Chủ nhật 29/12/2024 07:36

TKV dự kiến chi 300 tỷ đồng cho công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn trong năm 2023

Năm 2023, Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) phấn đấu làm tốt công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, hạn chế thấp nhất thiệt hại.

Chiều ngày 9/2, tại Hạ Long, Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã tổ chức tổng kết công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023.

Không có thiệt hại về người do thiên tai trong năm 2022

Theo báo cáo tại hội nghị, năm 2022, các đơn vị thuộc Tập đoàn TKV hứng chịu trực tiếp 6 đợt mưa lớn, theo dõi và ứng phó với 05 cơn bão, ban hành trên 20 văn bản và công điện chỉ đạo để tập trung thực hiện ứng phó. Trước, trong và sau mưa bão Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn TKV và các đơn vị đều tổ chức kiểm tra, đôn đốc thực hiện, tổng hợp số liệu báo cáo về cấp trên đảm bảo kịp thời.

Phương án phòng chống thiên tai, giả định các tình huống sự cố có nguy cơ xảy ra trong mùa mưa bão được TKV tổ chức xây dựng

Tuy không có bão lớn đổ bộ trực tiếp vào các khu vực có hoạt động sản xuất. Nhưng lượng mưa đã tăng cao hơn 25% so với năm 2021. Chính vì vậy, ngay từ đầu năm, các đơn vị trong Tập đoàn đã chủ động kiện toàn ban chỉ huy từ Tập đoàn đến đơn vị; chủ động phát hiện từ sớm, từ xa; xây dựng phương án, kế hoạch cụ thể; tổ chức kiểm tra, phúc tra việc thực hiện tại các đơn vị.

100% đơn vị thực hiện việc kiểm tra hệ thống chống sét, kiểm định các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn trong mùa mưa bão, gia cố các công trình, nhà xưởng có chiều cao lớn. Tăng cường phủ bạt các kho bãi than, hệ thống tường ngăn chống trôi than. Gia cố, sửa chữa hệ thống băng tải, kho xưởng, hồ đập khu vực khai thác bauxit và khai thác khoáng sản, tuyển luyện khoáng sản... Ngoài ra, năm 2022 toàn Tập đoàn đã triển khai trồng cây phủ xanh, chống xói mòn, rửa trôi đất đá được trên 205 ha..

Nhờ các biện pháp phòng chống thiên tai hiệu quả, năm 2022 TKV không có thiệt hại về người do thiên tai gây ra tại khu vực sản xuất và dân cư xung quanh. Thiệt hại về vật chất và chi phí khắc phục chủ yếu do hứng chịu các đợt mưa lớn với tổng giá trị khoảng hơn 31 tỷ đồng. Tổng chi phí thực hiện các công việc phục vụ sản xuất và kết hợp phòng ngừa, giảm nhẹ thiên tai, phòng chống mưa bão theo báo cáo của các đơn vị được tổng hợp toàn TKV ước giá trị thực hiện năm 2022 khoảng 220 tỷ đồng (theo kế hoạch là khoảng 350 tỷ đồng).

Năm 2022 toàn Tập đoàn TKV đã triển khai trồng cây phủ xanh, chống xói mòn, rửa trôi đất đá được trên 205 ha.

Tuy nhiên, công tác phòng chống thiên tai vẫn còn nhiều khó khăn do một số công trình phòng chống thiên tai (đê, đập) chưa được thi công, hoặc do vướng mắc công tác đền bù, giải phóng mặt bằng của các địa phương…

Ông Vũ Anh Tuấn - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn TKV, Trưởng ban chỉ đạo phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Tập đoàn TKV đánh giá: "Công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của Tập đoàn và các đơn vị thành viên trong năm 2022 đã có nhiều chuyển biến đáng ghi nhận theo hướng thực chất, hạn chế tối đã các thiệt hại, không có thiệt hại về người, chi phí chỉ bằng 5% so với năm 2021".

Đảm bảo an toàn trước mọi tình huống thiên tai

Mục tiêu được Tập đoàn TKV đặt ra trong năm 2023 là bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người, tài sản, vật kiến trúc của các đơn vị, và dân cư xung quanh (không gây ngập lụt các mỏ; chống sạt lở các bãi thải, bãi chứa quặng đuôi, đập, hồ chứa; không gây ngập lụt đến các khu dân cư do ảnh hưởng của khai thác mỏ).

Hạn chế thấp nhất các thiệt hại và sự cố do thiên tai gây ra; khắc phục nhanh chóng và ổn định sản xuất. Đẩy mạnh công tác phổ biến, tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ công nhân viên các đơn vị về những ảnh hưởng, tác động của biến đổi khí hậu, diễn biến phức tạp, khó lường, cực đoan trong công tác Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

Hội nghị tổng kết công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023 của Tập đoàn TKV

Đồng thời, chủ động triển khai công tác phòng chống thiên tai, lấy phòng làm chính, sẵn sàng ứng phó với các tình huống sự cố có thể xảy ra. Triển khai thực hiện đầy đủ, đúng tiến độ các công trình/công việc phòng chống thiên tai của đơn vị; chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư, trang bị, dụng cụ, thuốc y tế, nước uống... để sẵn sàng xử lý tình huống khi có sự cố do thiên tai gây ra, tham gia cứu nạn khi cần thiết. Ngoài ra, hiệp đồng chặt chẽ giữa các đơn vị trong TKV, chính quyền địa phương các cấp và các đơn vị khác trên địa bàn để xử lý các tình huống sự cố, thiên tai; tham gia cứu nạn theo sự chỉ huy của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp trên địa bàn.

Tổng hợp giá trị kế hoạch Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của các đơn vị thuộc Tập đoàn TKV năm 2023 dự kiến khoảng 300 tỷ đồng.

Năm 2023, dự báo tình hình diễn biến thời tiết sẽ còn nhiều phức tạp, khó lường. Do vậy, ông Vũ Anh Tuấn đề nghị các cán bộ, thành viên ban chỉ đạo và lãnh đạo, cán bộ làm công tác môi trường các đơn vị tập trung, nâng cao cảnh giác, chủ động nắm bắt diễn biến thời tiết; đẩy mạnh công tác tuyên tuyền nâng cao nhận thức cho người lao động về các diễn biến thời tiết, tầm quan trọng của công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; quan tâm phổ biến các quy định pháp luật, quy định về phòng chống thiên tai, phân tích cụ thể phương châm “từ xa, từ sớm, từ cơ sở” và “3 trước, 4 tại chỗ”; rà soát kiện toàn Ban chỉ đạo phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, phân rõ nhiệm vụ, trách nhiệm, đúng người đúng việc; xây dựng các phương án ứng phó trước mọi tình hình, diễn biến có thể xảy ra theo đúng quy định; thực hiện nghiêm túc công tác nạo vét, khai thông các suối thoát nước, thiết bị bơm thoát nước, rà soát các địa hình có nguy cơ thẩm thấu, sạt lở…

Năm 2023, công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cần được tăng cường hơn nữa, chủ động trong mọi trường hợp, giảm thiếu đến mức tối đa thiệt hại về người và thiết bị, kiểm soát tốt các nguy cơ đặc biệt là các vị trí trọng điểm, xung yếu chịu ảnh hưởng trực tiếp của thiên tai như khai trường khai thác than, khoáng sản, khu vực các cảng biển, chân bãi thải” – ông Tuấn nhấn mạnh.

Tiến Dũng

Tin cùng chuyên mục

Ngành điện miền Nam triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa tri ân khách hàng

Lợi nhuận như nước qua kẽ tay, Chủ tịch Phát Tiến trải lòng những gì?

UDIC đạt Danh hiệu TOP 20 Giải thưởng Sao Vàng đất Việt năm 2024

Vissan vinh dự nhận giải thưởng “Sao Vàng Đất Việt 2024”

Giám đốc kinh doanh Home Credit Việt Nam: Khách hàng là trọng tâm của mọi chiến lược

Công ty Thủy điện Sông Bung: Ứng dụng công nghệ giám sát máy biến áp theo thời gian thực

PC Thừa Thiên Huế: Thực hiện nhiều hoạt động ý nghĩa trong tháng Tri ân khách hàng

Vĩnh Phúc: Công ty cổ phần Hoàng Anh Agritech kỷ niệm 5 năm ngày thành lập

Petrolimex trao giải chương trình ‘Hóa đơn trao tay - Vận may bất ngờ’ khu vực Hà Nội, Hưng Yên và Bắc Ninh

Dược phẩm Napharco: Đem tới sản phẩm chất lượng chăm sóc sức khỏe Việt

Nhà máy Dược phẩm Napharco: Hiện đại hóa, tiên phong vì sức khỏe người Việt

13 kỹ sư EVNCPC được vinh danh 'Kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN' năm 2024

Cần rõ ràng các điều kiện về thuê bảo quản hàng dự trữ quốc gia

Hà Nội tôn vinh 109 doanh nhân, doanh nghiệp Thăng Long năm 2024

Nhiệt điện Phả Lại tổ chức ngày hội hiến máu nhân đạo hưởng ứng ''Tuần lễ hồng EVN lần thứ X''

Tôn Đông Á đạt giải Vàng Chất lượng Quốc gia

Mộc Châu Milk ứng dụng tiêu chuẩn quốc tế trong quản lý và chăn nuôi bò sữa

Chính thức cung cấp dịch vụ 5G tốc độ nhanh nhất hiện nay, VNPT bước vào không gian phát triển mới

Doanh nghiệp sữa Cô gái Hà Lan được Thủ tướng Chính phủ trao tặng Giải Vàng Chất lượng Quốc gia

EVN tiếp tục nâng cao chất lượng kinh doanh, dịch vụ khách hàng năm 2025