Tín hiệu lạc quan của nền kinh tế

Trao đổi với báo chí, TS. Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) - cho rằng, dù tăng trưởng quý I/2017 không được như kỳ vọng, song bức tranh kinh tế vẫn có nhiều điểm sáng, tạo tiền đề từ nay đến cuối năm.
Tín hiệu lạc quan của nền kinh tế
Môi trường kinh doanh ổn định là nhân tố chính hút vốn FDI trong 4 tháng đầu năm

Ông có thể cho biết, đâu là những điểm sáng trong bức tranh kinh tế từ đầu năm đến nay?

Theo tôi, kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì vững chắc, tăng trưởng xuất khẩu tương đối cao so với những năm trước, thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) tăng mạnh so với cùng kỳ. 4 tháng đầu năm, Việt Nam vẫn thu hút được 10,95 tỷ USD vốn FDI, tăng 40,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt, số DN đăng ký mới tiếp tục tăng cao, số vốn đăng ký mới và số đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân vào nền kinh tế tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là cơ sở quan trọng để chúng ta đạt được mức tăng trưởng cao hơn vào những quý tiếp theo.

4 tháng đầu năm, Việt Nam thu hút được 10,95 tỷ USD vốn FDI, tăng 40,5% so với cùng kỳ năm 2016.

Chính phủ đã định hình được định hướng tái cơ cấu kinh tế trong thời gian tới là tập trung đổi mới mô hình tăng trưởng, đặc biệt là cải cách thể chế. Cải cách thể chế nhấn mạnh vào các loại thị trường, nhân tố sản xuất - các yếu tố có vai trò quyết định trong phân bổ, sử dụng nguồn lực.

Một trong những kết quả khả quan của nền kinh tế là thu hút đầu tư FDI tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2016. Theo ông, yếu tố nào khiến vốn FDI tăng cao?

Thu hút FDI tăng mạnh những tháng đầu năm do môi trường đầu tư của Việt Nam thời gian qua liên tục được cải thiện, với việc sửa đổi của nhiều luật quan trọng, tác động tích cực đến môi trường kinh doanh như Luật DN (sửa đổi), Luật Đầu tư (sửa đổi). Ngoài ra, Việt Nam có lợi thế về thị trường tiêu thụ rộng lớn với hơn 90 triệu dân và lao động giá rẻ.

Việt Nam đang hội nhập sâu rộng với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới với hàng loạt các FTA song phương và đa phương, nên hàng hóa sản xuất tại Việt Nam có thể dễ dàng xâm nhập vào các thị trường lớn trên thế giới. Đây là những yếu tố quan trọng giúp Việt Nam đang trở thành điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư nước ngoài.

Theo ông, cần triển khai những giải pháp gì để đạt được mục tiêu tăng trưởng đề ra là 6,7% trong năm 2017?

Vấn đề đáng quan ngại nhất trong những tháng đầu năm là tăng trưởng kinh tế không đạt được mục tiêu đề ra và có xu hướng giảm dần. Trong khi, đối với Việt Nam- một nước đang phát triển - chỉ tiêu tăng trưởng lại rất quan trọng. Nếu muốn nâng cấp trình độ tăng trưởng và đuổi kịp các nước, tăng trưởng GDP phải đạt 7-8%/năm và liên tục trong vòng 20 năm tới thì mới có cơ hội rút ngắn khoảng cách và đuổi kịp các nước phát triển.

Để đạt được mức tăng trưởng cao hơn trong thời gian tới, cần tập trung vào một số giải pháp, trước hết, thay đổi tư duy và phương thức điều hành nền kinh tế. Nên tập trung vào những giải pháp cải thiện phía cung để nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sử dụng nguồn lực hơn là điều hành để gia tăng số lượng đầu tư, tăng lượng sử dụng lao động hoặc khai thác tài nguyên.

Xin cảm ơn ông!

Nguyễn Hòa (ghi)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu gỗ khởi sắc nhưng vẫn đối mặt nhiều nỗi lo

Xuất khẩu gỗ khởi sắc nhưng vẫn đối mặt nhiều nỗi lo

Lượng tồn kho đang cạn dần, giá cà phê xuất khẩu bật tăng

Lượng tồn kho đang cạn dần, giá cà phê xuất khẩu bật tăng

Giá sắn xuất khẩu tăng 18% trong 4 tháng

Giá sắn xuất khẩu tăng 18% trong 4 tháng

Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam: Đề xuất có bản bằng tiếng Anh

Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam: Đề xuất có bản bằng tiếng Anh

Phải thiết lập đường dây nóng tại chợ, trung tâm thương mại để tiếp nhận phản ánh của người tiêu dùng

Phải thiết lập đường dây nóng tại chợ, trung tâm thương mại để tiếp nhận phản ánh của người tiêu dùng

Việt Nam nhập gần 4 triệu tấn thép cán nóng sau 4 tháng, gấp 1,5 lần sản xuất trong nước

Việt Nam nhập gần 4 triệu tấn thép cán nóng sau 4 tháng, gấp 1,5 lần sản xuất trong nước

Cơ quan, tổ chức được ủy quyền đã cấp 1.508.142 bộ C/O ưu đãi, trị giá 86,1 tỷ USD

Cơ quan, tổ chức được ủy quyền đã cấp 1.508.142 bộ C/O ưu đãi, trị giá 86,1 tỷ USD

Thái Bình: Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, quảng bá, giới thiệu sản phẩm địa phương

Thái Bình: Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, quảng bá, giới thiệu sản phẩm địa phương

Bộ Công Thương Việt Nam luôn quan tâm các hoạt động xúc tiến thương mại với thị trường Kazakhstan

Bộ Công Thương Việt Nam luôn quan tâm các hoạt động xúc tiến thương mại với thị trường Kazakhstan

Ngành cao su đối diện với những thách thức gì từ Quy định chống phá rừng của EU?

Ngành cao su đối diện với những thách thức gì từ Quy định chống phá rừng của EU?

Khai thác tối đa tiềm năng hợp tác hàng không Việt Nam – Kazakhstan

Khai thác tối đa tiềm năng hợp tác hàng không Việt Nam – Kazakhstan

Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn: Cơ hội để các địa phương quảng bá sản phẩm truyền thống

Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn: Cơ hội để các địa phương quảng bá sản phẩm truyền thống

"Cầu nối" thúc đẩy xúc tiến thương mại, hợp tác đầu tư Việt - Lào

"Cầu nối" thúc đẩy xúc tiến thương mại, hợp tác đầu tư Việt - Lào

Giá cà phê Robusta tăng, thị trường cà phê diễn biến ra sao?

Giá cà phê Robusta tăng, thị trường cà phê diễn biến ra sao?

Đề nghị doanh nghiệp rà soát xuất khẩu thép không gỉ cán nguội sang Hàn Quốc

Đề nghị doanh nghiệp rà soát xuất khẩu thép không gỉ cán nguội sang Hàn Quốc

Những mặt hàng công nghiệp chế biến đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD

Những mặt hàng công nghiệp chế biến đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD

Khai mạc Hội chợ xúc tiến thương mại nông nghiệp, sản phẩm OCOP Hà Nội năm 2024

Khai mạc Hội chợ xúc tiến thương mại nông nghiệp, sản phẩm OCOP Hà Nội năm 2024

Trung Quốc và Lào là 2 thị trường xuất khẩu ớt chính của Việt Nam

Trung Quốc và Lào là 2 thị trường xuất khẩu ớt chính của Việt Nam

Phát triển bền vững logistics và thương mại điện tử: 3 yếu tố mấu chốt

Phát triển bền vững logistics và thương mại điện tử: 3 yếu tố mấu chốt

Hà Nội: Kết nối tiêu thụ sản phẩm cho các doanh nghiệp, hợp tác xã

Hà Nội: Kết nối tiêu thụ sản phẩm cho các doanh nghiệp, hợp tác xã

Xem thêm