Thứ ba 24/12/2024 09:55

Tỉnh Yên Bái: Gần 150 tỷ đồng hỗ trợ xây dựng 3.022 căn nhà cho hộ nghèo

Giai đoạn 2023-2025, tỉnh Yên Bái sẽ hỗ trợ xây dựng 3.022 căn nhà, trong đó làm mới 2.351 căn và sửa chữa 671 căn cho các hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn.

UBND tỉnh Yên Bái vừa công bố Đề án Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo và hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023-2025. Theo đó, mục tiêu cụ thể của đề án là, tỉnh sẽ hỗ trợ xây dựng 3.022 căn nhà, trong đó làm mới 2.351 căn nhà và sửa chữa 671 căn nhà cho các hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn tỉnh.

Dự kiến, trong năm 2023, toàn tỉnh sẽ hỗ trợ làm mới và sửa chữa 1.598 căn nhà và năm 2024 dự kiến hỗ trợ làm mới và sửa chữa 1.424 căn nhà trên địa bàn tỉnh.

Giai đoạn 2016-2020, từ nguồn ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh và các nguồn lực lồng ghép, huy động xã hội hoá, toàn tỉnh Yên Bái đã hỗ trợ làm được hơn 7.000 căn nhà cho hộ nghèo

Tổng kinh phí thực hiện Đề án dự kiến 148.875 triệu đồng, trong đó kinh phí làm mới 2.351 căn nhà là 129.390 triệu đồng và kinh phí sửa chữa 671 căn nhà là 19.485 triệu đồng.

Với nguồn kinh phí này, nguồn ngân sách trung ương là 83.020 triệu đồng (chiếm 55,8%), kinh phí này sẽ từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số với 60.720 triệu đồng và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững với 22.300 triệu đồng; nguồn ngân sách địa phương và huy động hợp pháp khác là 65.855 triệu đồng (chiếm 44,2%)

Nguyên tắc hỗ trợ, mỗi hộ gia đình thuộc đối tượng hưởng hỗ trợ chỉ được hỗ trợ 1 lần trong giai đoạn 2023-2025; thực hiện chính sách hỗ trợ đúng quy định, đối tượng, công khai, dân chủ, công bằng, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Chia sẻ về sự cần thiết tại Đề án, ông Trần Huy Tuấn - Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cho biết: Những năm qua, địa phương đã triển khai thực hiện hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về hỗ trợ làm nhà ở cho hộ nghèo, trọng tâm là thực hiện hiệu quả Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015. Theo đó, địa phương đã ban hành các chính sách của tỉnh và tích cực huy động các nguồn lực xã hội để hỗ trợ làm nhà cho hộ nghèo.

Kết quả, giai đoạn 2016-2020, từ nguồn ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh và các nguồn lực lồng ghép, huy động xã hội hoá, toàn tỉnh Yên Bái đã hỗ trợ làm được hơn 7.000 căn nhà cho hộ nghèo, qua đó góp phần quan trọng cải thiện điều kiện về nhà ở cho hộ nghèo, giúp các hộ nghèo ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Tuy nhiên, theo đại diện UBND tỉnh Yên Bái, số lượng hộ nghèo khó khăn về nhà ở tại địa phương vẫn tiếp tục phát sinh hàng năm, do từ cuối năm 2021, nhà nước áp dụng chuẩn nghèo mới cho giai đoạn 2022-2025; một bộ phận hộ nghèo vẫn đang ở trong các căn nhà đã làm từ lâu bằng các vật liệu như tre, gỗ, tấm lợp xi măng nên sau một thời gian căn nhà sẽ dần bị xuống cấp, hư hỏng.

Trong khi đó, tại các vùng cao có tập quán duy trì các hộ gia đình nhiều thế hệ với số nhân khẩu lớn, những năm gần đây, các hộ này có xu hướng tách hộ, có quy mô nhỏ hơn cũng làm phát sinh thêm các hộ nghèo khó khăn về nhà ở.

Theo UBND tỉnh Yên Bái, rà soát của các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh thấy, tính đến hết tháng 3/2023, toàn tỉnh có 3.022 hộ nghèo có nhu cầu được hỗ trợ nhà ở

Giai đoạn 2021-2025, chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo đã được quy định tại Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Tuy nhiên, mức hỗ trợ kinh phí xây dựng, sửa chữa nhà theo quy định của các Chương trình trên còn thấp, cụ thể mức hỗ trợ xây mới nhà ở thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi từ ngân sách trung ương là 40 triệu đồng/ nhà xây dựng mới; mức hỗ trợ xây dựng mới nhà ở thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững từ ngân sách là 40 triệu đồng một nhà xây dựng mới và 20 triệu đồng với một căn nhà sửa chữa.

Mức kinh phí thấp dẫn đến khó khăn trong việc triển khai xây dựng, sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo đảm bảo các yêu cầu về chất lượng, diện tích theo quy định của các Chương trình, cần thiết phải hỗ trợ thêm các nguồn lực để triển khai thực hiện.

Đặc biệt, theo UBND tỉnh Yên Bái, rà soát của các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Yên Bái, tính đến hết tháng 3/2023, toàn tỉnh có 3.022 hộ nghèo có nhu cầu được hỗ trợ nhà ở, chia theo đối tượng thụ hưởng chính sách có 673 hộ nghèo và cận nghèo thuộc diện hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở theo Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025; 1.518 hộ nghèo thuộc diện hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở theo Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I giai: 2021-2025; có 831 hộ nghèo không đủ điều kiện hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở từ các chương trình nói trên, phải hỗ trợ từ nguồn ngân sách địa phương và các nguồn huy động hợp pháp khác.

Từ thực trạng trên, tỉnh Yên Bái kỳ vọng, Đề án Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo và hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023-2025 sẽ kịp thời hỗ trợ các hộ nghèo có điều kiện “an cư, lạc nghiệp”, ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế và vươn lên thoát nghèo bền vững, góp phần đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.

Giai đoạn 2016-2020, từ nguồn ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh và các nguồn lực lồng ghép, huy động xã hội hoá, toàn tỉnh Yên Bái đã hỗ trợ xây dựng được hơn 7.000 căn nhà cho hộ nghèo.

Nguyễn Hoà
Bài viết cùng chủ đề: giảm nghèo bền vững

Tin cùng chuyên mục

Đồng Tháp: 3 địa phương không chuyển đổi cơ cấu cây trồng năm 2025

Cần Thơ: Dự kiến hỗ trợ hơn 5 tỷ đồng cho 114 cán bộ dôi dư do tinh gọn

Đồng Tháp thu hút đầu tư 66 dự án, tổng vốn hơn 12.000 tỷ đồng

Hiệu quả vận hành hồ Thủy điện A Vương trong mùa mưa lũ năm 2024

Gia Lai: Học sinh hào hứng với nhiều trải nghiệm thú vị khi được hoá thân thành chiến sĩ

Ngành Công Thương Sơn La đề xuất 5 giải pháp chống lãng phí

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

Quảng Bình: Đảm bảo cung ứng nguồn hàng hoá an toàn cho thị trường Tết nguyên đán

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Thanh Hóa: Triển khai các giải pháp để tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,0% trở lên trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh