Chủ nhật 29/12/2024 07:11

Tồn kho tăng cao kỷ lục khiến giá khí đốt tại châu Âu giảm một cách bất thường

Sự sụt giảm giá khí đốt dự kiến ​​​​sẽ tiếp tục kéo dài khi các công ty tiện ích, khách hàng công nghiệp và nhà phát điện chốt giá trong năm 2024...

Tồn kho khí đốt của châu Âu sắp kết thúc mùa đông 2023-2024 ở mức cao gần mức kỷ lục, do nhiệt độ ôn hòa trên toàn khu vực không làm giảm được lượng khí đốt khổng lồ dư thừa từ mùa đông 2022-2023.

Ảnh minh họa

Theo dữ liệu do Cơ sở hạ tầng khí đốt châu Âu (GIE) tổng hợp, lượng tồn kho trên khắp Liên minh châu Âu và Vương quốc Anh lên tới 996 terawatt giờ (TWh) vào ngày 31/12/2023 - một kỷ lục so với năm trước.

Mức tồn kho này cao hơn mức trung bình 10 năm trước là 229 TWh (+30%), và thặng dư đã tăng từ 167 TWh (+18%) kể từ khi mùa sưởi ấm bắt đầu vào ngày 1/10.

Tây Bắc Âu, khu vực tiêu thụ chính, đã trải qua nhiệt độ ấm hơn so với bình thường trong 3 tháng cuối năm 2023, làm giảm nhu cầu sưởi ấm và mức sử dụng khí đốt.

Nhiệt độ tại Frankfurt ở Đức tăng 2,3 độ C so với mức trung bình trong khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 12.

Nhiệt độ tại sân bay Heathrow ở London tăng 1,1 độ C trong 3 tháng cuối năm 2023 so với mức trung bình theo mùa.

Trên toàn khu vực, nhiệt độ đặc biệt ôn hòa trong tháng 12, khiến tồn kho trong tháng này giảm rất ít.

Kết quả là, các kho dự trữ khí đốt vẫn đầy 86,5% vào cuối tháng 12, giảm so với mức đỉnh 99,6% trong tháng 11, nhưng tăng 15% so với mức trung bình theo mùa trong 10 năm.

Dựa trên mô hình thời tiết và tốc độ rút kho trong 10 năm qua, lượng tồn kho dự kiến ​​sẽ kết thúc mùa đông 2023-2024 ở mức 616 TWh, với khả năng dao động trong khoảng 481-792 TWh.

Hiện tại không có kịch bản nào trong đó tồn kho của châu Âu sẽ xuống thấp báo động, trước khi kết thúc mùa đông 2023-2024.

Trên thực tế, các kho dự trữ của EU và Vương quốc Anh có khả năng sẽ lấp đầy gần 54% vào cuối mùa đông này, với khả năng dao động từ 42 - 69%.

Giá khí đốt vẫn cao hơn nhiều so với mức trung bình dài hạn, và mức tiêu thụ khí đốt trong công nghiệp vẫn ở mức thấp nên tồn kho có nhiều khả năng sẽ kết thúc ở nửa trên của phạm vi dao động trên.

Đặc biệt, tồn kho cao sẽ khiến còn rất ít chỗ để nạp khí thêm trong mùa hè năm 2024, do đó thị trường khí đốt toàn cầu sẽ dư cung.

Nhu cầu phục hồi một phần

Sau 18 tháng khan hiếm khí đốt từ giữa năm 2021 đến cuối năm 2022 do cuộc xung đột ở Ukraine, hiện tại châu Âu nhận thấy mình đang ở trong tình thế bất thường, vì cần khuyến khích tiêu thụ nhiều khí đốt hơn.

Giá khí đốt tương lai đã bắt đầu giảm mạnh và liên tục khuyến khích tiêu dùng nhiều hơn, và thanh lọc một số hàng tồn kho dư thừa.

Giá khí đốt giao vào tháng 1/2024 đã giảm xuống mức trung bình chỉ 36 euro/MWh trong tháng 12, giảm từ mức trung bình 52 euro/MWh trong tháng 10.

Giá khí đốt được điều chỉnh theo lạm phát, giao tháng 1 đã giảm xuống mức trung bình dưới 32 euro/MWh, từ mức gần 47 euro/MWh trong tháng 10.

Giá thực vẫn cao hơn một chút so với mức trung bình 5 năm là 21 euro/MWh giai đoạn 2015 - 2019, trước cuộc xung đột ở Ukraine vào năm 2022 và đại dịch Covid-19 vào năm 2020.

Sự sụt giảm giá khí đốt dự kiến ​​​​sẽ tiếp tục kéo dài khi các công ty tiện ích, khách hàng công nghiệp và nhà phát điện chốt giá trong năm 2024 ở mức 34 euro/MWh, giảm từ mức 52 euro/MWh vào năm 2023.

Tuy nhiên, giá sẽ tiếp tục có xu hướng giảm cho đến khi có dấu hiệu khách hàng công nghiệp - đối tượng sử dụng nhiều năng lượng - khởi động lại một phần công suất không hoạt động trong năm 2022-2023.

Ví dụ, ở Đức, sản lượng sản phẩm tiêu thụ nhiều năng lượng vào tháng 10/2023 vẫn thấp hơn 18% so với tháng 1/2022.

Một phần nhu cầu đó sẽ phải được phục hồi để giá khí đốt đạt được mức ổn định.

Theo nangluongquocte.petrotimes.vn
Bài viết cùng chủ đề: Giá khí đốt

Tin cùng chuyên mục

Quan chức OPEC+ hé lộ kế hoạch giảm sản lượng dầu trong năm 2025

Những quyết sách 'mở đường' cho Petrovietnam vươn mình

Điều gì đã làm giá dầu thế giới hôm nay 'hạ nhiệt' sau một tuần biến động?

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ký thỏa thuận hợp tác với doanh nghiệp dầu mỏ doanh thu lớn nhất thế giới

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thiết lập loạt kỷ lục mới, đóng góp 9,2% GDP cả nước

Cuộc chiến năng lượng của Nga sau 3 năm chiến sự

Petrovietnam về đích nộp ngân sách cả năm 2024 trước 3 tháng

Arab Saudi ‘tung đòn chí mạng’ vào thị trường dầu Nga

Tổ hợp hóa dầu lớn nhất Việt Nam tại Bà Rịa - Vũng Tàu vận hành thương mại

Tổng cục Hải quan đề nghị Bộ Công Thương xác định đối tượng điều chỉnh mặt hàng dầu HFO

Vietsovpetro đoạt giải nhất Hội thi tay nghề Dầu khí lần thứ VIII

Trung Đông ‘bùng cháy’, giá dầu lên đỉnh

Dầu Nga bất ngờ 'gặp khó' tại Ấn Độ

AI đang thay đổi ngành khai thác dầu khí như thế nào?

Hơn 280 thí sinh tham dự Hội thi tay nghề Dầu khí lần thứ VIII

Bộ Công Thương ban hành quy định mới về bảo quản và huỷ bỏ giếng khoan dầu khí

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long làm việc với Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam

Thanh Hóa sẽ trình Bộ Công Thương quy hoạch xây dựng Kho dự trữ quốc gia đối với dầu thô

8 tháng đầu năm, Petrovietnam nộp ngân sách ước đạt 96,5 nghìn tỷ đồng