Tỉnh Đồng Nai tiên phong trong chuyển đổi số ngành nông nghiệp

Đồng Nai đang tích cực triển khai chuyển đổi số ngành nông nghiệp qua việc chú trọng nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin và xây dựng cơ sở dữ liệu toàn ngành.
Hoàn thiện hệ sinh thái cho chuyển đổi số nông nghiệp Việt Nam Hỗ trợ nông dân trong chuyển đổi số: Cần sự vào cuộc đồng bộ

Thực hiện chủ trương của Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về chuyển đổi số ngành nông nghiệp, Đồng Nai đang tích cực triển khai chuyển đổi số ngành nông nghiệp tỉnh nhà.

Cụ thể tỉnh Đồng Nai chú trọng từ nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin đến xây dựng cơ sở dữ liệu toàn ngành và là tỉnh thuộc tốp đầu cả nước trong hoạt động chuyển đổi số ngành nông nghiệp.

Tỉnh Đồng Nai tiên phong trong chuyển đổi số ngành nông nghiệp
Doanh nghiệp ngành nông nghiệp thực hiện chuyển đổi số (Minh họa)

Theo đó, ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Nai đã thực hiện việc xây dựng nền tảng dữ liệu số trong nhiều lĩnh vực. Đến nay, toàn tỉnh đang sử dụng 27 phần mềm/cơ sở dữ liệu ngành trong nhiều lĩnh vực gồm: Phát triển nông thôn và quản lý chất lượng nông - lâm - thủy sản; trồng trọt và bảo vệ thực vật; thủy lợi; thủy sản; lâm nghiệp; chăn nuôi và thú y; các phần mềm phục vụ công tác thanh tra, tổ chức quản lý, xử lý chồng chéo trong thanh - kiểm tra. Việc triển khai sử dụng các phần mềm, cơ sở dữ liệu ở một số lĩnh vực thuộc ngành đã góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước.

Về đầu tư hạ tầng số, nền tảng số cơ quan, về phòng máy chủ, ngành nông nghiệp tỉnh hiện có 5 phòng máy chủ phục vụ nhu cầu triển khai các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin kết nối vào mạng truyền số liệu chuyên dùng. Toàn ngành có 420 máy tính phục vụ nghiệp vụ hàng ngày với 100% cán bộ, công chức hành chính của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông được trang bị máy tính. 100% các phòng, ban chuyên môn và đơn vị trực thuộc sở điều kết nối mạng nội bộ, góp phần hình thành mạng riêng trong nội bộ để đảm bảo an toàn thông tin.

Về ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển Chính phủ điện tử, ngành nông nghiệp triển khai thông qua hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc trên hệ thống quản lý văn bản điều hành http://www.vpdt-snndn.gov.vn. 100% cơ quan, đơn vị thuộc ngành triển khai thực hiện chữ ký số và văn bản điện tử. Trang thông tin điện tử của Sở thường xuyên được cập nhật và đầy đủ các chức năng chính như: cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, thông tin liên hệ, các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực ngành...

Bên cạnh đó, từ năm 2013, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã triển khai phần mềm quản lý văn bản I-Office, đến nay phần mềm cơ bản đáp ứng các quy định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Nội vụ. Hiện nay, 100% văn bản (trừ văn bản mật) gửi cho các cơ quan nhà nước trong tỉnh đều được ký số và gửi hoàn toàn trên môi trường mạng thông qua trục liên thông của tỉnh. Tỷ lệ văn bản đến và đi được số hóa phục vụ tìm kiếm và xử lý thông tin văn bản đạt 100%.

Về triển khai một cửa điện tử, cung cấp/công bố dịch vụ công trực tuyến, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã sử dụng phần mềm Egov trong việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính và luân chuyển toàn bộ hồ sơ thủ tục hành chính giữa các bộ phận. Hiện có 93 thủ tục hành chính thuộc 12 nhóm lĩnh vực, trong đó có 86 thủ tục được vận hành trên môi trường điện tử, chiếm tỷ lệ 93% tổng số thủ tục hành chính; tỷ lệ hồ sơ tiếp nhận trong năm 2022 gần 1,9 ngàn hồ sơ, chiếm tỷ lệ 98,3%.

Tai hội nghị tham vấn ý kiến về triển khai nền tảng dữ liệu số về nông nghiệp, nền tảng truy xuất nguồn gốc tổ chức tại thành phố Biên Hòa vừa qua, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp đánh giá: Nếu như chuyển đổi số ở các ngành khác khó khăn một thì ở mảng nông nghiệp khó khăn nhân lên gấp nhiều lần. Trong đó, ngành nông nghiệp Đồng Nai thuộc top đầu cả nước triển khai chuyển đổi số và Đồng Nai đi tiên phong trong chuyển đổi số thì phải chấp nhận đương đầu với những khó khăn. Ngoài quyết tâm, tỉnh cần có những chế tài, cân đối lợi ích hài hòa và thể hiện được vai trò, lợi ích thì mới có thể thành công.

Cũng phát biểu tại hội nghị này, ông Võ Văn Phi, Phó chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai kỳ vọng vào thành công của công tác chuyển đổi số ứng dụng công nghệ thông tin. Đây chính là một trong những cầu nối để tỉnh hội nhập kinh tế quốc tế, đáp ứng với nhu cầu thị trường và Đồng Nai đã sẵn sàng và dự chi khoảng 2.000 tỷ cho vấn đề chuyển đổi số. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố nên vẫn chưa thể giải ngân được. Hy vọng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sớm triển khai thành công chuyển đổi sớm để Đồng Nai và các tỉnh có thể được kế thừa.

Theo Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Trần Lâm Sinh, ngành nông nghiệp rất tích cực triển khai chuyển đổi số, từ việc nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin đến xây dựng cơ sở dữ liệu toàn ngành. Đặc biệt, năm 2020, tỉnh tiên phong triển khai 2 dự án quản lý trang trại chăn nuôi thông qua phần mềm Te-food và truy xuất nguồn gốc sản phẩm từ động vật, đồng thời xây dựng danh mục các dự án đầu tư công phục vụ chuyển đổi số giai đoạn 2021 - 2025.

Theo tỉnh Đồng Nai, chuyển đổi số trong nông nghiệp là một tất yếu. Để chuyển đổi số trong nông nghiệp được thuận lợi cần sự vào cuộc, phối hợp của các cơ quan, ban ngành từ Trung ương đến địa phương và đặc biệt là người nông dân phải sẵn sang thay đổi tư duy, tiếp cận khoa học, công nghệ.

Phạm Kỳ
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Chuyển đổi số

Tin cùng chuyên mục

Bến Tre: Sắp tới ưu tiên thu hút đầu tư những dự án nào?

Bến Tre: Sắp tới ưu tiên thu hút đầu tư những dự án nào?

Sở Công Thương Bình Dương thông tin về kế hoạch di dời các khu công nghiệp

Sở Công Thương Bình Dương thông tin về kế hoạch di dời các khu công nghiệp

Hiện trạng dự án đập ngăn mặn  ở Nha Trang chậm tiến độ nhiều năm

Hiện trạng dự án đập ngăn mặn ở Nha Trang chậm tiến độ nhiều năm

Sóc Trăng: Đề nghị 28 địa phương gửi đăng ký nhu cầu sử dụng cát biển để san lấp

Sóc Trăng: Đề nghị 28 địa phương gửi đăng ký nhu cầu sử dụng cát biển để san lấp

Dự án nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4: Sẽ xử lý nghiêm hành vi cản trở thi công

Dự án nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4: Sẽ xử lý nghiêm hành vi cản trở thi công

Thái Bình: Giám đốc Sở Nội vụ Phạm Văn Nghiêm được bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh

Thái Bình: Giám đốc Sở Nội vụ Phạm Văn Nghiêm được bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh

TP. Cần Thơ: Nỗ lực

TP. Cần Thơ: Nỗ lực ''kép'' để phát triển ngành du lịch

Đắk Lắk: Đề xuất nâng cấp các tuyến đường Quốc lộ 26, 27, 29 chạy qua địa bàn

Đắk Lắk: Đề xuất nâng cấp các tuyến đường Quốc lộ 26, 27, 29 chạy qua địa bàn

Lâm Đồng: Tập đoàn Phương Trang đề xuất áp dụng cơ chế chia sẻ doanh thu đầu tư dự án cao tốc

Lâm Đồng: Tập đoàn Phương Trang đề xuất áp dụng cơ chế chia sẻ doanh thu đầu tư dự án cao tốc

Bà Rịa - Vũng Tàu: Phát triển Cái Mép - Thị Vải trở thành cảng quốc tế tầm cỡ thế giới

Bà Rịa - Vũng Tàu: Phát triển Cái Mép - Thị Vải trở thành cảng quốc tế tầm cỡ thế giới

Quảng Nam: Thị xã Điện Bàn đề xuất là nơi để xây dựng Đền thờ Vua Hùng

Quảng Nam: Thị xã Điện Bàn đề xuất là nơi để xây dựng Đền thờ Vua Hùng

Quảng Nam: Liên kết doanh nghiệp để dẫn dắt và ấp ủ tài năng khởi nghiệp

Quảng Nam: Liên kết doanh nghiệp để dẫn dắt và ấp ủ tài năng khởi nghiệp

Tuyên Quang: 5 sản phẩm được công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc năm 2024

Tuyên Quang: 5 sản phẩm được công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc năm 2024

Hưng Yên: Bí thư Huyện ủy huyện Tiên Lữ xin nghỉ hưu trước tuổi

Hưng Yên: Bí thư Huyện ủy huyện Tiên Lữ xin nghỉ hưu trước tuổi

Lào Cai: Rà soát, kiểm tra công trình cầu, ngầm tràn trước mùa mưa lũ

Lào Cai: Rà soát, kiểm tra công trình cầu, ngầm tràn trước mùa mưa lũ

Tuyên Quang: Siết chặt hoạt động nhập khẩu, kinh doanh xe máy điện, xe đạp điện

Tuyên Quang: Siết chặt hoạt động nhập khẩu, kinh doanh xe máy điện, xe đạp điện

Quảng Nam: Ra mắt bảo tàng đa dạng sinh học cấp tỉnh đầu tiên trong cả nước

Quảng Nam: Ra mắt bảo tàng đa dạng sinh học cấp tỉnh đầu tiên trong cả nước

Phát huy vai trò người có uy tín ở Thái Nguyên

Phát huy vai trò người có uy tín ở Thái Nguyên

Sóc Trăng: Gỡ khó cho dự án mạng lưới y tế cơ sở vùng khó khăn

Sóc Trăng: Gỡ khó cho dự án mạng lưới y tế cơ sở vùng khó khăn

Bà Rịa - Vũng Tàu: Vì sao PTSC dừng hoạt động Khu Nhà đổi ca 284 Nguyễn An Ninh?

Bà Rịa - Vũng Tàu: Vì sao PTSC dừng hoạt động Khu Nhà đổi ca 284 Nguyễn An Ninh?

Xem thêm