Thứ bảy 30/11/2024 11:33

Tín dụng tăng 10% song sức hấp thụ vốn vẫn còn yếu

Ngân hàng Nhà nước cho biết, đến hết tháng 10, tín dụng đã tăng trên 10%, tuy nhiên sức hấp thụ vốn tín dụng của doanh nghiệp và người dân còn thấp.

Lãi vay giảm thêm 0,76% trong 10 tháng

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng vừa báo cáo gửi các đại biểu Quốc hội về một số nội dung liên quan đến nhóm vấn đề chất vấn tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Bà Hồng là một trong 3 “tư lệnh” ngành sẽ đăng đàn trả lời chất vấn tại kỳ họp này.

Theo báo cáo về điều hành lãi suất, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, năm 2023, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh giảm liên tục 4 lần các mức lãi suất với mức giảm 0,5 - 2 điểm %. Từ việc điều chỉnh trên đã định hướng giảm mặt bằng lãi suất cho vay của thị trường, tăng khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp và người dân.

Tiếp đó, 10 tháng qua, Ngân hàng Nhà nước giữ nguyên lãi suất điều hành nhằm tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng tiếp cận nguồn vốn với chi phí thấp. Đồng thời, đơn vị này tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí hoạt động để giảm lãi suất cho vay; báo cáo và công bố công khai mức lãi suất cho vay bình quân, chênh lệch lãi suất tiền gửi... Theo đó, mặt bằng lãi suất giảm khoảng 2,5% trong năm 2023 và tính đến 20/10/2024 tiếp tục giảm 0,76%/năm so với cuối năm 2023.

Đến ngày 31/10/2024, tăng trưởng tín dụng đạt 10,08% so với cuối năm 2023. Ảnh: Lê Na

Về điều hành tăng trưởng tín dụng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, năm nay, Ngân hàng Nhà nước định hướng mức tăng trưởng tín dụng khoảng 15%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế.

“Tín dụng tăng trưởng phù hợp với chỉ tiêu định hướng đầu năm, đáp ứng nhu cầu vốn cho tăng trưởng kinh tế và phù hợp với mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát” - báo cáo nêu.

Năm 2022, tín dụng tăng 14,18%; năm 2023 tăng 13,78%; đến ngày 31/10/2024, tăng trưởng tín dụng đạt 10,08% so với cuối năm 2023, tăng 16,65% so với cùng kỳ 2023.

Với tỷ giá, nhìn chung, giai đoạn từ 2022 đến tháng 10/2024, mặc dù thị trường tài chính thế giới có nhiều biến động nhưng tỷ giá USD/VND về cơ bản diễn biến linh hoạt, phù hợp với điều kiện thị trường, thị trường ngoại tệ duy trì ổn định, thanh khoản thị trường thông suốt. Một số giai đoạn, đồng tiền của nhiều nước trong khu vực biến động rất mạnh trước các áp lực trên thị trường tài chính thế giới nhưng mức mất giá của VND so với USD phù hợp và tương đối ổn định so với xu hướng chung của các đồng tiền.

Theo Ngân hàng Nhà nước, thị trường tiền tệ, ngoại hối ổn định, hệ thống các tổ chức tín dụng hoạt động an toàn sau sự cố rút tiền hàng loạt chưa từng có tiền lệ trong lịch sử.

Điều hành chính sách tiền tệ còn nhiều thách thức

Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, lạm phát giảm chưa bền vững và tiềm ẩn rủi ro áp lực tăng trong bối cảnh độ mở nền kinh tế Việt Nam rất lớn. Bên cạnh đó, cơ quan này cho rằng, việc thực hiện chủ trương tiếp tục giảm lãi suất trong thời gian tới là rất khó khăn.

Nguyên nhân là lãi suất cho vay đã có xu hướng giảm sâu thời gian qua. Đồng thời, nhu cầu vốn tín dụng đang có xu hướng tiếp tục tăng, thời gian tới sẽ áp lực đối với mặt bằng lãi suất.

Ngoài ra, trước sức ép tỷ giá từ thị trường quốc tế khiến việc giảm lãi suất VND trong nước càng gia tăng áp lực lên tỷ giá và thị trường ngoại tệ trong nước cũng ảnh hưởng đến việc giảm lãi suất.

Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, sức ép cung ứng vốn của hệ thống các tổ chức tín dụng đối với nền kinh tế vẫn còn lớn, kể cả vốn trung dài hạn trong bối cảnh huy động vốn từ thị trường trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán gặp nhiều khó khăn.

“Điều này tiềm ẩn rủi ro kỳ hạn, rủi ro thanh khoản lớn đối với hệ thống ngân hàng huy động ngắn hạn cho vay trung dài hạn” - báo cáo nêu rõ.

Bên cạnh đó, cơ quan này nhận định sức hấp thụ vốn tín dụng của doanh nghiệp và người dân còn thấp. Sau khi chịu tác động bởi đại dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp thu hẹp hoặc ngừng sản xuất do thiếu đơn hàng, giải thể, đóng cửa, sức khỏe tài chính bị giảm sút; đồng thời xu hướng thắt chặt, cắt giảm chi tiêu của người dân dẫn đến cầu tín dụng thấp; một số nhóm khách hàng có nhu cầu tín dụng nhưng chưa đáp ứng điều kiện vay vốn hoặc giải ngân vốn vay do vướng mắc về thủ tục pháp lý của dự án năng lực tài chính suy giảm, mất cân đối dòng tiền, thiếu phương án sản xuất kinh doanh khả thi,…

Với những khó khăn, thách thức này, các tổ chức quốc tế như IMF, WB, AMRO đều nhận định dư địa nới lỏng chính sách tài chính của Việt Nam hiện rất hạn hẹp và khuyến nghị Việt Nam cần tận dụng dư địa tài khóa còn nhiều để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục bám sát diễn biến thị trường, tình hình kinh tế trong và ngoài nước để điều hành chính sách tiền tệ kịp thời.

Cơ quan này sẽ điều hành các công cụ chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô, góp phần ổn định thị trường tiền tệ, sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống tài chính tín dụng, hỗ trợ điều hành chính sách tiền lệ.

Ngoài ra, cũng điều hành lãi suất, tỷ giá phù hợp với cân đối vĩ mô, lạm phát và mục tiêu chính sách tiền tệ; tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí để giảm mặt bằng lãi suất cho vay.

Ngân Thương
Bài viết cùng chủ đề: Tăng trưởng tín dụng

Tin cùng chuyên mục

Mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15% không còn xa vời

Lợi nhuận bứt phá của FPT Shop khiến giới phân tích tăng dự phóng thêm 50%

Công ty Du lịch Thành Thành Công ‘hút' 500 tỷ đồng trái phiếu

MB cùng KiotViet đem lại giải pháp tài chính toàn diện tiếp sức cho hộ kinh doanh mùa Tết 2025

Cổ phiếu HVN 'cất cánh': Giá trị phản ánh sự chuyển mình của Vietnam Airlines

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): chi trả hơn 745 tỷ đồng cổ tức bằng tiền trong tháng 12/2024

Lãi suất tiền gửi tiếp tục tăng, Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo ‘nóng’

Kỳ vọng thị trường M&A được kích hoạt mạnh mẽ trong năm 2025

Đề xuất hỗ trợ các dự án 'nâu' tiếp cận tài chính xanh để chuyển đổi sang dự án 'xanh'

Cổ đông ngân hàng đón tin vui dịp cuối năm

'Bệ phóng' tài chính xanh: Đưa Việt Nam đến tăng trưởng bền vững

NCB tăng gấp đôi vốn điều lệ, lên gần 11.800 tỷ đồng

Thúc đẩy tài chính xanh, hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam

Tổng thuật: Tọa đàm 'Thúc đẩy tài chính xanh, hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam'

Phối hợp đảm bảo an ninh an toàn lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng, tài chính quốc gia

Thống đốc Ngân hàng giao nhiệm vụ cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong giai đoạn mới

Sắp diễn ra tọa đàm 'Thúc đẩy tài chính xanh - Hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam'

Cổ phiếu của Quốc Cường Gia Lai tăng trần sau tin bà Nguyễn Thị Như Loan được tại ngoại

Thúc đẩy tài chính xanh sẽ là "con đường" cho mục tiêu Net Zero

Sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Phương án nào là phù hợp?