Thứ hai 18/11/2024 16:15

Tỉnh Trà Vinh: Vượt khó, “dệt lưới” an sinh qua hệ thống bưu điện

Được coi là điểm tựa an sinh bền vững, bảo hiểm xã hội xã hội, bảo hiểm y tế đang đến gần hơn với người dân trên địa bàn tỉnh Trà Vinh dù còn nhiều khó khăn.

Vận động “mưa dầm, thấm lâu

Cầm trên tay hai cuốn sổ bảo hiểm xã hội, khuôn mặt rạng rỡ tham gia Hội nghị tuyên truyền chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện của Bưu điện tỉnh Trà Vinh, bà Nguyễn Thị Bạch Vân (sinh năm 1968) cho biết, kinh doanh tự do, rồi tham gia công tác tại Hội phụ nữ trên địa bàn, vì thế để có một điểm tựa khi về già, phòng khi ốm đau có bảo hiểm y tế chi trả, năm 2021 bà quyết định tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. “Ngoài cuốn sổ bảo hiểm xã hội của mình, tôi còn đăng ký cho con trai sinh năm 2000 để thời gian tham gia chính sách của con được sớm hơn”- bà Vân phấn khởi tiết lộ.

Tại Hội nghị tuyên truyền của Bưu điện tỉnh Trà Vinh, chúng tôi còn được chứng kiến nhiều mong muốn có “một điểm tựa” của người dân nơi đây. Anh Lâm Thành Phước, sinh năm 2000, gương mặt trẻ măng, làm công việc tự do, thu nhập đủ trang trải cho bản than, hỗ trợ một phần cho gia đình. Qua tư vấn của cán bộ Bưu điện tỉnh Trà Vinh, anh cũng quyết định tham gia chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện. Theo anh Phước, mỗi tháng chỉ cần trích ra một khoản nhỏ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyệncũng không ảnh hưởng gì đến thu nhập, chi tiêu cá nhân lại còn yên tâm có khoản để dành cho tương lai.

Cán bộ Bưu điện tỉnh Trà Vinh tư vấn tham gia bảo hiểm xã hội cho bà con

Theo lãnh đạo Bưu điện tỉnh Trà Vinh, thời gian qua, được sự quan tâm của Đảng, chính quyền địa phương và sự phối hợp, hỗ trợ trực tiếp của cơ quan Bảo hiểm Xã hội địa phương, việc triển khai phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế hộ gia định qua hệ thống Bưu điện đã có thành quả ý nghĩa, góp phần quan trọng trong việc mở rộng vững chắc diện bao phủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tại Trà Vinh. Tính đến tháng 10/2022, toàn Bưu điện tỉnh Trà Vinh phát triển được 14.336 người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, đạt 54% kế hoạch năm; bảo hiểm hộ gia đình phát triển được 96.928 người tham gia, đạt 54% kế hoạch năm.

Để thực hiện đạt được những kết quả quan trên, Bưu điện tỉnh Trà Vinh đã triển khai đồng bộ các giải pháp có hiệu quả, như: Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội tham mưu cho UBND các cấp, các tổ chức đoàn thể vào cuộc mạnh mẽ, phát huy vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trong việc tổ chức triển khai thực hiện chính sách, pháp luật bảo hiểm xã hội đề ra mục tiêu phải hoàn thành phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội trong năm.

Đồng thời, Bưu điện tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt trong công tác tuyên truyền, vận động, thực hiện thường xuyên, liên tục, phong phú về hình thức và đổi mới về nội dung. Hình thức tuyên truyền không chỉ dừng lại ở việc phát tờ rơi mà mở rộng qua hình thức phát loa được thiết kế bằng các mẩu hội thoại thu hút người nghe, thuyết trình qua các hội thảo, tư vấn nhóm hay tư vấn 1-1, tạo được sự chuyển biến lớn về nhận thức trong cộng đồng dân cư và ý thức trách nhiệm của mỗi cấp, mỗi ngành, thấy được trách nhiệm thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế toàn dân gắn với các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương.

Bà Nguyễn Thị Bạch Vân yên tâm hơn khi có cuốn sổ bảo hiểm xã hội

Anh Nguyễn Minh Tuấn – Trưởng phòng kinh doanh Bưu điện tỉnh Trà Vinh cho biết, trước đây việc tuyên truyền chính sách của các bộ Bưu điện chủ yếu là phát tờ rơi, hiệu quả thấp, vì thế với định hướng từ cơ quan Bảo hiểm Xã hội, Bưu điện tỉnh đã tổ chức hội nghị tuyên truyền, mời bà con, trong đó có cả đồng bào Khmer đến trực tiếp để tư vấn được cặn kẽ, cụ thể về quyền lợi khi tham gia chính sách, tạo sự yên tâm cho bà con.

“Chúng tôi thực hiện phương châm mưa dầm thấm lâu, có nhiều bà con được cán bộ Bưu điện vận động trước khi tham dự tuyên truyền tại hội nghị, nên hiệu quả rất cao. Sau khi tham gia, hiểu rõ tính ưu việt của chính sách, bà con tiếp tục là cầu nối, tư vấn cho người thân, hàng xóm, bạn bè để "lưới" an sinh của Trà Vinh không ngừng mở rộng”- anh Tuấn cho hay.

Gỡ vướng, tăng cơ hội tiếp cận chính sách cho bà con

Tuy vậy, để duy trì tỷ lệ bao phủ bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Trà Vinh còn gặp một số khó khăn, vướng mắc trong thực hiện mục tiêu, đó là: Còn nhiều người dân chưa có cái nhìn đúng về chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, thời gian đóng 20 năm là quá dài so với ý kiến của đại đa số người dân, quyền lợi khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện còn hạn chế, mức hỗ trợ cho hộ nghèo và cận nghèo chưa thỏa đáng.

Chia sẻ về khó khăn trong vận động bà con tham gia chính sách, anh Nguyễn Minh Tuấn cũng cho rằng, tiếp xúc với bà con tham gia hội nghị tuyên truyền, hầu hết đầu mong muốn giảm thời gian tham gia đóng. Trên tinh thần này, cán bộ cũng cố gắng để tuyên truyền cho bà con về lộ trình giảm đóng bảo hiểm xã hội để bà con yên tâm.

Hội nghị tuyên truyền, tư vấn chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện của Bưu điện tỉnh Trà Vinh

Bên cạnh đó, theo anh Tuấn, hiện quy định mức đóng thấp nhất hiện nay đối với hộ gia đình bình thường là 297.000 đồng/tháng tăng hơn gấp đôi so với mức đóng cũ là 138.600 đồng/tháng điều này ảnh hưởng đến công tác vận động người dân tham gia bảo hiểm xã hội; gây khó khăn trong việc duy trì hộ nghèo, cận nghèo tham gia chính sách. Mặt khác, trình độ, chuyên môn của cán bộ tuyên truyền chính sách dù được tăng cường tập huấn, song vẫn còn nhiều hạn chế, trong khi công tác vận động, tư vấn bà con tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội mất nhiều thời gian hơn bảo hiểm khác.

Trước những khó khăn, từ góc độ dịch vụ thu của Bưu điện, anh Tuấn mong muốn, Nghị quyết số 28-NQ/TW, ngày 23/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội sớm tháo gỡ một số khó khăn để bà con có nhiều cơ hội tiếp cận chính sách an sinh của Đảng và Nhà nước, cũng như tạo điều kiện để cán bộ Bưu điện vận động bà con tham gia chính sách hiệu quả hơn. Trong đó, cần rút ngắn lộ trình tham gia từ 20 năm xuống 15 thậm chí 10 năm.

Ngoài quy định chính sách hộ nghèo được giảm 30%, cận nghèo 25%, đối tượng khác 10%... anh Tuấn ý kiến, phía chính quyền địa phương cần có thêm chính sách hỗ trợ thêm cho bà con, nhất là hộ nghèo, cận nghèo. Cùng với đó, “Bưu điện tỉnh Trà Vinh sẽ tiếp tục tuận huấn công tác chuyên môn, tuyền truyền cho đội ngũ cán bộ; đa dạng hình thức tuyên truyền, vận động từ việc tổ chức hội nghị, cán bộ Bưu điện sẽ về trực tiếp các xã ấp, đến từng nhà dân phát tờ rơi và mời bà con tham gia hội nghị tuyên truyền chính sách để phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội”- anh Tuấn nói.

Bảo Thoa
Bài viết cùng chủ đề: Bảo hiểm xã hội tự nguyện

Tin cùng chuyên mục

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Quảng Ninh chuyển mình mạnh mẽ với công nghiệp chế biến, chế tạo

Sơn La đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp xanh và bền vững

Bắc Ninh nỗ lực hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Quảng Ninh: Mở rộng thị trường, đa dạng nguồn khách du lịch

Lào Cai: Đề xuất 22 dự án ổn định dân cư tập trung cho 1.237 hộ vùng thiên tai khẩn cấp

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Tuyên Quang: Đẩy mạnh phát triển dịch vụ, thương mại và du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi

Cầu Hòa Sơn trị giá 540 tỷ đồng nối Bắc Giang với Thái Nguyên chính thức thông xe

Quảng Ninh: Doanh nghiệp chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh

Quảng Ninh chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt với dịch vụ công

Quảng Ninh vươn mình cùng hệ thống cảng biển hiện đại

Quảng Ninh: Thành công vượt bậc trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Độc đáo hoạt động thả diều nghệ thuật ở thị trấn Sông Đốc – Cà Mau

Long An: Sắp diễn ra Hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2024

TP. Cần Thơ: Vì sao thu hút đầu tư chưa xứng với tiềm năng?

Vĩnh Phúc: Tỷ lệ nội địa hoá với sản xuất xe máy tại Honda đạt 96%

Sắp diễn ra Hội chợ xúc tiến sản phẩm nông nghiệp, OCOP Yên Bái tại Hà Nội

Quảng Ngãi: Công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai tại núi Mang Kà Muồng

Điều động Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị giữ chức Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn