Thứ năm 17/04/2025 00:45

Tổng quan Thương vụ Việt Nam tại Pháp

Thương vụ Việt Nam tại Pháp có nhiệm vụ hỗ trợ doanh nghiệp các bên kết nối giao thương, thúc đẩy hợp tác kinh tế.

Chức năng, nhiệm vụ của Thương vụ Việt Nam tại Pháp

Thời gian qua, quan hệ giữa Việt Nam - Pháp đã phát triển tích cực trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế, thương mại và đầu tư. Với vai trò của mình, Thương vụ Việt Nam tại Pháp (kiêm nhiệm Bồ Đào Nha, Mô-na-cô, An-đô-ra, Cộng hòa Trung Phi) đã có nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp các bên kết nối giao thương, thúc đẩy hợp tác kinh tế.

Lãnh sự danh dự và Trưởng đại diện Thương vụ Việt Nam tại Pháp chủ trì sự kiện “Gặp gỡ kinh tế”. Ảnh: TTXVN

Về thương mại, Pháp hiện là đối tác thương mại lớn của Việt Nam tại châu Âu và là thị trường chiếm tỷ trọng lớn trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam và châu Âu. Kim ngạch thương mại Việt Nam - Pháp đạt mức tăng trưởng tốt với tốc độ tăng trưởng bình quân 15,7%/năm trong giai đoạn năm 2011-2019.

Năm 2022, xuất khẩu của Việt Nam đã có được những tín hiệu phục hồi đáng kể đưa kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều đạt mức 5,334 tỷ USD, tăng 11,1% so với năm 2021. Trong số đó, xuất khẩu đạt 3,697 tỷ USD, tăng 15,2% và nhập khẩu đạt 1,636 tỷ USD, tăng 2,8%.

Năm 2023, do ảnh hưởng lạm phát và kinh khó khăn tại thị trường Pháp đã tác động tới xuất khẩu của Việt Nam. Vì vậy, kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều đạt mức 4,807 tỷ USD, giảm 9,9% so với năm 2022; trong đó, xuất khẩu đạt 3,173 tỷ USD, giảm 14,2% và nhập khẩu đạt 1,634 tỷ USD, giảm 0,1% so với năm 2022.

Tuy nhiên, sang năm 2024, đã có những tín hiệu tích cực. Riêng 8 tháng năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước đạt hơn 3,4 tỷ USD, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm 2023; trong đó, xuất khẩu của Việt Nam đạt 2,23 tỷ USD, tăng 4,3% và nhập khẩu đạt 1,18 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2023.

Đáng chú ý, hàng Việt ngày càng hiện diện nhiều trên các kệ siêu thị của Pháp. Kết quả này có sự hỗ trợ tích cực của Thương vụ Việt Nam tại Pháp, góp phần khẳng định thương hiệu doanh nghiệp Việt Nam.

Hiện nay, hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang Pháp tương đối phong phú, đa dạng gồm: Giày dép; dệt may; đồ gia dụng; hàng nông, lâm, thuỷ sản; đá quý, đồ trang sức; đồ điện, điện tử; dụng cụ cơ khí; gốm sứ các loại; cao su; than đá; đồ chơi, sản phẩm thể thao, giải trí; sản phẩm nhựa; hàng mây, tre đan…

Ở chiều ngược lại, hàng hóa nhập khẩu chủ yếu từ Pháp về Việt Nam đa phần là những mặt hàng có giá trị cao, hàm lượng chất xám và công nghệ lớn; trong đó, dược phẩm, máy móc, thiết bị và phương tiện vận tải luôn chiếm tỷ trọng đáng kể và kim ngạch nhập khẩu cao.

Thúc đẩy hợp tác doanh nghiệp giữa các nước

Giới chuyên gia cho hay, việc nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu sang Pháp theo tiêu chuẩn của EU vô cùng cấp thiết. Các sản phẩm xuất khẩu từ Việt Nam cần tuân thủ nghiêm ngặt quy định về an toàn thực phẩm, quản lý chất lượng và bảo vệ môi trường của EU. Điều này không chỉ giúp tăng tính cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường Pháp mà còn góp phần xây dựng thương hiệu và hình ảnh quốc gia trên trường quốc tế.

Nhằm giúp các doanh nghiệp Pháp khám phá thị trường Việt Nam, tìm kiếm đối tác hợp tác trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ công nghiệp, thương mại, giáo dục đến văn hóa, một trong những điểm nhấn của năm 2024 là việc Thương vụ Việt Nam tại Pháp đã tổ chức sự kiện “Gặp gỡ kinh tế” trong ngày 23/9 vừa qua.

Sự kiện với mục tiêu tăng cường giao lưu kinh tế, thương mại giữa các doanh nghiệp thuộc vùng Aix - Marseille Provence và các doanh nghiệp Việt Nam. Đây là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động hợp tác của Thương vụ Việt Nam tại Pháp với Phòng Thương mại và Công nghiệp (CCI) Pháp tại nhiều khu vực khác nhau, nhằm mở ra những cơ hội hợp tác mới cho cả hai bên.

Hàng Việt ngày càng hiện diện nhiều trên các kệ siêu thị của Pháp. Ảnh: TTXVN

Ngoài sự kiện lần này, Thương vụ Việt Nam tại Pháp cũng đang nỗ lực hợp tác với các đối tác ở các vùng khác của Pháp để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường quốc tế; tích cực cập nhật thông tin, chia sẻ và kết nối doanh nghiệp từ sớm, với mục tiêu chuẩn bị cho một sự kiện quan trọng khác – đó là kế hoạch đưa đoàn doanh nghiệp từ TP. Marseille về Việt Nam để tham dự sự kiện “Kết nối chuỗi cung ứng” do Bộ Công Thương tổ chức, dự kiến diễn ra vào tháng 6/2025. Đây sẽ là cơ hội để doanh nghiệp hai nước tiếp tục trao đổi, hợp tác, và từ đó xây dựng những mối quan hệ đối tác đôi bên cùng có lợi.

Theo Thương vụ Việt Nam tại Pháp, thông qua các hoạt động như “Gặp gỡ kinh tế”, đang đóng vai trò cầu nối quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Pháp, bằng việc tạo ra những cơ hội gặp gỡ, trao đổi và hợp tác giữa các doanh nghiệp hai nước, Thương vụ đang góp phần quan trọng vào việc nâng cao mối quan hệ thương mạisong phương. Từ đó, mở ra những triển vọng phát triển kinh tế mới trong tương lai.

Với sự hỗ trợ và cam kết của cả hai bên, các doanh nghiệp Pháp và Việt Nam sẽ có cơ hội phát triển hợp tác bền vững, góp phần vào sự phát triển chung của cả hai quốc gia.

Thương vụ Việt Nam tại Pháp (kiêm nhiệm Bồ Đào Nha, Mô-na-cô, An-đô-ra, Cộng hòa Trung Phi)

Địa chỉ: 44, Avenue de Madrid, 92 200 Neuilly sur Seine, France

Điện thoại: (+33) 1 46 24 85 77

Fax: (+33) 1 46 24 12 58

Email:fr@moit.gov.

Tâm An
Bài viết cùng chủ đề: Thương vụ Việt Nam tại Pháp

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 16/4: Nga đánh sâu vào Donetsk, Ukraine rút lui khỏi Yampolovka

Động đất ở Myanmar: Du lịch Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng sao?

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 15/4: Nga bắt giữ lính tinh nhuệ Ukraine

Amanda Nguyễn - người phụ nữ gốc Việt đầu tiên bay vào không gian

Chuyến du hành không gian đầu tiên toàn nữ: Khi hoa cúc nở giữa vũ trụ

Mời tham dự Hội chợ ngành Thép Ấn Độ lần thứ 6 INDIA STEEL 2025

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 15/4: Phi công F-16 Ukraine thiệt mạng

Khai thác FTA: Định hình nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững

Chiến sự Nga-Ukraine tối 14/4: Lính Ukraine đào tẩu ở Liman

Vệ tinh Starlink ' bị hủy diệt' bởi tác chiến điện tử của Nga

Chiến sự Nga - Ukraine chiều 14/4: Lính Ukraine đầu hàng ở Kursk

Binh sĩ Ukraine lo ngại vũ khí viện trợ thiếu hiệu quả

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 13/4: Kiev hứng chịu không kích chưa từng có

Chiến sự Nga-Ukraine tối 12/4: Lính Ukraine tháo chạy ồ ạt khỏi Shevchenko

Tổng thống Nga hé lộ về vũ khí hải quân mới

Nhật Bản: Giá chưa tăng, người dân đã giảm chi tiêu

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 12/4: Nga bắt trinh sát Ukraine ở Sumy

Pháp phát triển hệ thống pháo phản lực tầm bắn vượt đại dương

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 11/4: Lính đánh thuê NATO thiệt mạng

Chiến sự Nga - Ukraine sáng 11/4: Chỉ huy Azov thiệt mạng