Thứ hai 16/12/2024 02:53

Tỉnh Quảng Ninh phấn đấu đến năm 2025, kinh tế số chiếm 25% GRDP

Quảng Ninh đặt mục tiêu đến năm 2025, kinh tế số sẽ chiếm 25% trong GRDP và đến 2030 chiếm 30%. Hiện thực mục tiêu này, tỉnh đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo.

Sau gần 3 năm triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ việc chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06), Quảng Ninh đã đạt gần 50% yêu cầu trên cả 3 trụ cột của chuyển đổi số là: Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số. Số dịch vụ công được cung cấp trực tuyến đạt trên 98,5%. Quảng Ninh là địa phương có tỷ lệ thanh toán trực tuyến qua cổng dịch vụ công quốc gia thuộc hàng đầu cả nước.

Đáng chú ý, trong 3 trụ cột của chuyển đổi số, lĩnh vực kinh tế số của Quảng Ninh đã đạt được nhiều bước tiến trong hoạt động thương mại điện tử, thanh toán trực tuyến… Đến hết tháng 9/2024, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã có hơn 3,4 triệu tài khoản cá nhân, gần 62.000 tài khoản doanh nghiệp; trong đó, có hơn 2,5 triệu tài khoản đang hoạt động, hơn 595.000 tài khoản mở bằng hình thức xác minh danh tính điện tử, nhận diện khách hàng bằng công nghệ AI dựa vào thông tin sinh trắc học, giấy tờ tùy thân... Bình quân toàn tỉnh có 2,5 tài khoản đang hoạt động/người dân từ 15 tuổi trở lên. Bên cạnh đó, toàn tỉnh còn có gần 802.000 tài khoản ví điện tử được sử dụng trên nền tảng di động được định danh qua số điện thoại chính chủ.

Những năm qua, tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều bước tiến trong hoạt động thương mại điện tử, thanh toán trực tuyến. Ảnh: Thùy Dương

Đến hết tháng 9/2024, theo số liệu thống kê, có 70% sản phẩm OCOP từ 3 sao của Quảng Ninh được quảng bá, kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử có tên tuổi của Việt Nam như: Voso, Postmart, Tiki… Sàn thương mại điện tử OCOP Quảng Ninh hiện giới thiệu và bán 393/393 sản phẩm OCOP từ 3 - 5 sao của tỉnh; ký kết hợp tác với các đối tác phân phối chuyên nghiệp, như: Giao hàng nhanh - GHN Express, giao hàng Viettel - Viettel Post, VNPT - VietNamPost... và thiết lập liên kết trên các sàn giao dịch điện tử lớn.

Trên địa bàn Quảng Ninh hiện có 19 chợ hạng I; 11 chợ hạng II và 13 chợ hạng III triển khai mô hình chợ 4.0; 100% các chợ trung tâm chấp nhận thanh toán các khoản phí, thanh toán hóa đơn điện, nước thông qua các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt; tỷ lệ số hộ kinh doanh tại chợ chấp nhận phương thức thanh toán không dùng tiền mặt đạt trung bình 83%...

Đồng thời, các địa phương cũng đang nghiên cứu mở rộng, phấn đấu triển khai hiệu quả tại 100% các chợ trên địa bàn trong năm 2025. Tỉnh Quảng Ninh cũng giao Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo các ngân hàng thương mại phối hợp thực hiện hướng dẫn các hộ kinh doanh tại các chợ khởi tạo và sử dụng mã QR để thực hiện thanh toán các giao dịch, đảm bảo kết nối, liên kết các tài khoản ngân hàng với ví điện tử của các đơn vị viễn thông được đồng nhất.

Cùng với mô hình chợ 4.0, hiện Quảng Ninh cũng đã triển khai thanh toán không dùng tiền mặt với kết quả 13/13 địa phương thực hiện chi trả qua tài khoản cho các đối tượng hưởng chính sách xã hội; doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình thanh toán tiền điện đạt 89,41%; doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình thanh toán tiền nước đạt 84,19%...

Trong lĩnh vực cung cấp xăng dầu, 100% cơ sở kinh doanh, bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh đã triển khai ít nhất 1 giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt khi thực hiện thanh toán mua bán xăng dầu, như: Thanh toán qua thẻ ngân hàng, QR code, ví điện tử hoặc thẻ xăng dầu.

Được biết, trong thời gian qua, cơ quan thuế tỉnh Quảng Ninh cũng đẩy mạnh triển khai giải pháp hóa đơn điện tử (HĐĐT) khởi tạo từ máy tính tiền. Tính đến nay, đã có 1.760/1.781 người nộp thuế (gồm doanh nghiệp, tổ chức và hộ kinh doanh) đã sử dụng HĐĐT từ máy tính tiền cho hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ đến người tiêu dùng đạt 98,82%.

Từ những kết quả bước đầu, kinh tế số đang được Quảng Ninh xác định là cơ hội để giải quyết các điểm nghẽn cũng như tạo đột phá trong phát triển, nâng cao chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh của tỉnh. Tỉnh phấn đấu đến năm 2030, tỷ trọng kinh tế số chiếm khoảng 35% GRDP…

Thái Bình
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Quảng Ninh

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ninh: Đào móng nhà, phát hiện quả bom nặng gần 230 kg tại Hạ Long

Kỷ niệm 30 năm vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận Di sản thiên nhiên thế giới

Tuyên Quang: Quyết liệt khắc phục những nội dung theo kết luận thanh tra ở Lâm Bình

Quảng Bình: Tập trung hỗ trợ triển khai thực hiện các dự án trọng điểm ở khu kinh tế, khu công nghiệp

Sân vận động Thanh Hóa là sân duy nhất trong cả nước để khán giả phải ngồi trên nền bê tông

Hà Nội thống nhất giảm 5 sở, sáp nhập 4 cơ quan báo chí

Đà Nẵng: Khi nào 2 dự án nhà máy xử lý rác đi vào hoạt động?

Năm 2025, Nam Định đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP trên 10%

Sắp diễn ra Giải Marathon quốc tế Di sản Cần Thơ năm 2024

TP. Cần Thơ: Sau tinh giản bộ máy, cán bộ dôi dư được hỗ trợ như thế nào?

Quảng Ninh: Gần 4 năm triển khai Nghị quyết số 01-NQ/TU góp phần đem lại diện mạo mới cho 'đất mỏ'

Thanh Hóa: Huyện Thạch Thành sắp có thêm mỏ đất rộng 13ha

Chợ An Đông - 'thủ phủ' thời trang tại TP. Hồ Chí Minh vắng khách dịp cuối năm

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Thanh Hóa: Hơn 1,7 tỷ đồng để cưỡng chế dự án trường tư thục vỡ nợ, phải đấu giá đến 19 lần

Tỉnh Quảng Ninh: Dấu ấn thành công từ ba đột phá chiến lược trong năm 2024

Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Hơn 14.000 người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động tại Bắc Ninh

Đà Nẵng: Hỗ trợ 20.000 người lao động hoàn cảnh khó khăn dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025