Thứ hai 30/12/2024 02:32

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng 'truyền lửa' và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức

Tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần đã khiến nhiều nhà khoa học đã bày tỏ sự tiếc thương sâu sắc đến người chiến sĩ cách mạng giản dị, khiêm nhường.

TSKH Phan Xuân Dũng: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – sự khiêm tốn vĩ đại

Được tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam không khỏi đau buồn, thương tiếc trước sự ra đi của người chiến sỹ cộng sản, một trong những người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới; hình mẫu tiêu biểu nhất về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

TSKH Phan Xuân Dũng (đầu tiên bên trái) chụp ảnh lưu niệm với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng lãnh đạo Đảng và Nhà nước tại Lễ kỷ niệm 60 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp mặt đội ngũ trí thức (Ảnh: La Duy)

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ra đi, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta mất đi một nhà lãnh đạo trí tuệ, sâu sắc, tấm gương mẫu mực cho sự khiêm tốn, một nhân cách bình dị, hết lòng hết sức cho hạnh phúc của nhân dân.

Nhớ mãi những chuyến đi công tác chung với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi ông đang đảm nhiệm Chủ tịch Quốc hội khóa XII, Tiến sỹ Phan Xuân Dũng cho biết, khi đó, ông là đại biểu Quốc hội chuyên trách, Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội.

Nhiều lần được đi công tác cùng đồng chí Nguyễn Phú Trọng, được học hỏi ở người đứng đầu cơ quan Quốc hội phong cách giản dị, khiêm tốn, thể hiện ngay ở những việc rất đơn giản.

Khi chúng tôi vào dự lễ khánh thành Nhà tưởng niệm của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng ở Quảng Ngãi, chúng tôi đi bằng tàu hỏa. Đến sáng hôm sau, đồng chí Chủ tịch Quốc hội cần phải phát biểu"- TSKH Phan Xuân Dũng cho hay.

Tối hôm ấy, đồng chí gọi tôi sang phòng rồi chính đồng chí đọc trước bài phát biểu cho tôi nghe rồi hỏi: 'Cậu có ý kiến gì thêm không?' Một vị lãnh đạo đứng đầu cơ quan Quốc hội nhưng lại rất khiêm tốn và luôn có tinh thần cầu thị.

Quả thật, khiêm tốn làm cho con người ta thêm vĩ đại và sự khiêm tốn của đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã làm nên nhân cách của đồng chí” -Tiến sĩ Phan Xuân Dũng xúc động nhớ lại.

Trong quá trình được làm việc, tiếp xúc với đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tiến sĩ Phan Xuân Dũng luôn nhận thấy ở Tổng Bí thư luôn toát ra tầm nhìn trí tuệ, phương pháp làm việc khoa học, bao quát.

Thời kỳ đồng chí làm Chủ tịch Quốc hội, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, đồng chí luôn đau đáu quan tâm làm sao đổi mới hoạt động cơ quan dân cử Quốc hội để ngày càng có hiệu quả, hiệu lực.

Mỗi lần diễn ra các kỳ họp Quốc hội, đồng chí đều yêu cầu phải có sự đổi mới về nội dung các dự án luật, những đợt giám sát tối cao của Quốc hội cũng như giám sát của Quốc hội và các Ủy ban.

Đồng chí đề nghị phải làm sao để những công việc ấy sát với thực tiễn nhưng cũng phải hướng tới tương lai để các quy định của pháp luật phù hợp với thông lệ cũng như quá trình hội nhập quốc tế để đất nước ta tiến nhanh, tiến vững chắc với các nước.

Đồng hành cùng quá trình đó, hệ thống pháp luật nước ta cũng cần được triển khai đầy đủ, cụ thể để người dân nào đọc cũng có thể hiểu và thực hiện được.

Nhà lãnh đạo với tâm huyết xây dựng đội ngũ trí thức

Sinh thời, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn quan tâm lãnh đạo công tác vận động, tập hợp và xây dựng đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ nước nhà.

Đối với đội ngũ trí thức, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, cũng là một trí thức lớn, luôn dành những tình cảm đặc biệt.

Tại Lễ Kỷ niệm 60 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp mặt đội ngũ trí thức (18/5/1963-18/5/2023) và 40 năm Ngày thành lập Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (26/3/1983-26/3/2023), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dành thời gian đến dự và có bài phát biểu chứa đựng những tâm sự vô cùng thấm thía, nồng ấm, chứa chan tình cảm với đội ngũ trí thức.

Tổng Bí thư nhắn nhủ với đội ngũ trí thức, hãy “xứng đáng là "nguyên khí của quốc gia," những người làm hưng thịnh cho đất nước; làm rạng rỡ cho dân tộc và vẻ vang cho giống nòi! (Ảnh: La Duy)

Quan trọng hơn cả, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã đưa ra những giải pháp kêu gọi trí thức khoa học công nghệ, đặc biệt là trí thức khoa học công nghệ của Liên hiệp Hội Việt Nam phát huy hơn nữa khả năng của mình để cống hiến nhiều nhất cho đất nước, cho dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng: “Tiếp tục làm tốt hơn nữa nhiệm vụ tư vấn, phản biện trong quá trình xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật với các tiêu chí cụ thể, thu hút, trọng dụng, sử dụng, đãi ngộ và tôn vinh trí thức, nhằm xây dựng đội ngũ trí thức nước ta không ngừng lớn mạnh, bảo đảm đủ số lượng và chất lượng, có cơ cấu phù hợp, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội trong thời kỳ hội nhập; có kế hoạch bố trí, sử dụng đội ngũ trí thức một cách hợp lý; có chính sách thu hút trí thức trẻ được đào tạo chính quy thực sự có trình độ, năng lực, có phẩm chất đạo đức tham gia hoạt động trong các viện nghiên cứu, nhà trường và doanh nghiệp; xây dựng cơ chế, chính sách thu hút, tập hợp trí thức là người Việt Nam ở nước ngoài tích cực tham gia hiến kế, hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ mới; quan tâm công tác khuyến khích, tôn vinh những trí thức có thành tích xuất sắc trong hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.”.

Tiến sĩ Phan Xuân Dũng nhớ mãi lời nhắn nhủ Tổng Bí thư với đội ngũ trí thức, hãy “xứng đáng là "nguyên khí của quốc gia," những người làm hưng thịnh cho đất nước; làm rạng rỡ cho Dân tộc và vẻ vang cho giống nòi!”

Một câu chuyện mà mỗi khi nhắc tới, Tiến sĩ Phan Xuân Dũng dâng trào xúc động. Hàng năm, vào mỗi dịp Tết, Chủ tịch Quốc hội thường đến thăm, chúc Tết gia đình một số đại biểu Quốc hội chuyên trách.

Ông nhớ như in, ngày mùng 2 Tết năm 2008, ông nhận được điện thoại báo tin Chủ tịch Quốc hội đến thăm nhà. Bất ngờ và cảm động, cả gia đình ông đã quây quần chờ đón và đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm gia đình, động viên sức khỏe mẹ thân sinh của ông.

“Bà cụ nhà tôi năm nay gần 95 tuổi, sắp tới sẽ nhận Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng. Lần nào có dịp, cụ đều hỏi thăm đồng chí Nguyễn Phú Trọng. Kỳ họp Quốc hội nào cụ cũng theo dõi, nghe thông tin.

Khi tôi chuyển lời hỏi thăm của mẹ mình cho đồng chí Nguyễn Phú Trọng, đồng chí luôn gửi lời cảm ơn, ân cần thăm hỏi, động viên.

Chắc có lẽ cụ tôi còn sống đến tuổi 95, vẫn tỉnh táo và luôn luôn tin tưởng vào Đảng, một phần cũng nhờ sự động viên đó của đồng chí Tổng Bí thư,” Tiến sĩ Phan Xuân Dũng nghẹn ngào nói.

Cũng giống như TSKH Phan Xuân Dũng, nhiều nhà khoa học có dịp được gặp và trò chuyện với Tổng Bí thư không khỏi tiếc nuối về người lãnh đạo, người chiến sĩ cộng sản có lối sống giản dị, khiêm nhường và quyết đoán trong điều hành, chỉ đạo, quan tâm đến đội ngũ trí thức, nhà khoa học.

Tổng Bí thư đã có nhiều chỉ đạo giúp các ngành, các cấp, các địa phương xác định rõ quan điểm, mục tiêu, định hướng công tác vận động đội ngũ trí thức.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nêu rõ: “Trong mọi thời đại, ở mọi quốc gia, đội ngũ trí thức luôn luôn là một lực lượng quan trọng thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Trí thức vừa là một bộ phận của nguồn nhân lực, vừa là nguồn lực khoa học, kỹ thuật, trực tiếp tham gia vào việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài cho đất nước. Nối tiếp truyền thống của dân tộc, vận dụng những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức, trong sự nghiệp đổi mới, Đảng ta luôn luôn quan tâm lãnh đạo công tác vận động, tập hợp và phát triển trí thức. Đảng đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị để lãnh đạo công tác vận động đội ngũ trí thức”.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đã chỉ đạo Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam làm tốt hơn nữa nhiệm vụ tư vấn, phản biện trong quá trình xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật với các chỉ tiêu cụ thể, thu hút, trọng dụng, sử dụng, đãi ngộ và tôn vinh trí thức, nhằm xây dựng đội ngũ trí thức nước ta không ngừng lớn mạnh, bảo đảm đủ số lượng và chất lượng, có cơ cấu phù hợp, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội trong thời kỳ hội nhập.

Còn đối với PGS.TS Vũ Tuấn Hưng, Bí thư Đảng ủy, Phó Viện trưởng phụ trách Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, đã có những cảm nghĩ, chia sẻ của mình về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Người "truyền lửa" và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức Việt Nam trong giai đoạn mới của cách mạng hiện nay.

Theo PGS.TS Vũ Tuấn Hưng, khi nói đến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, cảm nghĩ đầu tiên là ngoài vai trò một nhà lãnh đạo tối cao của Đảng, Nhà nước - một nhà lãnh đạo Kiên trung - Trí - Tâm - Tài - Đức, trọn cả cuộc đời dành tâm huyết và trí tuệ cho Đảng, dân tộc Việt Nam, bản thân Tổng Bí thư cũng là một nhà khoa học, một nhà lý luận, một trí thức lớn.

Cuộc đời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cho thấy một tấm gương về học tập suốt đời. Từ khi tốt nghiệp đại học và là một viên chức của Tạp chí Cộng sản, đồng chí Nguyễn Phú Trọng luôn vươn lên, nỗ lực học tập không ngừng, học trong trường lớp, nghiên cứu, học tập trong sách vở, tài liệu và từ tư duy, phong cách và trí tuệ của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như thực tiễn thế giới, Việt Nam. Do đó, có thể nói Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chính là một người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Là một nhà khoa học, nhà lý luận, một trí thức lớn, trong suốt những năm công tác, đặc biệt trong khoảng thời gian giữ cương vị Chủ tịch Quốc hội, Tổng Bí thư, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có vai trò to lớn trong việc “truyền lửa” và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức trong bối cảnh mới của cách mạng Việt Nam hiện nay.

Bản thân Tổng Bí thư là tấm gương sáng khích lệ các trí thức học tập, tích lũy tri thức và kinh nghiệm để cống hiến cho đất nước. Trong gần 20 năm vừa qua cho thấy: Đội ngũ trí thức Việt Nam có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng; là lực lượng đi đầu trong nghiên cứu, đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học, công nghệ, hội nhập quốc tế; được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, đầu tư nguồn lực, cơ sở vật chất, tạo môi trường làm việc thuận lợi. Nhiều công trình, sản phẩm khoa học, công nghệ, văn hoá, tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị cao của đội ngũ trí thức góp phần quan trọng cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Một bộ phận trí thức có năng lực, trình độ tiệm cận với các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.

Để tiếp tục thúc đẩy và phát huy vai trò của trí thức trong bối cảnh mới của cách mạng Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng Ban Chấp hành Trung ương đã cho ra đời Nghị quyết 45-NQ/TW ngày 24/11/2023 về “tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững trong giai đoạn mới”.

Nghị quyết ra đời đã tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của các cơ quan khoa học (đặc biệt là vai trò của các tổ chức khoa học lớn như: Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) và đội ngũ trí thức trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.

Trong giai đoạn hiện nay, nhất là trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0, việc điều chỉnh mô hình phát triển gắn với mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu là dựa vào khoa học và công nghệ hiện đại, nâng cao hiệu quả, chất lượng của tăng trưởng, hơn bao giờ hết, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo nói chung và của đội ngũ trí thức nói riêng sẽ có vai trò đặc biệt to lớn và quan trọng, quyết định sự phát triển nhanh và bền vững của Việt Nam. Nghị quyết 45 nói riêng, cũng như những văn bản chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đảng ta nói chung sẽ thúc đẩy mạnh mẽ, động viên đội ngũ trí thức đóng góp, cống hiến ngày càng mạnh mẽ hơn nữa cho sự phát triển của đất nước.

Như vậy, có thể nói, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - nhà lãnh đạo kiên trung, ưu tú, một người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời là một nhà khoa học, nhà lý luận, một trí thức lớn – người có vai trò to lớn trong việc “truyền lửa” và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức trong bối cảnh mới của cách mạng Việt Nam.

Thu Hường
Bài viết cùng chủ đề: Quốc hội

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch Quốc hội thăm, tặng quà người có công tại Thừa Thiên Huế

Thủ tướng: Đảm bảo quyền lợi người lao động khi tinh gọn bộ máy

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng thông tin về hợp nhất 2 Bộ

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đền Chung Sơn và Khu di tích quốc gia Kim Liên

Ngành Thông tin và Truyền thông: Doanh thu hơn 4,2 triệu tỷ đồng năm 2024

Thủ tướng: Năm 2025 phải là năm bứt phá của Petrovietnam

Phân bổ dự toán kinh phí hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội năm 2025

Bổ sung ngân sách chi an sinh xã hội và chế độ cho giáo viên

'Chốt' mức thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu từ 1/1/2025

Thủ tướng yêu cầu ngành Kế hoạch và Đầu tư xây dựng kịch bản tăng trưởng

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tổ chức hội nghị tổng kết năm 2024

Công đoàn Công Thương tổ chức hội nghị tổng kết năm 2024

Tinh gọn bộ máy: Bộ Nội vụ thông tin về chế độ đối với cán bộ

Ngành Kế hoạch và Đầu tư: Giữ vững tinh thần tiên phong trong cải cách và đổi mới

Thủ tướng dự Hội nghị tổng kết ngành Kế hoạch và Đầu tư

Nhân sự 27/12: Bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Hà Giang, Bắc Giang có tân Phó Bí thư Tỉnh ủy

Thủ tướng: Ngành Nông nghiệp phải bứt phá trong năm 2025, xuất khẩu đạt 70 tỷ USD

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung thông tin về phương án hợp nhất của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội

Chùm ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2024 của Cục Công nghiệp

Phó Thủ tướng Lê Thành Long: Không để gián đoạn việc thực hiện chính sách an sinh