm’ sự phát triển du lịch canh nông tại Lâm Đồng

Xây dựng hàng lang pháp lý về sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng

Chủ tịch tỉnh Gia Lai làm việc với chủ đầu tư dự án nông nghiệp gần 1.000 tỷ đồng

Bình Điền đồng hành cùng chương trình Tự hào nông dân Việt Nam

Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ IX: Nông dân mong muốn được tháo gỡ vốn, đất đai, thị trường

Chăn nuôi công nghệ cao giúp nông nghiệp Việt vươn ra thế giới

Tuyên Quang: Hiện thực hóa ước mơ an cư cho người nghèo

Sản xuất nông nghiệp Thủ đô: Hiệu quả cao nhờ ứng dụng công nghệ hiện đại

Họp báo Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2024

Ra mắt cuốn sách ‘Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn – Những ký ức và kỷ niệm’

Đà Nẵng: 'Sức sống mới' từ những mô hình nông nghiệp trên đất nông nghiệp bỏ hoang

Tuyên Quang: Xác định nguyên nhân giun chui lên mặt đất khiến người dân hoang mang

Ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp: Cần gỡ rào cản pháp lý

Thị trường các bon: Tiềm năng tạo nguồn tài chính mới cho bảo vệ và phát triển rừng

Bình Dương: Ưu tiên phát triển hợp tác xã nông nghiệp gắn với kinh tế xanh - kinh tế tuần hoàn